Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


THÁNH NHÂN NGƯU THỦ HỌ LÀ THẦN NÔNG  Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



THÁNH NHÂN NGƯU THỦ HỌ LÀ THẦN NÔNG  Flags_1



    THÁNH NHÂN NGƯU THỦ HỌ LÀ THẦN NÔNG

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    THÁNH NHÂN NGƯU THỦ HỌ LÀ THẦN NÔNG  Empty THÁNH NHÂN NGƯU THỦ HỌ LÀ THẦN NÔNG

    Bài gửi by Admin 13/2/2021, 11:54 am

    Đăng lại từ Lục Văn Nguyễn
    Bảo tồn Di sản Đá khắc Việt Nam
    Bài này đăng lại nhân năm trâu mới. Tiếng Hoa “Trâu” hay “Bò” cũng đều là “Ngưu”, con Trâu là “Thủy ngưu” (水牛), con bò là “Hoàng ngưu” (黄 牛). Theo nhà nghiên cứu Lãn Miên: giải thích đất “Ngu” chính là đất tộc người xưa có vật tổ (totem) là con Trâu, “Trâu-Ngu” phiên thiết là “Tru”. Tlu (tiếng Mường) = Tru (tiếng Nghệ) = Trâu (tiếng Hà Nội) = Ngầu (tiếng Quảng Đông) = Ngưu (tiếng Hàn Lâm). Họ Nguyễn (阮) ở Việt Nam chiếm khoảng 40% dân số, cỡ 40 triệu người, ở Trung Quốc chỉ chiếm 0,065% dân số cỡ 100 vạn người. Nguyễn (阮) đọc là “Ngu-Viễn” (虞-遠) nghĩa là đất Ngu thời xa xưa.
    Ngu – Viễn phản thiết là Viên – Ngũ hay Nguyên – Vũ nghĩa là vị vua đầu tiên. Vị Tổ được nhận chung của người Việt và người Hoa tên Viêm Đế, họ Thần Nông, là vị thủ lĩnh có Đầu Trâu. “Thiên Nam Ngữ Lục” viết: “Tự vua Viêm Đế sinh ra – Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông”. Có vua thì ắt có dân: Sách Lịch sử Việt Nam tập 1 có dẫn : “Ruộng lúa theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn ruộng ấy mà ăn, nên mới gọi là dân Lạc”. Tiếng Trung Quốc “lúa” gọi là “lạc”, “nước” có âm “lạc”? Dân trồng “lúa nước” – cây trồng ở vùng nhiệt đới nóng ẩm – thì đúng là dân của Viêm Đế.
    “Trời cho thay họ Hữu Hùng – Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành”, hai câu này có dị bản: “Đất thiêng Khương Thủy chính tông – Cháu con nối dõi tổ tông thủ thành”. Địa hình nơi có Vua Viêm, dân Lạc, ruộng lúa từ xa xưa nêu trên rất phù hợp miền đồng bằng phía tây là Mê Kong (Khương Thủy), phía đông là biển của Việt Nam (biển Đông). Vân Nam là đầu nguồn sông Khương, có lẽ cũng là nơi đóng đô của Hoàng Đế cháu Viêm Đế, “Hoàng” là màu ở chính giữa theo ngũ hành. Thực chất nơi các vị vua đóng đô (kể từ… Bản Cổ) đều có thể được gọi là “Ngũ Lĩnh” (số 5 là số sinh ở chính giữa theo Dịch Lý, cũng là tượng số của quẻ Ly), thí dụ “Côn Minh”, thủ phủ của Vân Nam, thiết “Kinh” (đô).
    Ngọc phả Hùng Vương chép Kinh Dương vương là vị vua đời thứ nhất trong 18 đời Hùng Vương. Vậy thì không phải đợi đến… cháu ông mới gọi là “Vua Hùng” mà bản thân ông cũng là Hùng Vương. Có lẽ Hùng là biến âm của “Hồng”, hàm ý chỉ cộng đồng người có tổ chức ở phương Nam. Con người dần in dấu chân khắp mặt đất, khi đi phía trước mắt gọi là “Nom” (phương Nam), cả cộng đồng vận động phát triển qua nhiều ngàn năm gọi chung là “Nam Việt”. Ngọc Phả dẫn dưới đây (phụ lục) mô tả quá trình ấy: “Kinh Vương” là vua nước Xích Quỷ cũng là vua khởi lập Văn Lang, đóng đô ban đầu ở Ngàn Hống sau dời về Phong Châu (di chuyển từ Nam xuống Bắc nếu chiếu theo hệ tọa độ ngày nay)? Vân Nam là vùng hiện diện của tộc Hữu Hổ – người Di Hạ – lập nước Dạ Lang trong cổ sử.
    ./…
    Tái bút: Hình dẫn, Dao/ giao hàm nghĩa là chính giữa tức trời/ người (thiên/ nhân). Nghé/ bê ở trên cán dao/ giao (dụng dao nắm chắc cán), phải chăng mang hàm ý: con cháu cần nhớ (nhờ) tới ông bà – tổ tiên – đất trời? Cũng cùng ý nghĩa ấy được thể hiện từ rất xa xưa (“Nhớ từ Thái cực sinh ra…”) ở (các) bức tượng người đầu trâu có sừng-cứng hướng lên trời; hay trên bề mặt cổ vật ở Vân Nam có hình con bò lập thể ở chính giữa… Hướng thiện” tức hướng về trời/ thiên tức nơi tiên tổ định nguồn)?… Một điều suy nghĩ về khác biệt trong tương đồng: Người Điền ở Vân Nam ở vùng núi cao thì khó canh tác lúa nước hơn so với miền đồng bằng phù sa bồi đắp, theo đó sự hiện diện trên cổ vật của bò thay cho trâu cũng là có thể hiểu.
    Thần Nông Đầu Trâu là một vị vua nông, cũng là một vị thầy thuốc, y lý xưa đau bệnh biểu hiện ra cần phải xem xét tại căn nguyên. Tại Y Miếu Thăng Long đến nay, nơi ban thờ hậu có ba bài vị Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế. Một trong các đôi câu đối ban thờ hậu:
    0.1 神醫四世來醫宗長衍
    Thần y tứ thế lai, y tông trường diễn
    (Thần y bốn đời nay y tông dài mãi)
    0.2 黃帝千秋在古跡俱傳
    Hoàng đế thiên thu tại cổ tích cụ truyền
    (Hoàng đế nghìn năm còn cổ tích lưu truyền)
    Mọi sự vận hành trong thân thể con người thống nhất với vạn lý trong trời đất. Ý niệm tôn kính tổ tiên, trời đất truyền mãi đời sau. Thí dụ, mở đầu bài ký Bia điện Nam Giao ở Thăng Long (từ 1679 đời vua Lê Thế Tông thời Lê Trung Hưng, tấm bia hiện đặt ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam):
    “Tế Giao lại đặt tên điện Chiêu Sự là vì sao? Là vì nơi đó phụng sự Thượng đế. Làm sáng tỏ lễ Tế Giao thì việc trị nước dễ như chỉ bảo trên lòng bàn tay. Kính nghĩ, nước Đại Việt ta xây dựng mở mang trong trời đất muôn dặm như vậy. Đóng đô, xây thành rõ ràng việc xây dựng đất nước; Chọn hướng chính vị, tỏ lòng cung kính với trời. Lấy góc phía Nam thành để dựng điện Nam Giao Chiêu Sự. Vào sớm mồng một đầu năm nghênh tế ở đây. Lễ ấy cử hành trải qua bao đời vẫn giữ, nhưng xây dựng chưa được hoàn hảo, tô điểm cũng chưa thật tinh xảo, chưa đủ để báo ơn trời lớn lao. Cầu mong công trình này có được một quy chế từ xưa chưa có, làm được một việc từ xưa chưa ai làm, hẳn là phải đợi ở bậc Thánh vương có khí trượng vượt qua người thường!” – Những MÁI-CONG của các nơi thờ tự được xây dựng cho đến tận ngày nay phải chăng cũng trong dòng chảy ý niệm tôn kính ông bà tổ tiên trời đất?

      Hôm nay: 9/5/2024, 1:02 pm