Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


ABC sử địa Hùng Việt – bài 3 Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



ABC sử địa Hùng Việt – bài 3 Flags_1



    ABC sử địa Hùng Việt – bài 3

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    ABC sử địa Hùng Việt – bài 3 Empty ABC sử địa Hùng Việt – bài 3

    Bài gửi by Admin 13/2/2022, 10:21 am

    Đại Nam nhất thống chí viết….“Ở địa phận Đà Bắc, gần châu lị, đằng trước trông ra sông Đà, có núi Long Môn, tên nữa là núi Thác Bờ, đá núi chắn ngang nửa dòng sông, thế nước xoáy mạnh ầm ầm, trông rất dữ dội”… (Đà Bắc nay là tỉnh Hoà Bình).
    Kinh Thư do Khổng Tử san định viết vua Đại Vũ cho đục bạt cả 1 nửa Long môn sơn để khai thông dòng chảy; nước thoát đi công cuộc trị thủy thành công ,
    Vua Vũ đã hoàn thành việc tái tạo lãnh thổ hữu Hùng quốc sau cơn đại hồng thủy tiếp sau chương Vũ phu thổ trong kinh Thư viết Đại Vũ chia đất Thiên hạ thành 9 châu, phía đông là biển .
    Sách Giao Châu ký viết :Giao châu “Có Long Môn (Cửa Rồng) nước sâu trăm tầm (phép đo đời nhà Chu 5 thước là một tầm), cá lớn vượt lên được đó thì thành rồng”.
    Theo Quế Đường Lê Quý Đôn :… Núi Ngải, ngó xuống sông Đà. Bờ bên kia là xứ Ngôi Lạt. Tương truyền trên núi có thứ cây ngải tiên, về mùa xuân hoa trôi xuống sông, đàn cá nào hớp được là lên được Long Môn hóa rồng.
    Qua những đoạn trích dẫn nhận ra : Tích cá vượt Vũ môn hóa rồng là tích cổ của kho tàng văn hóa Việt , Long Môn hay Vũ Môn chính là thác Bờ trên sông Đà nơi vua Đại Vũ trị thủy, khơi thông dòng Hắc Thủy (tên khác của sông Đà) ở thời lập nước họ Hùng . 
    Vũ môn là thác Bờ chắn dòng Hắc thủy nay là sông Đà thì vua đại Vũ thuộc dòng giống nào đã rõ khỏi phải bàn thêm …
    Sử sách viết Đại Vũ Kinh dương vương thứ III kết duyên cùng Long Nữ là nói đến việc hợp nhất 2 miền : Tây của Tốn vương Sơn thánh và Đông của Long nữ con gái Động đình hồ quân . Tản – Tốn là quẻ Dich trấn phía Tây chỉ cộng đồng dân cư phía Tây Thiên hạ , Động đình hồ là cái hồ lớn ở phía Đông , Long là quẻ Thìn hay Chấn chỉ dân cư gần biển phía Đông Thiên hạ .
    Sau tiến trình mở rộng đất nước theo chiều Bắc – Nam chủ yếu ở thời Nghiêu – Thuấn , việc se duyên Tản viên – Đại vũ và Long nữ hay Đồ sơn thị thực ra là nói đến việc mở rộng đất nước theo chiều Đông Tây ; ngang từ sông Cửu long kéo tới Quảng Đông ngày nay .
    Đại vũ nhiều tư liệu chép là Hạ vũ hàm ý ông là vương tổ nhà Hạ là không đúng ,Theo Sử thuyết Hùng Việt thì vua kiến lập nhà Hạ là đế Khải , khải là kí âm từ khởi tiếng Việt nghĩa là bắt đầu – khởi đầu ý nói nhà Hạ triều số 1 của vương quốc Thiên hạ còn danh xưng Đại Vũ – ông vua lớn là ý nói ông là vương tổ của mọi triều đại không riêng nhà Hạ . tức tôn vinh Đại vũ là vương tổ của vương quốc họ Hùng .
    Đế Khải tư liệu Việt goi là Lạc long quân tức quân trưởng của 2 cộng đồng : Lạc chỉ người bên cha Kinh Dương vương và long chỉ cộng đồng bên mẹ Long nữ hay Long mẫu . Lạc long quân theo nhà nghiên cứu Bách Việt Trùng cửu được thờ với danh hiệu : Vua cha Bát hải Động đình (hồ ?); Bát hải theo Dịch học nghĩa là Biển Đông cùng 1 nghĩa với Động đình hồ .
    Đế Khải đày Hữu Hổ thị đến sống ở 4 phương thiên hạ gọi là Tứ Di còn người theo vua sống ở đất Giữa hay Giao chỉ gọi là Hoa Hạ . Di nghĩa là dời đi không mang nghĩa xem nhẹ khinh miệt về sau .
    Đế Khải lấy đất của Hữu Hổ thị lập kinh đô đầu tiên của nhà Hạ là An ấp , An ấp đầy đủ phải viết là ‘đại ấp An’ , đại ấp là cái ấp lớn đồng nghĩa với làng Cả hay Bồ bản ̉ sau này gọi là Thủ đô – Kinh đô . Nhà Hạ gián đoạn 1 thời gian do bị Hậu Nghệ cướp ngôi , hậu cũng là chúa , nghệ chỉ xứ Nghệ như thế …phải chăng Hậu Nghệ là chúa xứ Nghệ và An ấp xưa chính là xứ Nghệ (Nghệ an – Hà tĩnh) ngày nay ?.
    Nhà Hạ sau trung hưng định đô ở Dương thành , Sử thuyết Hùng Việt cho kinh đô nhà Hạ trung hưng chính là Dương thành ở Quảng châu Quảng Đông ngày nay .
    Thực vô cùng hiếm như trường hợp kinh đô Dương thành , mấy ngàn năm qua bao dâu bể mà Dương thành vẫn y nguyên Dương thành , hiếm hơn nữa cư dân kinh đô Dương thành xưa nay vẫn còn đó , dòng giống này chính là người Hẹ ngày nay , Hẹ chính là Hạ vậy , Bọn đểu cáng đổi Hẹ – Hạ thành ‘Khách gia’ nhằm đánh lạc hướng tráo đổi lịch sử , người Hẹ- Hạ đang là chủ nhân chính gốc kinh đô Dương thành mấy ngàn năm bỗng chốc trở thành khách ở nhờ …ngay trong nhà mình . Dương thành họ đổi thành Ngũ dương thành …thành phố 5 con dê …hết biết .
    Thật lạ khi nhiều người dế dàng chấp nhận vùng Cối kê ở Triết giang xưa là đất vua nhà Hạ ban cho con cháu ,sau này thành ra nước Việt của Việt vương câu tiễn nhưng khi nghe nói Dương thành ở Quảng châu ngày nay là Dương thành kinh đô nhà Hạ trung hưng thì lập tức phản đối ….không thể chấp nhận…. , tại sao?.
    Sách vở viết 2 chữ Dương thành rõ ràng vậy tráo trở Dương thành với Lạc dương thành sao được .Về địa lí Sự liên kết An ấp , Dương thành và đất Cối kê 3 nơi trong 1 đất nước xem ra hợp lí hơn nhiều nếu liên kết Cối kê và thành Lạc dương ở Hoàng hà vì ngoài ngăn sông cách núi, về chủng tộc người Hoàng hà xưa thuộc chủng Mongoloid còn người Côi kê Hoa Nam chủng Nam Mongloid ,vì thuộc về 2 chủng tộc khác nhau nên không thể nào cùng chung 1 cái nôi , 1 quê cha đất tổ ,1 khởi nguồn văn hóa .
    Thiên Vũ cống nói đến nhiều thứ rất xa lạ với vùng Hoàng hà cá́i nôi của dân Tàu .
    Phía Đông 9 châu nhà hạ là Biển nhưng theo các sử quan Tàu thì đất đai nhà Hạ nằm rất sâu trong lục địa , vậy là sao ?
    Sản vặt làm bằng ngà voi , tre bương , loài rùa lớn miền Cửu giang … toàn là những thứ vùng Hoàng hà không có ,riêng rùa lớn là loài chỉ có ở Trường giang , đặc biệt thiên Vũ cống đã nói đến ruộng muối , phía Bắc Trung quốc bên bờ Hoàng hà không nước biển không nắng gắt thì làm sao có thể làm muối ,về vận tải chủ yếu bằng thuyền… phương tiện rất xa lạ với giống người thảo nguyên suốt ngày dong ruổi trên mình ngựa .
    Tóm lại đất đai nhà Hạ ở nơi khác không ở chỗ mà sử quan người Tàu muốn .
    Tiếp nối nhà Hạ là Nhà Thương và nhà Ân .
    về nhà Thương và Ân có 2 luồng ý kiến khác nhau
    Có người cho Thương và Ân là 2 triều đại nối tiếp nhau nhưng cũng có người coi Thương và Ân là 2 thời kì của 1 triều đại.
    Sử thuyết Hùng Việt cho thực ra không có nhà Ân mà chỉ có triều Ân Thương tức triều Thương thứ II , Ân hay Ơn là từ đồng nghĩa của nhị , số 2 .
    Thoáng qua thì thấy vậy nhưng sự việc không hề đơn giản , rõ ràng vua Bàn Canh là vua nhà Thương nhưng khi thiên cư vượt Hà sang phía Nam nay thì chỉ có vua và quân lính dẫn 1 số dân đi , qúy tộc nhà Thương phản đối chủ trương dời đô và ở lại đất cũ nhất định không di cư., xét ra chỉ mình vua và lính thì khó có thể coi là sự tiếp nối triều đại để gọi là triều Ân Thương tức Thương thứ II .
    Còn gọi là nhà Ân với nghĩa Ân – ơn là thứ II thì bản thân danh xưng triều đại không có nghĩa nếu đứng riêng 1 minh..
    Sử chép …Thành Thang vua kiến lập triều Thương đã phong con trai thứ làm vua nước Sùng . Nước Sùng là nước của ông Cổn cha Đại Vũ , ông Cổn đã thất bại trong việc trị thủy sau đó con ông là Đại vũ tiếp tục công việc và đã thành công…, từ thông tin này suy ra Đại vũ trị thủy ở sông Đà thì nước Sùng của ông Cổn cũng ở nơi đấy .
    Thông tin … Giao chỉ đời nhà Thương là nước Sùng giúp sáng tỏ vị trí 5 đời Sùng chúa : Sùng Nghiêm , Sùng Tôn , Sùng Huề , Sùng Quyền và Sùng Cầm trong tư liệu lịch sử Việt . Sử thuyết Hùng Việt cho Sùng Lãm trong tư liệu lịch sử Việt là chúa sau cùng của dòng Sùng Cầm , Sử Trung hoa gọi là Sùng hầu Hổ . Sùng Lãm – Sùng hầu Hổ là Bắc bá hầu của nhà Thương Ân ngang cơ với Tây bá hầu Cơ Xương sau là Châu Văn vương Thiên tử của Thiên hạ .
    Hiện nay có rất ít thông tin về nước Sùng , thậm chí nhiều người không biết nước ấy đã tồn tại trong lịch sử Việt , ngoài thông tin mù mờ …Nước Sùng có 5 đời chúa , nhưng mỗi đời có bao nhiêu chúa thi hiện không rõ …, ,
    Sách sử hiện lưu hành viết đất đai nhà Thương nằm ở phía Bắc Hoàng hà quãng Sơn Tây – Hà Bắc , tới đời vua Bàn Canh mới vượt Hà xuống phương Nam (phương hướng hiện nay) .. Nếu qủa là như thế thì truyền thuyết …giặc Ân đánh nước ta tức nước Việt không thể xày ra được ., về địa lí nước ta cách nước Ân có lẽ đến ngàn cây số thì đánh đấm gì được ..
    Nhưng có 1 lịch sử khác …

    ABC sử địa Hùng Việt – bài 3 Thuong-an
    Theo Dịch học :can Canh chỉ phía Nam màu đen đối phản với can Tân phía Xích đạo màu đỏ trong Thập can , Kinh dương – can Canh và Hồ tôn can Tân làm thành trục địa lí Bắc Nam của cổ sử Việt .
    Nhìn sơ đồ trên rất dễ nhận ra thành Tan can tức can Tân của Thập can Dịch học và ở phía đối diện bên kia Trường giang là Bàn long thành , long thành hay lang thành là thành của vua thì đã rõ nhưng danh xưng ‘Bàn’ thì phải xem lại , lịch sử Trung hoa không có ông vua nào tên là Bàn mà chỉ có Bàn cổ thủy tổ nòi giống Trung hoa và Bàn Canh vua cuối của nhà Thương vua đã vượt hà trở thành vua đầu của nhà Ân hay Thương thứ II.. Sử thuyết Hùng Việt căn cứ vào trục Canh – Tân của Dịch học mà cả quyết thành ấy là Bàn Canh long thành tức thành của vua Bàn Canh nhưng đã bị …. ai đó đã cố tình cạo mất chữ Canh để bẻ cong lịch sử
    Sư thực nhà Thương đã vượt Giang xuống phía Nam xưa không phải vượt Hà như sử Tàu viết . Đất phía Bắc Hoàng hà quãng Sơn Tây Hà Bắc là đất của người Quan, người Liêu hay Khiết Đan , là vùng đất chẳng dính dáng gì đến quê hương người Trung hoa .
    Sử thuyết Hùng Việt cho nươć ta không phải là nước Việt Nam vóc dáng hiện nay mà là nước Văn lang ta …Bắc giáp Động đình hồ , nam giáp nước Hồ tôn , tây giáp Ba thục và đông giáp Nam hải
    Với việc xác định :Thành can Tân là kinh đô sau cùng của nhà Thương (nhà Thương đã 5 lần d\̀i đô vì lụt lội) .và Bàn Canh long thành là kinh đô đầu của nhà Ân Thương thì chuyện giặc Ân sang đánh nước ta là hoàn toàn có thể .
    Sùng là nước của Bắc bá hầu sau hợp nhất với nước của Tây bá hầu Cơ Xương thành ra nước Văn Lang tức nước của Văn vương nhà Châu ., ngoài ra do là nước của 2 dòng dân của Tây ba hầu – Âu và Bắc bá hầu – Lạc nên nước tân lập này còn gọi là nước Âu – Lạc .
    Văn vương chiếm nước Sùng lấy đô thành của nước này làm  kinh đô của nước Văn lang gọi là Phong Kinh Sử Việt gọi là kinh đô Phong châu .

      Hôm nay: 7/5/2024, 9:25 pm