Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Flags_1



    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Empty Tần An Dương Vương và trống đồng Thục

    Bài gửi by Admin 19/7/2021, 9:29 am

    Sử Việt kể Thục An Dương vương đến từ Ba Thục chiếm nước của Hùng Vương lập nên nhà nước Âu Lạc thống nhất vào năm 257 TCN. Về khảo cổ, đã có những so sánh cho thấy vào quãng thế kỷ 3-4 TCN văn hóa trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam có nhiều hiện vật và họa tiết biểu tượng tương đồng với các hiện vật cùng thời ở vùng đất Quý Châu Ba Thục. Điều này đưa đến suy nghĩ của một số nhà nghiên cứu cho rằng Thục Phán đúng là đến từ nước Thục, đã thay thế Hùng Vương trong cuộc chiến chống lại quân Tần.
    Tác giả Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn cho rằng An Dương Vương là dòng dõi vua Khai Minh của nước Thục, sau khi bị Tần diệt quốc đã chạy sang nước Dạ Lang (Quý Châu), rồi nước Điền (Vân Nam) liên tục chống lại Tần. Cuối cùng thì An Dương Vương chạy đến đất Âu Lạc, được người Việt tôn lên làm thủ lĩnh, chỉ huy cuộc kháng chiến chống lại Đồ Thư và giành thắng lợi…
    Cách lý giải về An Dương Vương như trên tuy có vẻ hợp lý đối với các hiện vật khảo cổ ở các vùng đất này, nhưng nó lại quá vô lý về mặt thực tế, cũng như không có truyền thuyết hay ghi chép lịch sử nào kể việc Thục An Dương Vương vừa chạy, vừa giành nước của người khác, vừa chống Tần kỳ khôi như vậy. Vị Thục Vương này liệu thọ bao nhiêu tuổi mà sống từ lúc Tần đánh Ba Thục (năm 316 TCN) tới khi Tần Thủy Hoàng mất (năm 210 TCN)? Sự thực chắn chắn đã khác.
    Sự thật rõ ràng hơn là nước Tần tới Huệ Văn Vương đã chính thức xưng Vương và bắt đầu cuộc chinh phạt khắp nơi trong thiên hạ. Tần tướng Trương Nghi cho quân đánh chiếm Ba Thục. Năm 316 TCN nước Thục của vua Khai Minh diệt vong. Tại nước Thục, Trương Nghi cho xây Thành Đô, với truyền thuyết gọi là thành Rùa do khi xây thành có Rùa thần giúp đỡ. Như vậy người xây thành ở đất Thục là Tần, chứ không phải vua Thục họ Khai Minh.
    Tiếp sau đó việc Tần tấn công các vùng Quý Châu (Dạ Lang), Vân Nam (Điền) rồi dẫn hàng vạn quân đánh chiếm Lĩnh Nam ở Quảng Tây và Bắc Việt của nước Âu Lạc thì đã được sử sách ghi chép khá rõ ràng.

    Như vậy, sự tương đồng giữa 2 nền văn hóa khảo cổ Đông Sơn với Ba Thục lúc này rõ ràng nhất chính là ảnh hưởng của cuộc “Nam tiến” của nước Tần. Từ đó cho thấy, người đến từ đất Thục, đã thay thế “Hùng Vương” lập ra nước Âu Lạc thống nhất phải là Tần Vương. Hay nói cách khác Tần Vương chính là Thục An Dương Vương được kể đến trong các truyền thuyết Việt.
    Mối quan hệ giữa nước Tần – Thục An Dương Vương và trống đồng được thấy trong một số tư liệu cổ. Trúc thư kỷ niên cho biết, Chu Tương Vương đã ban cho Tần Mục Công những chiếc trống đồng khi Tần đánh bại và thu phục được các tiểu quốc Tây Nhung. Đây là tư liệu sớm nhất nhắc đến trống đồng trong lịch sử.
    Trong truyền thuyết Chín chúa tranh vua của người Tày ở Cao Bằng kể, trong cuộc so tài với các chúa mường khác, chúa mường Nam Cương là Thục Phán đi lấy trống đồng về đến gò Đống Lân, mệt ngủ say, chuột cắn dây trống, trống lăn xuống đồi kêu vang cả một vùng. Các chúa khác tưởng chúa đi lấy trống đã thắng nên bỏ dở cuộc thi. Tổng Lằn là trống lăn, gọi chệch là Đống Lân. Thục Phán là chúa mường thứ 9, đã giành thắng lợi trước các chúa mường khác và lên làm vua.
    Truyền thuyết này cho thấy rõ ý nghĩa của trống đồng trong việc hiệu lệnh chư hầu trước các nước lân bang. Chỉ một tiếng trống vang lên cũng đã làm các chúa mường phải thuần phục. Thục An Dương Vương trong chuyện Chín chúa tranh vua, đã làm chủ 9 tộc người (3 Nùng chủ, 2 Dao chủ, 1 Mán chủ, 1 Sán chủ, 1 Tày chủ, 1 Miêu Chủ), rất giống việc Tần Vương đã đánh bại Lục quốc và thống nhất Trung Hoa.
    Trống đồng, hiện vật đặc trưng của văn hóa Đông Sơn được biết gặp nhiều nhất tại Bắc Việt, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Đây cũng đúng là phân bố của dòng Thục ở phía Tây Trung Hoa và trùng với con đường mà Tần quốc đã đánh chiếm phương Nam.
    Một chiếc trống đồng đặc biệt, có thể có nguồn gốc từ đất Tứ Xuyên hoặc Quý Châu, thể hiện rất rõ ý nghĩa Tần Vương thống nhất thiên hạ Bách Việt họ Hùng. Bài viết đặt tên cho chiếc trống này là trống Thục và xem xét nó ở từng chi tiết dưới đây.
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Img_6868-2
    Trống đồng Thục

    Trống đồng – chữ Đại triện
    Chiếc trống đồng Thục có dạng Heger II, dạng đặc trưng của văn hóa trống đồng. Trống cao 24cm, đường kính mặt trống 35 cm, đường kính đáy 29 cm. Ở vành ngoài trên mặt trống có 57 ký tự ở dạng Đại triện. Loại chữ Đại triện này rất lạ, về kết cấu thì nhiều chữ giống như Kim văn, nhưng hình thể theo kiểu tiểu triện, với nét chữ tròn, kéo dài theo chiều dọc. Phần lớn đều là chữ đơn thể, không phải chữ ghép bộ. Nhiều chữ không tra thấy trong các từ điển chữ Kim văn hiện nay.
    Nhận định về loại chữ trên trống đồng này thì đây là loại chữ có niên gian giữa thời kỳ Kim văn thuộc Tây Chu với chữ Tiểu triện sau này. Đây không phải lối chữ Kim văn của Lục quốc được gặp trên các tiền đồng cổ vì nét tròn, Triện hóa rất rõ. Có thể gọi là lối chữ Đại triện của nước Tần, nước mà sau này hình thành ra chữ Tiểu triện. Niên đại của lối chữ này ước đoán vào khoảng thời Chiến Quốc, trước khi Tần thống nhất chữ viết toàn Trung Hoa thành chữ Tiểu triện.
    Sự kết hợp giữa trống đồng và chữ Triện là minh chứng đầu tiên và rõ ràng nhất rằng văn hóa trống đồng thuộc chung nền văn hóa chữ tượng hình phương Đông, tức là nằm trong cùng một thiên hạ Trung Hoa thời nhà Chu.
    Mặt trời – Ngũ hành
    Ở giữa chiếc trống đồng là hình mặt trời có 16 tia, nhưng hết sức độc đáo là bên trong mặt trời lại có hình tròn với 5 vòng xoắn. Dạng hình tròn này gặp khá nhiều trên các hiện vật đồ đồng thuộc dòng đồ Thương Chu, mà một ví dụ là chiếc Lôi cùng thời được thấy ở Việt Nam, mang những hình vòng tròn 5 xoáy này với hình đôi quỳ long chầu 2 bên.
    Hình tròn 5 xoáy vừa là biểu tượng cho mặt trời, cũng là biểu tượng của Ngũ hành, xưa có tên là Nhật nguyệt tinh thần, gồm 4 tượng của các vì tinh tú và 1 hình tròn ở trung tâm. Đây là biểu tượng của nguyên thần, của những gì căn cơ nhất trong trời đất, tương tự như khái niệm Thái cực đồ âm dương sau này. Biểu tượng lưỡng long chầu mặt nguyệt như vậy đã có từ thời Chiến Quốc trên các đồ đồng Thương Chu, tồn tại mãi cho tới nay như biểu tượng của tín ngưỡng.
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Img_6829
    Lôi đồng có hình Lưỡng long chầu Nhật và chữ Đại triện

    Năm 2013 ở Bắc Cường, Lào Cai đã phát hiện ra một “kho đồng” gồm một chiếc Lôi và 4 chiếc trống đồng. Đây cũng là dẫn chứng cho thấy sự hòa trộn 2 nên văn hóa đồ đồng đỉnh vạc (lôi) với đồ đồng Đông Sơn (trống đồng) ngay tại đất Việt.
    Chim – Rắn
    Ở vòng tròn bên trong gần mặt trời là hình 16 con chim cổ dài như cổ cò, đứng thành từng 8 cặp quay vào nhau. Mỗi con chim đứng trên một con rắn dài nhỏ. Hình Chim – Rắn này khá giống cảnh đôi Hạc đứng trên lưng Rùa để chầu. Chim – Rắn cũng như Hạc – Rùa là thể hiện không gian, trên trời có chim, dưới đất có rắn rùa. Tương tự trên trống đồng Ngọc Lũ là chim bay trên trời, hươu chạy dưới đất.
    Rắn cũng có thể coi là tượng hình của Rồng, nên biểu tượng Chim-Rắn là dẫn chứng nữa về sự hòa hợp biểu tượng của 2 dòng Tiên – Rồng trên mặt trống đồng.
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Img_6881-2
    Mặt trời và Chim – Rắn trên trống đồng Thục

    Người chim và người đi săn
    Vòng ngoài trên mặt trống gồm 4 đoạn giống nhau, phân tách bởi 4 tượng cóc. Mỗi đoạn gồm 3 cụm hoạt cảnh. Mỗi hoạt cảnh thể hiện hình một người có tóc búi đuôi sam dài, đang dương cung bắn vào một con thú, hình như con cáo. Đối diện là một hình người chim, có phần đầu như đầu chim, mỏ lớn, có 2 cánh. Tổng cộng có 12 hoạt cảnh giống nhau lặp lại ở vòng ngoài của mặt trống.
    Tóc đuôi sam, hình người chim đều là những biểu tượng đặc trưng có trong văn hóa Thục. Người chim được thể hiện trên cây vũ trụ tìm thấy ở Tam Tinh Đôi trên đất Thục cổ. Sử dụng nỏ thành thạo là sự liên hệ đến câu chuyện nỏ thần của An Dương Vương trong truyền thuyết Việt.
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục 20210710_105025
    Cảnh người chim – người đi săn và đoạn chữ Vương tứ Bá

    Cóc sinh sôi
    Trên mặt trống có 4 tượng cóc mẹ cõng cóc con. Khác với hình cóc thường gặp trên trống đồng Đông Sơn, mỗi tượng cóc ở đây được thể hiện thành khối dày chắc chắn, ngẩng đầu, có các xoáy âm dương ở hai bên thân.
    4 tượng cóc nằm ở 4 góc, thể hiện tính vuông của Đất. Trong khi mặt trống hình Tròn, chỉ tính chất của Trời. 4 góc là nơi Trời tròn – Đất vuông giao hòa mà sinh ra vạn vật. Cho nên mới có cóc mẹ cõng cóc con, sinh sôi nảy nở không ngừng.
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Img_6964-2
    Tượng cóc mẹ cõng cóc con

    Minh văn
    Dòng chữ ngoài cùng được đúc sâu, khá rõ nét. Tuy nhiên do lối viết Đại triện đặc biệt như đã nói, hiện không thể đọc hết được số chữ này. Những gì đọc được như sau. Có 56 chữ và 1 hình đánh dấu như hình chữ Ngũ.
    五字方九厥忘父子?賜?帀內山作師月分八川虫作賜師忘?合公乃帀之惟月長惟舟考作父句方王賜伯古巠虫用木止子子足作公齊?考
    Ngũ tự phương cửu quyết vong Phụ tử ? tứ ? tạp nội sơn tác Sư nguyệt phân bát xuyên trùng tác tứ Sư vong ? hợp công nãi tạp chi duy nguyệt trường duy chu khảo tác phụ cú phương Vương tứ Bá cổ kinh trùng dụng mộc chỉ tử tử túc tác Công tề ? khảo
    (Những chữ in nghiêng là những chữ đọc được chắc chắn)
    Để hiểu ý nghĩa công dụng của trống đồng cần xem Quẻ Dự trong Kinh Dịch. Lời tượng của Quẻ Dự nói: Lôi địa Dự: Lợi kiến hầu, hành sư.
    Lôi Địa là tượng của quẻ Dự, là sấm nổ trên mặt đất, tức là cảnh đánh trống đồng bằng cách úp trống xuống mặt đất mà đánh. Quẻ Dự như vậy có hình tượng là trống đồng. Theo lời tượng, trống đồng được sử dụng để “kiến hầu”, tức là dùng để phong tước phong hầu, và “hành sư”, nghĩa là dùng để điều khiển quân đội.
    Trong bài minh văn của chiếc trống Thục trên có cả việc phong tước và hành sư. Đó là đoạn “Vương tứ bá” – Vua ban thưởng cho Bá. Và đoạn “nội sơn tác sư” – trong núi tạo ra quân đội. Đây là một chiếc trống được ban cho một vị (Công) tướng tước Bá để dùng làm hiệu lệnh, xây dựng quân đội (tác sư).
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Trong-dong-to-2
    Đoạn chữ Nội sơn tác sư

    Người cầm đầu quân đội nhà Tần ở đất Thục lúc đó là tướng Tư Mã Thác. Rất có thể đây là chiếc trống đồng được Tần Vương ban cho Tư Mã Thác dùng để thống lĩnh quân đội nhà Tần trên đất Thục.
    Đội quân hùng mạnh
    Công dụng về việc hiệu lệnh quân đội còn thể hiện ở phần thân trống. Thân trống chia làm 3 phần. Phần tang trống có 16 hoạt cảnh người đi săn – người chim như trên mặt trống. Còn 2 phần lưng và chân trống là vòng tròn các chiến binh, gồm cụm 3 người một. Một người chống tay cầm kiếm, một người đang dương cung và một ngươi vung 2 tay như đang dùng dùi đục. Mỗi vòng có 36 chiến binh. Thân trống như thế là 2 đội quân binh 72 chiến binh được trang bị vũ khí đầy đủ.
    Tổng cộng cả phần mặt trống và thân trống có tất cả 156 hình người. Đội quân hùng mạnh này nhắc nhớ tới đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Sức mạnh của quân đội Tần thể hiện ngay trên chiếc trống đồng. Đây là trống quân dùng trong quân ngũ, chứ không phải trống dùng trong tế lễ như các trống Đông Sơn (có các hoạt cảnh nghi thức tế lễ).
    Hoa văn trên thân trống dạng hoa thị, chấm tròn và vạch lớn, chạy xung quanh thân dưới các hàng chiến binh. Ý nghĩa có thể là thể hiện tiền tài, vật lực dồi dào cho đội quân Tần ở trên.
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Img_6893-2
    Thân trống Thục

    Quai rồng
    Trống Thục có 4 chiếc quai, khá đặc biệt. Không giống kiểu quang hình văn thừng như các trống đồng Đông Sơn, quai trống Thục có hình đầu rồng có tai lớn, ngậm quai. Hình này có thể gọi là hình Tiêu đồ, đặc trưng của các đồ đồng dòng đỉnh vạc thời Thương Chu. Sự kết hợp các chi tiết biểu tượng của 2 dòng đồ đồng Trung Hoa trên cùng một hiện vật, đánh dấu sự thống nhất 2 dòng văn hóa của thiên hạ. Dòng đồ đồng mang biểu tượng Rồng là dòng theo cha Lạc Long Quân, thể hiện trên các đồ vật có chân như đỉnh, vạc Thương Chu. Dòng đồ đồng mang biểu tượng Chim là dòng theo mẹ Âu Cơ, thể hiện trên các trống đồng, thạp đồng Đông Sơn.
    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Img_6892-2
    Quai trống hình Tiêu đồ

    Chiếc trống đồng có chữ Đại triện là minh chứng cho mối liên hệ trực tiếp giữa vùng Bắc Việt và đất Thục ở Tứ Xuyên, Quý Châu thời kỳ nhà Tần. Những cặp đôi: Mặt trời – Ngũ hành, Chim – Rắn/Rồng, Trống đồng – Chữ đại triện cho thấy thực chất cả 2 dòng Tiên – Rồng, Âu – Lạc của truyền thuyết Việt đều thuộc văn minh Trung Hoa dưới thời Xuân Thu, Chiến Quốc và sau đó thiên hạ đã hợp nhất vào thời Tần.
    Lịch sử thời Tần An Dương Vương có thể tóm tắt như sau:

    • Tần Mục Công, một trong Xuân Thu ngũ bá là người đã thu phục Tây Nhung, được Chu Tương Vương ban cho trống đồng làm hiệu lệnh.

    • Tần Hiếu Công áp dụng biến pháp của Thương Ưởng, trung hưng nước Tần.

    • Tần Huệ Văn Vương năm Giáp Ngọ (325 TCN) xưng Vương. Tướng Tần Tư Mã Thác chiếm vùng đất Ba (Quý Châu), Trương Nghi xây Thành Đô (Thành Rùa) ở đất Thục. Từ lúc này quân Tần còn được gọi là Thục.

    • Tần Chiêu Tương Vương năm 256 TCN diệt Chu Noãn Vương, chiếm đất Tây Chu, tức là đất Tây Âu ở Vân Nam, chấm dứt sự tồn tại gần 800 năm của triều đại nhà Chu. Tần Vương trở thành thiên tử của thiên hạ Trung Hoa. Sử Việt chép là năm 257 TCN Thục An Dương Vương kế nối Hùng Vương.

    • Năm 255 TCN Tần Chiêu Tương Vương chiếm nốt đất Đông Chu, tức là đất Lạc ở Bắc Việt – Quảng Tây. Tần xuất phát từ vùng phía Tây (Thục) diệt Đông Chu ở phía Đông mà có được thiên hạ. Do đó Tần có tên gọi là An Dương Vương, trong đó Dương là hướng mặt trời lên, tức là hướng Đông. An Dương Vương là là vị Vương đã bình định phương Đông.

    • Năm 221 TCN Tần Thủy Hoàng xưng Đế, thống nhất thiên hạ Trung Hoa, cho dời kinh đô về vùng đất giữa 2 nhà Chu (ở Quý Châu?). Cổ Loa vốn là thành Lạc Dương thời Đông Chu, có thể đã được xây dựng thêm dưới thời Tần Thủy Hoàng.


    Tần An Dương Vương và trống đồng Thục Img_6952-2
    Trống và Lôi đồng

      Hôm nay: 8/5/2024, 11:00 pm