Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành Flags_1



    Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành Empty Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành

    Bài gửi by Admin 10/12/2021, 11:20 am

     Giáo sư Trịnh Sinh
    nguồn : Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành (baotanglichsu.vn)
    [list="background-color: white; box-sizing: inherit; color: rgb(64, 64, 64); font-size: 19px; list-style-image: initial; list-style-position: initial; margin-right: 0px; margin-bottom: 1.5em; margin-left: 0px; overflow-wrap: break-word;"]
    [*]Câu trả lời đến từ kết quả phân tích mới nhất về gen (genomic) Một trong những sự kiện gây xôn xao ngành y nói riêng và dư luận xã hội nói chung vừa qua là kết quả nghiên cứu về bộ gen người Việt được công bố vào tháng 7 năm 2019. Công trình do GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc-công nghệ gen Vimec làm chủ nhiệm, được hoàn thành cuối năm 2018. Sau đó, công trình đã được gửi đăng tạp chí quốc tế có uy tín Human Mutation (tạp chí Sự đột biến của loài người) và được chấp nhận đăng vào tháng 5-2019.
    Công trình dựa vào phân tích một tập hợp mẫu gen lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam: lấy mẫu từ 305 người có 3 đời là người Việt (Kinh) và không mắc bệnh di truyền cũng như không có cùng huyết thống với nhau. Nhóm nghiên cứu thực hiện giải trình tự gen trên hệ thống máy giải trình tự hiện đại nhất của hãng Illumina, Mỹ (Hiseq 4000) cho kết quả chính xác với độ sâu và bao phủ lớn các thông tin trên hệ gen. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm: Nghiên cứu này phát hiện ra hơn 700.000 biến đổi di truyền trên người Kinh chưa được ghi nhận ở bất cứ quần thể người nào khác trên thế giới.
    So sánh các biến đổi di truyền ở quần thể người Kinh trong nghiên cứu này với các biến đổi di truyền ở quần thể người Hán Trung Quốc công bố trong dự án 1.000 hệ gen người trên thế giới cho thấy sự khác nhau về bộ gen của người Việt so với bộ gen của người Hán, nhất là người Hán phía Bắc Trung Quốc, khoảng 1/3 số lượng biến đổi di truyền ở quần thể người Kinh không xuất hiện trong quần thể người Hán Trung Quốc và ngược lại.
    Kết quả của công trình nghiên cứu công phu nhất về bộ gen người Việt từ trước đến nay đã mở ra cơ sở tham chiếu cho các nghiên cứu y-sinh, từ đó đóng góp vào việc chữa nhiều chứng bệnh của người Việt. Mặt khác, bộ gen người Việt được phân tích lần này kết hợp với kết quả của đợt phân tích trước (101 mẫu) công bố đã cho thấy một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc người Việt.
    Các nhà gen học cho rằng: Các dữ liệu khẳng định người Việt (Kinh) và người Thái có hệ gen tương đồng cao và quan hệ tiến hóa gần gũi. Trong khi đó, sự giao thoa và dịch chuyển gen từ các quần thể người Đông Á đến quần thể người Kinh Việt Nam là không đáng kể.

    Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành 1


    [/list]
    Hình 1. Phân tích thành phần chính biểu diễn mối quan hệ giữa các các thể người Việt Nam (KHV), người Thái Lan (TAI), người Indonesia (ID-JV), người Malaysia (MY), người Philipines (PI), người Hán Trung Quốc ở miền nam (CHS), người Hán Trung Quốc ở miền bắc (CHB), người Nhật Bản (JPT) và người Ryukyuan Nhật Bản (JP-RK). (Nguồn: Vimec)
    Qua biểu đồ phân tích các quần thể gen, các nhà khoa học nhận xét: người Đông Nam Á hiện tại, bao gồm người Kinh Việt Nam có nguồn gốc chính từ người Đông Nam Á cổ đại. Các dữ liệu cũng khẳng định người Kinh và người Thái có hệ gen tương đồng cao và quan hệ tiến hóa gần gũi. Trong khi đó, sự giao thoa và dịch chuyển gen từ các quần thể người Đông Á (người Hán, Nhật, Hàn) đến quần thể người Kinh Việt Nam là không đáng kể.
    Nói một cách nôm na là: về mặt di truyền học, người Việt có “bà con” gần nhất là người Thái (biểu đồ có nhiều chỗ chồng nhau), quan hệ xa hơn một chút là Hán phía nam Trung Quốc và xa hơn nữa là người Hán phía bắc, rồi đến người Triều Tiên, người Nhật Bản. Ở một chiều khác, người Việt cũng có quan hệ xa hơn với Philippinnes và Myanma.
    Kết quả phân tích gen đã làm các nhà gen học…bất ngờ. Nhưng các nhà khảo cổ học lại thấy…chẳng bất ngờ tẹo nào. Tại sao vậy? Câu chuyện đưa chúng ta trở về vài chục năm trước.


    • Giai đoạn người Thái cổ giao lưu với cư dân Tiền Việt Mường (Hình 2)


    • Giai đoạn chia tách cư dân Việt Mường thành cư dân Việt và cư dân Mường có sự tham gia của yếu tố Thái cổ (Hình 3).
      Vậy là với thành quả nghiên cứu mới nhất về di truyền học đã khẳng định kết quả nghiên cứu dựa trên khảo cổ học và các khoa học liên ngành của chúng tôi là đúng. Người Thái cổ đến đồng bằng sông Hồng từ rất sớm, hòa huyết với người bản địa lúc này là nhóm người nói tiếng Môn Khơ Me (còn được hiểu là người Tiền Việt Mường, Việt Mường). Vì thế mà trong tiếng nói của người Việt đã có một phần yếu tố Thái và kể cả gen cũng vậy.
      Kết quả phân tích gen cũng cho thấy người Việt đã bị người Hán đô hộ ngàn năm, nhưng vẫn không thể đồng hóa về mặt gen. Người Việt vẫn có nguồn gốc bản địa và có thêm yếu tố Thái nữa, cũng là một dân tộc anh em trong nhóm Bách Việt và hiện nay vẫn là một cộng đồng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.


    • Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành 2


    Hình 2. Mô hình cư dân Thái cổ giao lưu văn hóa với cư dân Tiền Việt Mường và
     Việt Mường trong văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn.

    Nguồn gốc người Việt qua nghiên cứu khoa học liên ngành 3
    Hình 3. Mô hình chia tách cư dân Việt Mường thành cư dân Mường và cư dân Việt.
     ghi chú :
    [1] Trịnh Sinh (2015), Người Thái và văn hóa Đông Sơn trong sách: Cộng đồng Thái-Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 105-113
    Trịnh Sinh (2017), Người Thái ở Nghệ An qua một vài so sánh khảo cổ-dân tộc học trong sách: Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái-Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 81-88
    Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

    Ý của Văn Nhân .
    Sử thuyết Hùng Việt cho nền văn minh Đông sơn ở Việt nam là văn minh nhà Đông Châu , văn minh này được kết tạo bởi các yếu tố văn hóa tại chỗ và những nét văn hóa du nhập từ văn hóa Điền Việt , chủ yếu là từ Vân nam .
    Phía Bắc Việt nam là đất Phong và Vân nam là đất Kiểu của nhà Châu xưa .Khoảng hơn 700 năm TCN vua Tây Châu là Châu Bình vương đá :
    ….Kiểu ngoại bách Man hoàn Cổ lũy …
    (Bách Man trong câu chính là Bách Việt , việt là nhiệt là nóng – bức ,vì trục Bắc Nam đã lộn tùng phèo nên Phạm sư Mạnh mới viết như thế) .
    Nhóm người Thái mà khoa học phát hiện đã di cư đến Việt Nam viết trong bài chính là quan quân nhà Tây Châu do sức ép của rợ Khuyển nhung đã thiên đô sang Cổ lũy tức thành Cổ loa ở phía Đông lập nên nhà Đông Châu trong lịch sử Thiên hạ .
    Dựa theo hiện vật khảo cổ tìm thấy ; Sự thiên đô này của nhà Châu đã tạo ra sự thay đổi lớn lao trên đất Giao chỉ .
    Đột biến văn minh toàn diện cả chất và lượng
    Yếu tố Thái được xác lập bên cạnh văn hóa có sẵn tại chỗ .
    Chính sự chuyển biến này đã khiến giới nghiên cứu Việt hiện nay kết luận sai lầm nghiêm trọṇg về thời điếm thành lập quốc gia của người Việt ….bác bỏ luận thuyết…trâu ma rắn thần 4000 năm văn hiến tư liệu cổ chép và ấn định lại thời điểm mới khai sinh nước ‘ta’ là…khoảng 700 năm TCN…khớp với  Đại Việt sử lược đời Trần ….”Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người dị nhân, dùng ảo thuật khuất phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, (vớ vẩn đến thế là cùng ).

      Hôm nay: 8/5/2024, 6:52 pm