Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Gậy thần sách ước. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Gậy thần sách ước. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Flags_1



    Gậy thần sách ước. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Gậy thần sách ước. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Empty Gậy thần sách ước. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ

    Bài gửi by Admin 25/11/2020, 4:00 pm

    Bách Việt trùng cửu
    Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
    Bộ Hạ
    Gậy thần sách ước

    Gậy thần sách ước. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ 123082212_1303093066723959_8102312600602388505_n.jpg?_nc_cat=107&ccb=2&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=IjEus-3GHXkAX8JrX6j&_nc_ht=scontent.fhan3-2
    Tượng đá cổ ở đền Thượng Tản Viên

    Khi đó Tùng Công còn đang lên núi Tản hái củi đem về bán mà nuôi mẹ, nên không có ở nhà. Những người trong động thấy việc như vậy bèn cùng ra nơi ấy (tức là bên góc ruộng nơi nhà Thái bà ở) mà làm lễ. Lúc ấy Tùng Công mới trở về đến nơi, thấy Thái bà còn đang nằm ở nơi đó, gió mưa mù mịt, nổi vù vù bốn mặt tựa như sấm vậy. Tùng Công cùng với người trong động khi đang tìm nơi làm lễ táng thì thấy mối đùn thành mộ (chính ở tại nơi góc ruộng có miệng giếng, có bàn thạch chính nơi dựng nhà, trước đây là chỗ sinh Tùng Công).
    Lại kể rằng Tùng Công từ khi Thái bà tạ thế trong trăm ngày đều ở đó, nhà cửa cùng quẫn, tứ cố vô thân, sống trong căn nhà nhỏ ở chỗ xa xôi. Một hôm gần tối, thấy một lão bà từ bên ngoài đi vào, không biết từ đâu tới, là người rất kỳ lạ, đứng ở trước sân mà rằng:
    Người con côi! Người con côi!
    Quân tử vốn khó khăn
    Hồng nhan nhiều gian nan
    Con hiếu sẽ được yên
    Muốn lập thân thành nên
    Hãy về với mẹ nuôi
    Dựa vào núi Tản thiêng.

    Lời dứt thì biến mất. Tùng Công biết là mẫu thân dạy vậy, bèn làm một lễ nhỏ, cẩn thận đặt trước mộ nhà rồi đi. Sau cùng về với lão bà Ma Thị mà ở.
    Đến một hôm lên núi Tản Linh chặt một cây to cành lớn. Trong hôm đó về báo cho người trong động (tức động Mang Bồi) cùng lên chặt gỗ. Nhưng mà ngày hôm sau đến nơi, thì thấy cây gỗ cành lá vẫn xuân xanh, tươi tốt như nguyên. Nguyễn Tùng lấy đó làm sự lạ thường, bèn lại một lần nữa chặt cây, rồi giả như đi về, quay lai nơi ấy để xem ra sao. Đến ban đêm thấy một ông lão thần cao hơn một trượng, râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ hoa, mình khoác áo gấm, lưng thắt khăn đỏ, chân đi giày mây, tay phải cầm một cây gậy trúc, thong dong bước đi như hoa gấm đùa phượng, bút ngọc vờn rồng, nếu không là nơi Vườn Kỳ thì cũng thành vật lạ chốn Lãng Uyển. Theo sau có một hề đồng cầm một cái chuông đồng, lắc liền ba hồi. Lão ông miệng niệm thần chú, dùng gậy mà chỉ. Bỗng thấy vụt kéo tới một trận sấm gió bồng bột, sắc mây đê mê. Tinh thần hội đồng nơi đỉnh núi biến loạn. Mắt mày trời đất chao đảo quay cuồng. Cái cây lớn hồi sinh.
    Nguyễn Tùng nhìn thấy rõ ràng bèn đứng dậy chạy lại nơi cây cổ thụ, hai tay ôm lấy ông lão mà hỏi rằng:
    – Ông lão từ đâu đến đây? Từ đâu đến đây? Tên cụ là gì? Sao vì thương xót một cành cây già mà phụ nỗi mong mỏi của người dân đói lạnh?
    Ông lão rằng:
    – Ta là đại thần tinh núi, tên gọi Thái Bạch Thần Tinh Tử Vi Thiên Tướng, vâng sắc chỉ của Ngọc Hoàng xuống trông giữ vùng núi non. Nay cái cây này là cây ngô đồng quý, giúp thánh ra đời, lầu phượng dựng nên, chính là trời sinh mộc chủ trong núi Ngọc Tản, không thể chặt được. Trái lại, ta phải giúp giữ cây này để cầu cho non sông vững mạnh, đất nước bền lâu, vua trị được thấy có ngày thái bình vậy.
    Nguyễn Tùng chắp tay vái mà nói:
    – Lời nói của thiên tướng đã làm sáng tỏ lòng mong mỏi một bề. Lại bàn bụi trần khói bay, kiếp người phù du, có có không không, sinh sinh hóa hóa, cơ diệu khó đoán, sự biến khôn lường. Cả trời đất đều chung lý ấy. Tùng tôi nay nguyện được nhận gậy thiêng cùng với thần chú để cứu việc sinh tử người đời, để báo ân sâu cha mẹ, sau là có thể cầu được phúc vậy. Khỏi phải đi kiếm củi nuôi mẹ nữa.
    Ông lão nghe lời nói biết là bậc đại hiếu, không phải dạng người thường, bèn lấy gậy thiêng cùng thần chú giao cho. Lại nói rằng:
    – Một đầu gậy có thể cứu sống người. Đầu dưới có thể trừ diệt hại. Chỉ đất đất nứt, chỉ nước nước cạn, phép thật linh nghiệm, cơ thật diệu huyền. Nếu chỉ trời thì khắc mây bay mưa tạnh, chiếu tận cửu trùng. Hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận! Không thể! Không thể!
    Nói xong bay lên không mà đi. Nguyễn Tùng từ khi được gậy và chú, vui mừng liền trở lại núi Tản Linh, bái tạ mẹ nuôi mà nói rằng:
    – Con nay có được gậy thiêng của thiên thần, có thể cứu rõ được sinh tử thế gian.
    Việc xong thì về động cũ Lăng Sương, nhân từ đó xưng là Thần Vương. Mọi người trong động (tức là động Lăng Sương) đều kính phục. Tùng Công sửa sang lại nhà cửa lăng mộ, làm lễ bái yết các tiền nhân, nhờ thác nhân dân lo việc hương đèn. Mọi người đều làm lễ nhận việc đó (hôm đó là ngày 4 tháng 4).
    Xong việc Thần Vương (tức Tùng Công) cùng ngày lên đường. Đi qua chỗ đất sách Thủ Pháp (thôn Cốc). Sách Thủ Pháp hay có nạn voi hổ hại, nhân dân rất khổ sở. Thần Vương đến nơi đất ấy, bỗng thấy một đám voi hổ hơn trăm con đang ngậm ba bốn người của sách Thủ Pháp. Lối về bị chắn mất bởi đàn trăm con thú chạy qua lại. Thần Vương lấy gậy chỉ vào, tức thì hổ Bắc voi Nam, cùng bỏ người ở nơi đất đầu gậy mà chạy mất. Thần Vương lại chỉ gậy ở đầu sinh. Những người đó đều sống lại. Nhân dân nơi ấy (tức sách Thủ Pháp) đều thấy việc lạ ấy, ngay hôm đó (ngày 5 tháng 5) cùng đến làm lễ bái hạ, xin làm thần tử. Thần Vương đồng ý. Từ đó voi hổ không dám xâm phạm, nhân dân đều được yên ổn nơi ruộng vườn đó. Thần Vương lại đi tiếp đến bên bờ sông, nhìn thấy sông lớn một màu, sương mù bay phủ mờ mịt. Bến sông không một chiếc thuyền. Thần Vương lấy gậy chỉ vào, tức thì nước rẽ mở thông suốt thành một con đường, đi qua đó như đi trên đất bằng vậy.
    Vương đi đến trang Ma Xá châu Trung Độ (còn gọi là Trường Sa). Trên đường bỗng thấy đám trẻ chăn trâu đánh chết một con rắn đen rồi cùng đem mà reo đùa. Thần Vương thấy vậy động lòng thương xót muốn cứu, bèn nói với lũ trẻ chăn trâu rằng:
    – Các ngươi sao lại đùa nghịch như vậy. Nay hãy bán lại con rắn này cho ta.
    Lũ trẻ chăn trâu cười mà bằng lòng. Thần Vương lấy 36 văn tiền để mua, đem đến phía trên bãi Trường Sa, miệng đọc thần chú, dùng gậy thiêng chỉ vào. Tức thì như mộng mị chạy dẫn ở đầu gậy, con rắn sống lại. Rắn đen dập đầu bái tạ Thần Vương, trên đầu rắn có chữ Vương. Thần Vương đứng đó xem thì thấy rắn đen trở đi, giữa sông tách thành đường nước, mới biết đó là con của Long Vương (khi đó người ở Ma Xá thấy sự lạ đó đều đến làm lễ bái, xin làm thần tử).
    Từ đó Thần Vương lại trở về nhà ở động Lăng Sương (tức là nhà và lăng của mẹ đẻ). Rắn đen trở về đến Động Đình, đem sự việc tâu lên. Đế Quân cảm công đức ấy bèn sai Thái tử (tức là con rắn đen) cùng với đô đốc Giao long đến đón Thần Vương ở động. Thần Vương tạ từ mẹ nuôi Ma Thị rồi theo sứ giả mà đến Thủy cung. Đi qua tường gấm cửa son, thấy gác ngọc lầu châu trùng trùng điệp điệp, tướng côn ngao ba ba lớp lớp hàng hàng, cùng với quân binh tôm, cá, rùa vây quanh hai bên. Đế Quân ngồi ngự ở chính giữa, mời Thần Sư đến ngồi ở long sàng bên phải, phán rằng:
    – Gót rồng Đông Cung chính là Thái tử của Trẫm. Hôm trước đi dạo ở Tùng đài Linh điện, chẳng may gặp biến ở châu Trường Sa, may nhờ Ngài cứu khỏi, thật là ơn lớn. Hôm nay mời đến là muốn báo đáp tấm lòng ấy.
    Thần Vương tâu rằng:
    – Thủy phủ dương gian hai đường khác biệt. Cốt rồng sâu rộng, đâu chạm đến thổ địa. Nhà tôi vốn làm việc thiện đạo âm thầm, lại được thần phép. Buổi trước cũng có đi dạo mà cứu được sự biến, đó là bởi ở lòng người. Đâu ngờ hôm nay được gần dung nghi sáng rỡ. Không dám mong báo đáp vậy.
    Cùng ngày khắp trong cung mở tiệc hội lớn, bày trải chiếu hoa rồng, thắp sáng bởi đèn dầu phượng, bình hương trướng ngọc, vàng bạc mã não, kỳ trân dị vật, đều là những thứ trên trần thế không có được. Tất cả bày ra la liệt trước mắt đều là cỗ ngọc đồ ngon. Đế Quân tự tay rót rượu mời. Thần Vương phục tâu rằng:
    – Tôi thường vẫn mong gặp được những nơi kỳ khoáng. Nay may mắn đi xa vượt sóng mà tới được cảnh đây. Bình sinh chưa từng mơ thấy sự vui như vậy. Đâu dám không uống rượu cho say hết mình.
    Tiệc xong, Đế Quân cảm tạ bằng vàng bạc châu báu. Thần Vương cố từ chối không nhận. Thái tử mới nói riêng rằng:
    – Nay đã thấy mặt rồng, đúng là cơ hội ngàn năm có một. Công đức của Thần Sư như biển kình núi ngao, tiền tài đều nhẹ như lông hồng, báo đáp bao nhiêu cũng không đủ được công đức ấy. Nay Đế Quân có một quyển sách thần, truyền đủ phép lạ, nguyên gốc thông đất thấu trời đều ở trong cuốn sách thần ấy. Nếu Thần Sư muốn cầu, tôi sẽ tâu riêng với Đế Quân để xin cho được.
    Thần Vương nói: Được. Thế là Thái tử tâu lên. Đế Quân cảm công đức của Thần Vương, liền mới lấy cuốn sách ấy ban cho. Thần Vương xem kỹ sách đó, rồi từ biệt. Long Quân sai Thái tử cùng dẫn quân tiễn tới tận bãi sông mới quay lại. Đời sau có người làm thơ khen làm chứng:

    Không gặp làm sao có kiếp sinh
    Khi đi là nghĩa, về là tình
    Quay lên đỉnh Thứu, người còn vọng
    Trở lại cung Rồng, khách chẳng đành
    Một dải âm dương đôi tách ngả
    Chín trời mây nước mộng ba canh
    Tạm biệt cửa sông hai mắt dõi
    Tương tư chốn ấy bởi xa tình.

      Hôm nay: 9/5/2024, 6:40 am