Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nan giải Sơn Tinh Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Nan giải Sơn Tinh Flags_1



    Nan giải Sơn Tinh

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nan giải Sơn Tinh Empty Nan giải Sơn Tinh

    Bài gửi by Admin 13/12/2020, 2:18 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn Nan giải Sơn Tinh – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Sự tích về Sơn Tinh nhiều vô cùng, nhưng chung quy có 2 hướng kể. Một là Sơn Tinh có tên Nguyễn Tuấn, quê ở Lăng Sương, sau khi có được gậy thần sách ước, giành được phần thắng trong lần kén rể ở Việt Trì, cưới công chúa Mị Nương, con vua Hùng Duệ Vương đời cuối, rồi cùng với 2 vị Tả Hữu Kiên Thần đánh tan 2 lần xâm lăng của Thục chúa, khuyên Duệ Vương nhường ngôi mà học phép thần tiên, hóa sinh bất diệt. Những thần tích của vùng Thanh Thủy, Phú Thọ (như ở Lăng Sương) là theo hướng này. Có thể gọi khái quát đây là Thần Vương Nguyễn Tuấn.
    Một hướng kể khác hay gặp trong khu vực các làng ở vùng chân núi Tản như làng Ngọc Nhị, trưởng tạo lệ của đền Thượng Tản Viên. Theo hướng này, Sơn Tinh có tên là Hương Lang, là người con đầu trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi. Hương Lang có cây gậy thần có thể xuyên đá, trị thủy thời Đường Nghiêu, đánh bại sự tấn công của Thủy Tinh ở Bể Cạn, đi thăm thú, dạy dân đánh cá, sắn bắn ở các nơi, sau là các hành cung Tản Viên. Có thể gọi tóm lược đây là Thần Sư Hương Lang.
    Nan giải Sơn Tinh Img_1408
    Hoành phi “Phụng Tản Viên Sơn” ở đình Ngọc Nhị, trưởng tạo lệ thờ Hương Lang trên đền Thượng núi Tản.

    Việc tồn tại 2 xuất xứ của Tản Viên Sơn Thánh được ghi chép trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái cũng như trong thần tích của các làng tạo lệ thờ Tản Viên đã đánh đố nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Giáo sư Đinh Gia Khánh đã vô cùng lúng túng, không biết phải xếp Tản Viên Sơn Thánh vào thời vua Hùng thứ nhất (con của Âu Cơ) hay vua Hùng cuối cùng (Hùng Duệ Vương). Nhận định về Tản Viên Sơn Thánh thực là nan giải, chỉ có thể giải được với cách nhìn mới về lịch sử và phương thức truyền đạt của truyền thuyết Việt.




    Cách lưu truyền của truyền thuyết Việt là mỗi một nhân vật, một vị thần thánh được kể, không phải là 1 người, 1 thời điểm trong lịch sử. Mỗi hình tượng truyền thuyết là câu chuyện kể cho cả một triều đại, một dòng tộc cùng chung nguồn gốc, cùng chung người sáng lập khai mở triều đại đó. Khi nhìn nhận như thế thì câu đố về Sơn Tinh hoàn toàn có thể giải được.
    Vị Sơn Tinh mang tên Hương Lang vào thời kỳ hồng hoang mở nước, chống nước ngập ngang trời thời Đường Nghiêu, dùng gậy thần đục đá thông dòng sông Hắc Thủy ở Thác Bờ, là vua Đại Vũ trị thủy. Cái tên Hương Lang liên quan đến việc Sơn Tinh giăng lưới sắt ở Thụy Hương (Từ Liêm), chặn đường tiến quân của Thủy Tinh. Sơn Tinh mới là vị thần Hương, đứng đầu trong Tứ linh Việt: Hương Bổng Đổng Đằng. Đình Chèm Từ Liêm thờ Lý Ông Trọng với 2 sự tích ngăn thủy quái và trấn Hồ – Hung Nô thực ra là về 2 nhân vật. 1 là Sơn Tinh Hương Lang quăng võng la trừ thủy quái thời sơ sử. Một là Lý Thân, Tư lệ hiệu úy, phò mã của Tần Thủy Hoàng.
    Vị Sơn Tinh Nguyễn Tuấn phù Hùng đánh Thục, phá tan quân Thục ở Quỳnh Nhai dưới thời Hùng Duệ Vương thực ra là dưới thời Lạc Vương theo như thần tích đình Viễn Lãm (La Phù, Thanh Thủy, Phú Thọ). Đây là một trong những hoàng tử con vua Hùng trấn giữ vùng đất Lạc, giao chiến với quân Thục ở miền Tây Bắc. Vị này còn có tên là Tuấn Lương (tương đương với Nguyễn Tuấn), được phong là Tả Thánh, cũng gọi là Tản Viên Sơn Thánh, cùng thờ trên các cung điện của núi Tản. Sự kiện này tương đương với việc Bắc Bá hầu Sùng Hầu Hổ nhà Thương giao chiến với quân của Chu Văn Vương. Kết cục, Thục chúa Chu Văn Vương nhờ có mệnh trời lòng dân mà đã chiếm được vùng Lạc Việt, về dựng đô ở Phong Châu, mở nước Văn Lang.
    Nan giải Sơn Tinh Img_1530
    Tượng Nguyễn Tuấn ở Lăng Sương

    Dù là trong sự tích nào thì Lăng Sương cũng là quê gốc của Sơn Tinh và bãi Trường Sa – Tang Ma cũng là nơi Sơn – Thủy gặp nhau. Lăng Sương là quê của mẹ Âu Cơ trong thần tích Hương Lang hay của Đinh Phi thánh mẫu Ngọc nương trong chuyện Nguyễn Tuấn. Bãi Trường Sa nay ở La Phù – Thanh Thủy, là nơi Sơn Tinh gặp Thủy Tinh, Lạc Long gặp Âu Cơ, còn là nơi có dấu rồng thiêng xuất thế với sự tích về Tang Ma Động Đình Thủy Tinh Thánh mẫu. Đây là chuyện Kinh Dương Vương lấy Thần Long Động Đình trong truyền thuyết, cũng là chuyện Đại Vũ lấy người con gái Đồ Sơn thị của cổ sử Trung Hoa.

    Tản Viên Tam vị Quốc chúa trong sự tích Hương Lang là 1 vị quốc chúa của núi Ba Vì (Tam Vị) thời Đại Vũ trị thủy, khơi dòng Hắc Thủy ở núi Tam Nguy. Còn Tam Vị Tản Viên trong sự tích Nguyễn Tuấn là cặp 3 vị tướng chống Thục: Tuấn Lương, Cao Sơn và Quý Minh. Trong sự tích Tản Viên Sơn Thánh như vậy đã bao gồm giai đoạn của 2 thời kỳ. 1 là thời đầu nối tiếp Đường Nghiêu Ngu Thuấn, 1 là thời cuối của dòng theo cha Lạc Long chống Thục, tức là Lạc Vương Bắc Bá Hầu họ Sùng của nhà Thương Ân.
    Vị Tản Viên Đại Vũ Hương Lang có công khai sáng các nghề nghiệp đánh cá, cày cấy, săn bắn, chăn nuôi, nên được tôn gọi là Thần Sư. Còn vị Tản Viên Sùng Hầu Nguyễn Tuấn thiên hơn về cai trị và chống giặc nên mang danh Thần Vương. Dù thế nào thì 2 vị đều đã hóa thành bất tử, đứng đầu linh thần nước Việt bởi đã đánh dấu mốc 2 giai đoạn phát triển của lịch sử Việt, là:
    – Đại Vũ, tiếp theo thời Tam Vương, mở đầu thời kỳ lịch sử cha truyền con nối, 4000 năm trước.

    – Sùng Hầu chống Thục Vương, đánh dấu bước chuyển sang thời phong kiến phân quyền, thiên hạ trăm nhà, khoảng 3000 năm trước.

    Câu hỏi ngàn năm xưa về nguồn gốc Sơn Tinh nay đã có lời giải đáp thỏa đáng. Lịch sử thời kỳ dựng nước của người Việt cũng ngày càng sáng tỏ.
    Câu đối ở đình Văn Khê (Sơn Tây):
    南邦顯跡三峰鎮
    西土鍾英歷代褒

    Nam Bang hiển tích tam phong trấn
    Tây Thổ chung anh lịch đại bao.

    Dịch nghĩa:
    Hiển tích Nam Bang ba núi trấn
    Đúc anh Tây Thổ các đời phong.

    Nan giải Sơn Tinh Img_8674
    Chính điện đình Văn Khê

      Hôm nay: 9/5/2024, 5:49 am