Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


không đề Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



không đề Flags_1



2 posters

    không đề

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    không đề Empty không đề

    Bài gửi by Admin 10/11/2009, 9:18 am

    Bách Việt 18.
    Nguồn http://vnthuquan.net/diendan/

    Thêm một chi tiết trong giải mã câu chuyện An Dương Vương:
    Câu chuyện kết thúc với việc Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự tử và tương truyền ngọc trai biển (do Mỵ Châu hoá thành) rửa ở giếng này sẽ rất sáng. Trong Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ XVII) về việc này có câu:
    Vì chưng duyên cũ vợ chồng
    Hiệu Tẩy Chu tỉnh ở trong Loa Thành.

    "Tẩy Chu tỉnh" chính là giếng ngọc (giếng rửa hạt châu).
    Như vậy Mỵ Châu hoá thân thành hạt châu, và chữ châu ở đây còn gọi là Chu như trong câu thơ trên. Điều này hoàn toàn phù hợp với giải thích Mỵ Châu là con gái vua Chu trong Sử thuyết họ Hùng.
    Dùng nước giếng để rửa châu cũng ám chỉ chữ "Thuỷ" là nước trong Trọng Thuỷ. Nước giếng là hình tượng của Trọng Thuỷ, ngọc châu là Mỵ Châu. Thuỷ cũng là chỉ phương Bắc, như trong tên của Tần Thuỷ Hoàng.
    Câu chuyện An Dương Vương đúng là đã gói một giai đoạn lịch sử rất dài của dân Hoa Việt, từ:
    - nhà Thương sang nhà Chu: An Dương Vương kế Hùng Vương. Rồi việc sứ giả Thanh Giang trao cho Thục Vương Qui Tàng Dịch (móng của Kinh Qui).
    - xây dựng nhà Chu: qua việc Cao Lỗ xây thành Cổ Loa.
    - nhà Chu sang nhà Tần: với chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, hay giữa con gái vua Chu (vua Chủ Cổ Loa) và chàng rể phương Bắc.

    ...........................................................
    lời của NQN


    Bạn Bách Việt 18 và bạn đọc thân ,

    Truyền thuyết lịch sử Việt nếu đọc bằng mắt thì chỉ thấy đúng là ...thần thoại nhưng khi đọc bằng ‘tâm’ sẽ lãnh hội được ý nghĩa thâm trầm sâu sắc của 1 lịch sử buộc phải ẩn dấu , 1 lịch sử nếu muốn lưu truyền buộc phải hóa thân nấp bóng yêu ma ...., thần thọai cứ tồn tại cho đến lúc những thông tin thực của 1 thời lịch sử bi tráng lộ ra khi ai đó biết lấy nước (thủy ) rửa sạch lớp vỏ yêu ma bên ngoài viên ngọc (Mỵ) châu .
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    không đề Empty Re: không đề

    Bài gửi by Bách Việt 18 13/11/2009, 10:42 pm

    Xin trích tiếp một đoạn trong Thiên Nam ngữ lục về "Thục Kỷ - An Dương Vương":
    Thủa ấy có An Dương Vương
    Người quê Ba Thục ở đàng phương tây
    Anh hùng trí lực ai tày
    Mới sai trấn cõi giáp rày Văn Lang.
    Dòm Hậu Hùng nghiệp trễ tràng
    Lăm le ý sắm mở mang xa gần
    Vân Nam bèn mới dấy quân
    Của mượn tượng mã, lưới ngăn nhân tài.

    Như vậy ở thế kỷ XVII người ta vẫn xác định An Dương Vương người nước Thục ở phương Tây, dấy binh đánh Hùng Vương từ Vân Nam. Thế mà chẳng hiểu sao thời nay các sử gia lại đoán già đoán non là nước Thục của An Dương Vương gốc ở Cao Bằng, cố tình lờ đi sự đồng nhất về văn hoá và khảo cổ của vùng Vân Nam, Quảng Tây với Bắc Việt (trống đồng) trong thời Hùng Vương.

      Hôm nay: 20/5/2024, 2:09 am