Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Flags_1



    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Empty Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương

    Bài gửi by Admin 30/5/2021, 10:37 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn : Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Phu-at-dinh-1
    Trang sách Ngự chế minh văn cổ khí đồ có bài minh trên Phỏng Thương sách mệnh đỉnh và hình Phỏng Thương Phụ Ất đỉnh.

    Năm Kỷ Hợi 1838 vua Minh Mạng cho phỏng theo các cổ khí thời Thương Chu mà đúc 33 đồ vật bằng đồng, rồi vua tự mình soạn ra các bài minh viết trên từng đồ đồng đó. Ý định của nhà vua thể hiện ngay trong bài minh trên đồ vật đầu tiên là chiếc đỉnh phỏng theo việc nhận mệnh trời của nhà Thương (Phỏng Thương sách mệnh đỉnh), như sau:
    Ta nhận mệnh sáng của Trời và của vua cha, lên quản ngự nước Đại Nam, lấy nhân nghĩa là phép nước, để được như Ngũ Đế mà sánh với Tam Đại.
    Nhà Thương lên ngôi thiên tử của thiên hạ bắt đầu từ Thành Thang diệt Hạ Kiệt. Chiếc đỉnh đồng lớn hình vuông của nhà Thương tượng trưng cho ngôi vị thụ mệnh trời này.
    Tại sao vua Minh Mạng khi nhận mệnh trời lên cai quản nước Đại Nam lại muốn noi gương Tam Đại Hạ Thương Chu của Trung Hoa? Để hiểu được nguồn căn của việc này, xin điểm qua lịch sử Hạ Thương Chu theo dòng lịch sử Hùng Việt.

    Giai đoạn Hùng Vương thánh tổ dựng nước ở vùng Minh đô Ngũ Lĩnh kết thúc bởi sự kiện Lạc Long Quân nối ngôi cha, khởi đầu chế độ phụ đạo kế truyền, được các thần tích Việt gọi là Kinh triều, lấy theo danh hiệu của Kinh Dương Vương. Lãnh thổ ban đầu của Lạc Long Quân là kết hợp 2 vùng đất: vùng đất Lạc của cha Lộc Tục ở miền Bắc Việt và vùng đất Long của mẹ Thần Long ở phía Đông (Quảng Tây ngày nay). Lạc Long Quân còn mang tên Sùng Lãm nên vùng đất Bắc Việt và Quảng Tây sau đó còn được gọi là nước Sùng, do thủ lĩnh mang họ Sùng, con cháu của Lạc Long Quân kế trị.
    Hoa sử gọi triều đại của Lạc Long Quân là triều Hạ, triều đại đầu tiên trong Tam đại Trung Hoa. Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả gọi Lạc Long Quân là Hùng Hoa Vương, húy Pháp Hải Lang, chính là nói đến vị vua của Hoa Hạ đã phát triển đất nước về hướng biển Đông. Biểu tượng của Lạc Long Quân là con Rồng, con thần thú của hướng Đông trong Tứ linh.
    Nhà Hạ sau thời gian gián đoạn bởi sự giành ngôi của Hậu Nghệ, từ Hạ Thiếu Khang bắt đầu thời kỳ Hạ Trung Hưng. Kinh đô Hạ Trung Hưng đóng ở Dương Thành, tức vùng Quảng Đông ngày nay. Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả gọi là thời Hùng Uy Vương, húy Hoằng Hải Lang, với nghĩa là mở rộng lãnh thổ về phía biển.
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương An-thuong
    Vị trí các thuộc quốc thời nhà Ân Thương

    Nhà Hạ truyền tới Hạ Kiệt, là một vị vua hoang dâm tàn ác, nhân dân khắp nơi oán thán. Thành Thanh là thủ lĩnh của Miêu tộc ở vùng phía Bắc (nay) nhà Hạ đã diệt Hạ Kiệt, lên nắm thiên hạ, mở đầu nhà Thương. Thương Thang đóng đô ở đất Bạc, nay có thể là di chỉ Ngô Thành ở tỉnh Giang Tây. Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả gọi thời kỳ này là Hùng Huy Vương, húy là Long Tiên Lang, tức là vẫn duy trì dòng Long theo cha Lạc Long Quân khai mở miền biển về phía Bắc (nay).
    Thương Thang truyền 19 đời, đến vua Bàn Canh đã cho di dân dời đô nhiều lần từ vùng Nam (nay) sông Dương Tử lên phía Bắc (nay), đi qua các nơi, lưu lại di tích ở Bàn Long Thành (Hồ Bắc), Trịnh Châu Thành (An Huy), rồi cuối cùng dừng lại ở phía Bắc tỉnh An Huy, nơi có di chỉ Ân Khư được biết. Bắt đầu từ việc Bàn Canh dời đô, nhà Thương được gọi là nhà Ân hay Ân Thương. Còn Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả và các thần tích chép thời kỳ này dưới danh hiệu Hùng Duệ Vương.
    Truyền thuyết Việt kể rằng Hùng Vương truyền 18 đời đến Hùng Duệ Vương thì xảy ra cuộc giao tranh với quân Thục. Hùng Duệ Vương tuy là người có hùng tài đại lược nhưng do không có con trai nối dõi nên đã nhường ngôi cho Thục Phán, kết thúc Kinh triều truyền từ Kinh Dương Vương. Đây là sự kiện quân Tây Kỳ của Văn Vương Cơ Xương tiến đánh Trụ Vương ở kinh đô Triều Ca. Chu Vũ Vương Cơ Phát toàn thắng lên ngôi xưng thiên tử và phân phong các chư hầu. Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả gọi Cơ Xươnglà Hùng Chiêu Vươngcòn Cơ Phát làHùng Quốc Vương, tức người con cả của mẹ Âu Cơ dựng nước Văn Lang.
    Điểm so lịch phả Tam đại Trung Hoa và Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả về thời kỳ này để thấy lịch sử thời Hùng Vương của người Việt đã theo chân những người con của cha Lạc Long tiến về miền Đông Bắc, làm chủ cả vùng đất Nam Dương Tử cũng như từ Dương Tử tới Hoàng Hà. Những bằng chứng vật chất rõ ràng về những thời đại lập quốc trên vùng đất này đã ngày càng lộ rõ.
    Tương truyền rằng Hạ Vũ đã dùng đồng cống phẩm của 9 châu mà đúc thành cửu đỉnh, tượng trưng cho vương quyền tuyệt đối trên đất Trung Hoa. Vị vua lập Thương đầu tiên là Thành Thang, có tên hiệu là Thiên Ất, cũng chính là người được nhắc đến trong đồ cổ khí thứ hai của vua Minh Mạng trên chiếc Phỏng Thương Phụ Ất đỉnh. Bài minh trên chiếc đỉnh hình tròn này như sau:
    Niệm khai sáng chi gian nan, tư thủ thành chi bất dịch. Tử tử tôn tôn, vĩnh bảo dụng thử khí.
    Dịch nghĩa:
    Nhớ sự gian nan khi khai sáng mà giữ gìn thành quả không đổi. Con cháu đời đời mãi được dùng bảo khí này.
    Bắt đầu từ thời Lạc Long Quân người Việt bước vào chế độ phụ đạo cha truyền con nối. Do đó, những vị thủ lĩnh lúc này không gọi là Vương, mà là Phụ, tức là Cha. Lạc Long Quân trở thành vị Quốc phụ đầu tiên của người Việt. Còn Thành Thang là Phụ Ất như vua Minh Mệnh đã đề trên chiếc đỉnh.
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Img_6258-2
    Đỉnh thời Ân Thương (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

    Một chiếc đỉnh cổ thời Thương thực sự như vậy được thấy ở Việt Nam. Đỉnh có đường kính 28 cm, cao 26 cm, kích thước tương đương với chiếc đỉnh Phỏng Thương của vua Minh Mạng ở trên. Đỉnh có hình tròn, chia làm phần, có 3 chân tròn. Đồ vật có chân như vậy là đặc trưng của dòng văn hóa đồ đồng đỉnh vạc Thương Chu. Những chiếc chân lớn như chân rùa đó được gọi là Bá hạ hay Bí hí, một trong những đứa con của rồng.
    Trên thân của chiếc đỉnh, mỗi phần được thể hiện bằng hình hai con rồng lớn, hướng vào nhau và quay đầu. Xung quanh trang trí hoa văn làm cho mỗi phần nhìn như một bộ mặt Thao thiết có hai mắt lớn. 6 con rồng lớn trên phần thân tròn nổi của đỉnh đã thể hiện vương quyền uy nghi của chủ nhân chiếc đỉnh này.
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Img_6264-2
    Một cặp Rồng trên thân đỉnh

    Phần vành đỉnh có 2 quai vuông, chia thành 2 phần. Mỗi phần vành được trang trí bằng 2 cụm hoa văn rồng, mỗi cụm gồm 2 cặp rồng cuộn đối nhau, nối đuôi ở giữa. Dạng rồng 2 đầu này tương tự được thấy trên các chuông cổ thời Thương Chu, được gọi là Bồ lao.
    2 quai đỉnh hình vuông, trang trí bằng 2 đường song song viền thành các hình tròn, đường cong, tạo cho chiếc quai hình dáng vững chắc. Phần chân của quai được trang trí bằng cụm hoa văn rồng 2 đầu như phần vành đỉnh.
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Img_6287-2
    Hoa văn Bồ lao trên vành đỉnh

    Toàn bộ hình đúc và trang trí trên chiếc đỉnh như vậy gồm 6 con rồng lớn tạo thành 3 cụm Thao thiết và 6 cụm Bồ lao, mỗi cụm 2 con rồng 2 đầu. Chiếc đỉnh mang đúng hoa văn và phong cách trang trí của thời Ân Thương với biểu tượng chính là Rồng, nhấn mạnh tới vương quyền theo dòng dõi của Quốc phụ Lạc Long Quân.
    Giá trị nhất là giữa phần thân và phần vành đỉnh có khắc dòng chữ gồm 31 chữ ở dạng Kim văn. Có nhiều chữ bị mờ, không đọc được. Tuy nhiên vẫn còn nhận rõ cụm từ “hành đỉnh dụng” 行鼎用, cho thấy đây là chiếc đỉnh dùng để sử dụng khi chủ nhân của nó đang sống. 
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Img_6265-2
    Chữ Hành đỉnh dụng

    Đặc biệt là cụm từ: “dư đa hữu Phụ” 余多友父, tạm hiểu là có nhiều việc giúp cho Vua, trong đó chữ Phụ chỉ thủ lĩnh của nhà Thương như đã nói ở trên. Đỉnh này không đề tên cụ thể vị vua nào, có lẽ cũng là do nó vốn là đồ ngự dụng, không phải bồi táng.
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Img_6262-2
    Chữ Đa hữu Phụ

    Rõ nhất là dòng chữ “kỳtử tử tôn tôn vĩnh bảo dụng” 其子子孫孫永寶用, là cụm từ giống hoàn toàn với bài minh của vua Minh Mạng trên chiếc đỉnh Phỏng Thương Phụ Ất. Có thể thấy đây là chiếc đỉnh của một vị vua Ân Thương, được đúc khi vua lên ngôi làm đồ tế lễ trời đất và cầu chúc truyền ngôi báu phép nước cho con cháu đời đời sau.
    Bảo đỉnh truyền quốc của Hùng Duệ Vương Img_6285-2
    Chữ Kỳ tử tử tôn tôn vĩnh bảo dụng

    Những chiếc đỉnh của nhà Thương Ân dùng hoa văn chủ đạo là Rồng và những đứa con của rồng (Thao thiết, Bí hí, Bồ lao…) thể hiện nhà Thương Ân là dòng dõi Lạc Long quân, là Cha (phụ) Rồng đã khởi đầu dòng khai phá vùng ven biển, trải qua 2 thời kỳ Hạ và Thương, Bắc chiếm tới tận Hoàng Hà.
    Những bài minh văn khắc đúc trên cổ khí đồ Thương Chu luôn mang có ý nghĩa lịch sử to lớn. Xin dẫn lại lời của quan triều Nguyễn đã nói về ý nghĩa của những bài minh này trong bộ Ngự chế cổ khí đồ thời vua Minh Mạng:
    Tựu trung là kính Trời Pháp Tổ, chuyên cần trị nước, yêu dân. Cũng là xét kỹ tiền nhân, truyền dạy hậu thế. Đều là đạo tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tùy theo cảm xúc mà có ngụ ý. Không có gì tốt đẹp mà không bao quát hết. Thực là, cùng với bài minh trên mâm của vua Thành Thang, bài minh trên ngai và trượng của vua Vũ Vương, suốt từ nghìn xưa vẫn cùng chung một đạo. Càng xem đồ vật của người xưa, càng thấy dựa vào minh văn để truyền lại đạo của thánh nhân, dựa vào hình thể của đồ vật mà truyền nghìn đời không mai một.

      Hôm nay: 9/5/2024, 12:27 pm