Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương Flags_1



    Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương Empty Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương

    Bài gửi by Admin 4/4/2021, 11:08 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Tiến sĩ Nguyễn Việt (Trung tâm tiền sử Đông Nam Á) từng khảo sát các chữ viết trên các trống đồng, thạp đồng, bình đồng thời Đông Sơn và có đưa ra nhận định như sau:
    Logic thông thường thì chữ Hán được coi như đã theo chân đoàn quân xâm lược Tần xuống vùng đất phía bắc Giao Châu từ khoảng cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên. Với sự ra đời và tồn tại hơn một thế kỷ của nhà nước Nam Việt, chữ Hán đã chính thức trở thành văn tự chính thống của vùng này, mặc dầu trong một phạm vi rất hạn hẹp của triều đình Nam Việt mà thôi.
    Bằng chứng khảo cổ cho thấy ba loại văn tự chữ Hán cùng tồn tại trong phạm vi nước Nam Việt:
    1- Minh văn phương hình chuẩn thường thấy ở những đồ lễ khí chính thức của nhà nước Nam Việt hoặc trên những đồ được dâng tặng có nguồn gốc phía bắc,
    2- Văn tự thẻ tre mang phong cách văn tự Hán Sở,
    3- Minh văn Nam Việt thường thấy trên đồ đồng Đông Sơn bản địa với lối khắc dài, phương hình không chuẩn và sai hoặc thiếu nét.”
    Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương Minhvan005
    Chữ trên trống đồng Trạch Bái (ảnh theo TS Nguyễn Việt)

    Chữ viết trên trống đồng thì hiển nhiên người dùng là người Việt bản địa, cho nên đầu tiên phải khẳng định rằng thời Tần người Việt đã có chữ viết.

    TS Nguyễn Việt còn phát biểu rằng, theo nghiên cứu khảo cổ thì người Việt khi đó “chưa có nhu cầu dùng chữ viết”. Ở phía Bắc như vùng Lưỡng Quảng thì có thể “đã có nhu cầu” này (???)
    Không rõ dựa vào khảo cổ nào mà lại nghĩ ra như vậy? Trong khi ngay sau đó TS. Nguyễn Việt cho biết, Giao Chỉ và Cửu Chân là nơi đông đúc dân cư nhất thời đó với dân số vượt xa ở các quận khác trên đất Lưỡng Quảng sau này. Nơi mật độ dân số lớn thì “không cần chữ viết”, còn nơi vắng người hơn thì lại có? Đây gọi là kết luận của “khảo cổ học thật” hay sao?
    Điều lạ là loại chữ này được TS. Nguyễn Việt gọi là chữ “Nam Việt” với hình thức thô sơ hơn thể chữ Triện thời Tần Hán. Thậm chí trong số các chữ đó còn có những chữ ghi theo “lối cổ”:
    – “chữ “lục” (sáu) vẫn giữ lối viết cổ”
    – “chữ Cửu Chân trên trống Trạch Bái cho thấy một kiểu chữ cổ hơn”. 
    Tới đây nảy sinh ra vấn đề. Nếu theo quan niệm của TS Nguyễn Việt, loại chữ này mới theo chân quân Tần mà xâm nhập vào đất Việt, thì tại sao lại có những chữ cổ như trên? Cần nhớ rằng Tần Thủy Hoàng đã cho thống nhất văn tự trên toàn quốc, lấy chữ Tiểu triện do Lý Tư tu chỉnh làm “quốc tự”. “Thư đồng văn” được thực hiện trên toàn cõi Trung Hoa. Vậy nếu đội quân Tần đến dạy chữ cho người Nam Việt thì họ phải dạy chữ Tiểu triện, chứ sao lại dùng những chữ cổ hơn của Đại triện Kim văn?
    Điều này cho thấy thứ chữ mà TS Nguyễn Việt gọi là chữ Nam Việt ấy thực ra đã tồn tại ở đất Nam Việt từ trước khi Tần xâm lược rất lâu. Người Nam Việt đã dùng thứ chữ này một cách thành thạo và phổ biến trên các đồ vật của họ như trống đồng, thạp đồng. Còn chữ mới mang vào là chữ Tiểu triện như dùng để khắc trên các văn bản bằng thẻ tre và trên ấn tín.
    Chữ viết của người Việt thực không cần tìm đâu xa. Nó vốn được ghi rất rõ trên các hiện vật. Chẳng qua chúng ta không chịu nhìn nhận nó là chữ mà người Việt đã dùng trước thời Tần mà thôi. Trước thời Tần trên đất Nam Việt là thời Hùng Vương. Nói cách khác loại chữ Nam Việt ấy là chữ mà các vua Hùng nước Văn Lang đã dùng.
    Ý kiến của Văn Nhân
    Không phải đợi đến thời tiền Tần .
    Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc (giá́p giới Việt Nam) , các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc Việt (dân tộc Choang) tỉnh Quảng Tây đã phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên đại từ 4000 đến 6000 năm trước…
    Trên các mảnh đá có khắc chữ tương tự Giáp cốt văn, dùng cho cúng tế, bói toán. Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trước cả Giáp cốt văn thời Thương – Ân là loại chữ đang được coi là cụ tổ của chữ ‘Hán’ .
    Sử thuyết Hùng Việt cho dân tộc Choang hay Tráng là tên gọi chung của nhiều chi tộc người chủng Nam Mongoloid sống ở phía Tây – Nam Trung quốc ngày nay , trước đây người Choang nói chung gọi là Ai Lao di , theo phép phiên thiết :
    Ai lao thiết ao – âu .
    Ai lao – Âu chính là chi tộc đã cùng với chi Lạc lập nên nước Âu – Lạc thời An Dương vương .
    Lạc Việt là tên gọi chung của 2 chi Âu và Lạc trong Siêu tộc Bách Việt .

      Hôm nay: 9/5/2024, 11:30 am