Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tiền Thánh mẫu. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Trung Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Tiền Thánh mẫu. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Trung Flags_1



    Tiền Thánh mẫu. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Trung

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tiền Thánh mẫu. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Trung Empty Tiền Thánh mẫu. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Trung

    Bài gửi by Admin 23/11/2020, 9:36 am

    Bách Việt trùng cửu –
    Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
    Bộ Trung
    Tiền Thánh mẫu. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Trung 121011793_4484934428214481_9147957678133295651_o.jpg?_nc_cat=110&ccb=2&_nc_sid=825194&_nc_ohc=Z9PWeSMhmeUAX8WZeVX&_nc_ht=scontent.fhan3-1
    Lại kể rằng triều Kinh truyền 18 nhánh tới Duệ Vương, ngự ở đô thành Việt Trì bên sông Bạch Hạc, lập nước tên là Văn Lang, kinh đô là thành Phong Châu. Duệ Vương có tư chất thánh triết anh hùng, nối thừa sự nghiệp khai mở của tổ tông, vun đắp của các thế hệ, cơ đồ thịnh trị 17 đời, trong luyện võ lược, ngoài giữ biên phương, cố gắng hưng bình cho yên Trung Quốc, theo gương trị vì của các đời vua trước, khâm sùng đạo trời, kính sự quỷ thần, trời giáng điềm lành cùng với quốc gia. Người đời đều gọi là vị vua hiền vậy.
    Trong thời của Duệ Vương ở động Thuận Bình, phủ Triệu Châu, xứ Thuận Hóa có một nhà trưởng bộ, họ Đinh tên Bích, Lấy vợ ở trang Hạ, xã Cao Quần, huyện Chân Định, phủ Kiến Xương, xứ Sơn Nam, họ Dương tên Hằng. Vợ chồng kết tóc, cầm sắt thanh hòa. Ngày tháng đi qua, Trưởng ông tuổi ngoài 50, Thái bà đã hơn 40 mà chưa thấy lan quế trước nhà nhập mộng. Trưởng ông vốn có đức hậu lòng nhân, trọng nghĩa khinh tài, rộng thí giúp người, không hề có chút hại người, tham tưởng vật lợi, tâm sáng cho việc cứu nhân, không gì là không có ý giúp đỡ, điều thanh kỳ thực là bậc chân thế hiền nhân, bản tính là người trong giới tuấn kiệt. Thái bà lại có lòng nhân ái, kính thuận khiêm tốn, ăn ở ôn hòa mà có đủ tứ đức, phong cách kính yên như Nam Giản, nhất nhất theo nhà họ Đinh, nối tiếp nét đẹp bóng tốt Cam Đường, đúng như Hằng Nga trên mặt trăng, thực là bậc nữ trung Nghiêu Thuấn.
    Lại nói tới việc ngọc sứ, lan quế khi đó còn chưa thấy sinh. Một hôm Trưởng ông nói với Thái bà rằng:
    – Vợ chồng chúng ta, tuổi nay đã cao, giọt sành chưa ứng, chưa động lòng trời thì không đạt được việc người, hẳn là còn thiếu. Chi bằng lúc này cố tìm đền thiêng mà trai giới thành tâm, làm lễ cầu đảo các thần kỳ tinh túy, núi sông trời đất, may thì có thể được ban rủ phúc lớn.
    Dứt lời liền chuẩn bị lễ vật, hai vợ chồng cùng lên chùa Tây Thiên núi Tam Đảo, dâng hương cầu nguyện, cầu đảo mong được điềm lành giáng ứng, mong thấm ơn ban, vạn nhờ trời đất thần phật giúp cho được vậy. Khấn chúc xong thì mặt trời đã khuất sau núi, trời trở tối. Bèn lưu nằm tại đó để cầu ứng mộng. Đến cuối canh ba, Thái bà mơ màng như mộng, bỗng thấy trong chùa mây khói từ trên trời cao giáng xuống, bao phủ mù mịt. Trong chùa thấy một ông lão râu tóc bạch phơ, mình mặc áo xanh, đầu đội mũ trăm sao sáng láng, chân đi giày hình rùa tỏa sáng vạn nhẫn, tướng mạo đường đường, thầm oai lẫm liệt, tay cầm một cây gậy ngọc. Theo sao có 5-6 tiểu đồng mang đàn, sách, quạt lông cùng với một bầu rượu, tiến thẳng vào trong chùa, nói với Thái bà rằng:
    – Hãy nghe mệnh! Thiên Đế lệnh cho ta đến. Vợ chồng bà quả là những người có lòng tốt. Hoàng Thiên đã thấy, xem xét cơ duyên, mới lệnh cho ta đem một viên ngọc trắng giao xuống.
    Lão ông ném cho Thái bà, lại ngâm tụng rằng:
    Trời cao có nẻo chiếu nhân gian
    Có phúc đều do phúc báo hoàn
    Ngọc báu nay ban cho đến chỗ
    Đảo Sơn, Tản Lĩnh đối cùng ngang.

    Ngâm xong lão ông bay lên trời cùng các đồng tử biến mất. Thái bà cầm ngọc cất vào trong bụng. Bỗng nhiên tỉnh lại, mới biết là nằm mộng. Bèn đem việc này kể lại với Trưởng ông. Sau khi dập đầu bái tạ trước điện Phật, vợ chồng quay về. Mới được trăm ngày, một hôm, đang khi giữa giờ Ngọ, bỗng thấy một con chim lạ lông cánh năm sắc, chân mỏ màu đỏ, từ trên trời hạ xuống, bay thẳng vào trong nhà, đậu ở trên nóc. Xung quanh phòng trong nhà trong chốc lát đều sáng bừng lên vậy. Thái bà thấy vậy tự nhiên chuyển ý mà hoài thai. Tới ngày 6 tháng Giêng năm Kỷ Sửu vào buổi tối cuối canh năm Thái bà đang ngủ bỗng thấy một đám mây hồng từ trên trời hạ thẳng xuống trước sân. Thái bà nhìn ra xem thì thấy trong đường mây có một người con gái rất đẹp, áo xiêm sáng lạn, cân đai huy hoàng, cưỡi trên xe mây, hai bên trái phải là quạt gấm, cùng với các thanh đồng, trinh nữ hơn mười người, cùng theo hai bên. Tiếng đàn sáo Tiêu Thiều, Nhã Nhạc vang lên. Từ từ mà hạ xuống trước sân, đi thẳng vào trong nhà. Thái bà cất hỏi thì bỗng nhiên tỉnh dậy thấy trời đã sáng.
    Tới ngày mồng 7 đến lúc đầy kỳ sinh hạ một người con gái, phong tư đẹp lạ, cốt cách thanh kỳ, môi như hoa hợp dạ, sắc tựa vẻ phù dung, nét mặt như gương ngọc bình bạc, má hồng như lầu châu tường họa, thân tự phát ra mùi hương thơm ngào ngạt. Vào lúc đó khi sinh gió mưa mờ mịt, mặt trời như bị che khuất. Chỉ có nơi sinh nhà mái vẫn sáng quang, bốn bề vang vọng tiếng nhạc tiếng ca. Ba ngày sau mới thấy bầu trời sáng lên, tiếng ca mới ngừng.
    Cha mẹ rất yêu quý. Được trăm ngày mới đặt tên là Đinh Thị Ngọc. Lúc Nương lên 3 tuổi trong động có một gia tộc lớn họ Mãn, tên là Trương, nhà có nhiều gia đinh nên sinh kiêu ngạo ngang ngược. Trưởng ông vốn tính thanh liêm, có lòng từ ái, tuy làm trưởng bộ mọi người trong động nhưng không hề phạm tơ hào hối lộ. Còn họ Mãn vốn hay có tâm nhũng hại, tham tài sắc, thấy Công thanh liêm chính trực, người trong động đều yêu kính mến mộ theo tâm đức của Công nên họ Mãn sinh lòng gây ác, thầm viện người ở động bên, kết bè đảng muốn gây hại, mưu giết Công. Có người báo với Công. Công trong lòng còn chưa tin.
    Tới sau đó nửa tháng, vào lúc trời tối, bỗng thấy ông Mãn Trương cùng với hơn trăm người cầm theo khí giới sắc nhọn, tiến thẳng đến nhà Công. Công biết ý đó nên liền dắt Ngọc Nương chạy thoát. Khi đó ông có người em gái ruột (tên là Đinh Thị Điên) cùng theo ông đi trốn, cùng với Thái bà cộng là 4 người cùng chạy. Còn những người hầu trong nhà đều trốn đi các nơi. Mãn Trương tìm kiếm trong nhà không thấy một ai, rất là tức giận, liền đốt hủy cả nhà, lấy hết tài sản, dẫn quân binh trở về. Tới nửa đường gặp đàn hổ đón bắt Mãn Trương mà ăn thịt.
    Lại nói Công từ lúc bị nhà họ Mãn gây hại thì chạy vào trong núi sâu mà đi, không quay trở lại. Công dẫn con cái cùng với em gái chạy bộ, cứ theo chân núi mà đi. Hơn mười ngày đêm đến các châu động xin ăn, trú ở ngoài dưới các gốc cây to hoặc đêm ở những nơi đó. Thái bà ôm Nương ngồi ở đâu thì thấy ở đó ánh sáng chiếu lên, cả khu sáng tỏ.
    Một hôm ông đang đi trong chân núi, bỗng lạc mất đường. Cây cối rậm rạp, cây to chọc trời, các khe nước bao quanh, hổ báo chạy tới lui mà gầm rú, nhìn bốn phía có tới hơn trăm con chạy đến. Trưởng công nghĩ tưởng khó có thể thoát được nơi mãnh thú này. Chỗ đó rừng sâu rậm rạp, không có lối ra. Ông thấy thảng thốt bàng hoàng, rất kinh sợ, mới ôm dẫn vợ con cùng với em gái nhảy vào trong chỗ đó. Hổ thú chim chóc bao vây bốn phía, tiếng kêu như sấm nổi lên. Trưởng công và Thái bà đều than khóc. Duy chỉ có Ngọc Nương là vẻ mặt không đổi, cất tiếng cười, hô chỉ mắng chửi. Mãnh hổ tất cả đầu quay đầu không dám nhìn vào Nương (khi đó Ngọc Nương mới 5 tuổi). Đám hổ dần dần tiến lại. Trưởng ông rất sợ hãi mới ngửa mặt lên trời mà than rằng:
    – Hoàng Thiên sao lại phụ người có lòng nhân mà không cứu vậy!
    Ông vừa than xong, bỗng nổi lên một trận gió lớn, trời đất trong khoảnh khắc tối mờ. Rồi trong phút chốc trời đất sáng trở lại. Lũ hổ đều đã biến lui.
    Lại thấy một lão ông thân dài 7 thước, quần áo vân gấm màu xanh, đầu đội mũ đốm, râu tóc bạc phơ, tay cầm một chiếc quạt lá cỏ và gậy trúc. Theo sao có 1 thanh đồng, tay cầm bầu rượu, không biết từ đâu tới. Chỉ thấy ở nơi đó vừa đi vừa cười, đọc bài thơ rằng:
    Trong thân có ngọc cớ sao lo
    Còn cười trời được, thật là ngô
    Người lòng trong sạch đâu sợ nạn
    Cuối cùng sẽ được việc không ngờ.
    Ông nghe lão ông đọc ngâm biết là lòng trời muốn đùa với Công mà cho đàn hổ đến xem ý ra sao, mới có nạn đó vậy. Nên lão ông này tất là bậc thần tiên, thấy ông lúc cùng quẫn kêu đến trời mới giáng xuống mà báo giúp, chứ trên trần thế không có người nào như vậy. Ông mới vui mừng mà hỏi rằng:
    – Lão ông từ đâu tới? Xin cho hỏi, chỗ này không có đường xá, bốn bề là khe vách cây cỏ, chỉ toàn là thú dữ, cây xơ xác, không thấy tiếng nhân dân ở đâu. Đường quay lại bị cản trở, mây móc tối tăm. Không biết đường đến đâu mới ra được chỗ có dân cư. Xin lão ông biết đường ở hướng nào chỉ giúp thoát khỏi chỗ tối tăm này.
    Lão ông ngửa mặt lên trời cười mà đọc ngâm:
    Đường mây lớp núi thấy trùng trùng
    Người được ý này dễ thoát chung
    Một phiến mây trùm trên bảo ngọc
    Hướng Tây đi tới chỗ người cùng.

    Lão ông đọc xong thì bay lên không mà đi. Ông bèn ngửa mặt lên xem xét, thấy một đám mây màu nhạt phủ bay trên trời phía trên đầu Ngọc Nương. Đám mây trôi đi trước. Công cùng Thái bà và em gái dắt Ngọc Nương nhìn mây mà đi theo hướng Tây. Được vài bộ thì thấy một tảng đá lớn chắn đường, không có lối đi. Công bèn xem xét ở quanh tảng đá, thấy một hang đá. Công chui vào hang đá lại thấy trong hang có một con đường nhỏ. Công cùng vợ con lách người mà đi, vượt qua hang đá thì mở thành đường lớn. Trong khoảnh khắc đã tới châu Hoan (tức là Nghệ An sau này), qua đền Khổng Tước (tức là đền Cuông). Công lại thấy lão ông ở đó, báo vào trong cửa đền. Công bèn đi theo để làm lễ tạ. Khi vào trong thì không thấy đâu nữa. Ngửa lên xem phía trên đền có dòng chữ lớn khắc trên biển được trang trí bằng vàng sáng láng, đề rằng:
    Hùng Vương điện, Nam Thiên Thánh tổ”.
    Công biết đấy là Hùng Vương đã xuống răn dạy. Công bèn làm lễ bái tạ trước điện.
    Lại đi tới châu Ái, đến châu Đà Bắc. Công bèn ở đất đó. Công vốn thạo nghề phong thủy, thường đi tìm xem đất. Người dân ở các châu động tại Đà Bắc đều kính phục, cử làm thầy tướng địa lý. Công cùng với vợ ở đó, qua được 7-8 năm, trở nên giàu có phong lưu.
    Khi ấy ở động Lăng Sương có một trưởng bộ, họ Nguyễn Cao tên Hành, gia thế giàu có, tính tình nhân ái, kính mến người trong động, lại thạo việc cung tên, thường đi săn bắn. Ông tuổi đã cao mà nhưng chưa thấy mộng lan quế. Thái bà mất sớm. Lúc ấy Cao Công nghe tiếng Đinh Công ở Đà Bắc là người có đức lớn, thường dùng gia tài đãi khách, giúp đỡ mọi người, thật là một người tốt. Cao Công đi săn ở nơi ấy (tức Đà Bắc), kết bạn với Đinh Công, giao tình thân sâu.  Một hôm Cao Công thấy em gái của Đinh Công (tức là bà Thị Điên), có ý yêu mến, nhờ mai mối đến hỏi cưới. Đinh Công vốn trọng tình cảm với Cao Công nên đã gả cho. Hôn lễ xong Cao Công bèn đón về nhà ở động Lăng Sương ở.
    Vào lúc trời xuân hòa khí, Đinh Công cùng người thân đi ngắm sông núi, xem xét địa hình phong thủy, tới động Lăng Sương (động Lăng Sương bốn ở tại đất huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa, xứ Sơn Tây). Công đi ngắm phong cảnh đồng nội, lại thấy núi cao muôn vẻ, sông chảy miên man, non nước như vẽ, cây cối sum xuê, chim ca vượn hót véo von, đài phượng gác mây lung linh, thành một cảnh đệ nhất trời Nam. Đinh Công thấy quý cuộc của vùng đất, phong tục nhân dân thuần hậu, sơn thủy hữu tình, Công hứng khởi mới làm một bài thơ rằng:
    Tạo hoá sinh thành tú khí linh
    Lăng Sương đất ấy bốn kỳ hình
    Lầu rồng gác phượng sinh hiền chúa
    Voi phục lân chầu xuất thánh minh
    Giếng ngọc giấu châu, sinh bất diệt
    Ấn đeo chuôi bạc, thọ mà vinh
    Dân phong thuần hậu cùng vui vẻ
    Khắp chốn chầu tôn đất tối linh.

    Lại nói Công đến chơi với ông Cao Hành được vài chục ngày thì quay về Đà Bắc. Khi ấy Ngọc Nương đã 16 tuổi. Một hôm (tức là ngày mồng 2 tháng 2), Thái bà không bệnh tự nhiên nằm trong nhà mà hóa. Công làm lễ an táng tại đó (tức động Thanh Khê, châu Đà Bắc). Qua mấy năm sau, ông Cao Hành đến đón Đinh Công trở về ở động Lăng Sương. Từ đó Công chuyển đến ở Lăng Sương. Ông là người có đức tính rất tốt, hiền, độ lượng hơn người, xứ ấy ai ai cũng phục, động Lăng Sương đều kính mến. Ông Hành tuy là em rể (lấy em gái nhà họ Đinh), nhưng đối xử với anh như cha mẹ sinh ra vậy. Khi đó Ngọc Nương tuổi đã 16, hoa xuân hương nhị, trăng thu đang rằm, có dung nhan chim sa cá lặn, có nét vẻ hoa thẹn nguyệt nhường, tính đức hiền hòa, là một người con gái hiếu thuận, trên đời khi ấy không có ai được như Nương. Trên lưng ở người Nương có điểm sao Thất diệu, không dùng nước lan mà tự có hương thơm, bẩm tính như tiên, dung mạo không như người phàm trần có được.Lại nói Đinh Công ở đất đó được quãng 3-4 năm. Than ôi, đạo trời gây nên bất hạnh! Em gái của Công qua đời (tức là vợ của ông Cao Hành, em ruột của Đinh Công, tên Đinh Thị Điên). Bà Đinh trước lúc lâm chung có dặn lại với anh trai (tức là Đinh Công) cùng với ông Nguyễn Cao (tức là chồng) rằng:
    – Niệm tình bạn của anh, chồng của em mà xin lại gả cháu cho ông Nguyễn Cao để giữ quyền trông nom việc nhà. Em tất như thế mới được nhắm mắt yên lòng.
    Đinh Công rất thương xót em gái, lại biết ông Nguyễn Cao là người có tình nghĩa, bèn đồng ý gả cho để nối tiếp vị trí của cô ruột. Từ đó Ngọc Nương lập gia thất, chỉ theo một thuyền, hiền thảo đảm đương việc nhà, sánh như thánh nữ Hằng Nga, cùng ngang vợ hiền Khương Phụ, duyên hài cầm sắt, tình như loan phượng, thấy điềm gót lân sắp có.
    Ngày tháng đi qua, được hai năm rưỡi. Một hôm (ngày 15 tháng 4) trời đẹp hai vị Công (tức Đinh Công và Cao Công) đi ra ngoài săn bắn, ngắm cảnh núi sông, ngao du tìm rồng bắt hổ, bắn thỏ đuổi cáo làm thú vui. Nhân đó đi về đến Đà Bắc, thăm lại mộ của Thái bà.
    Sau đó khoảng một tháng, lại trở về ở nhà. Tới trời mùa Đông tháng 12, một hôm (tức ngày 15) hai ông đi săn bắn, thầy trò trở về tới nơi chợ (tức là chợ Lăng Sương). Hai ông (tức Đinh Công và Cao Công) ngồi nghỉ, vui đùa uống rượu ở trong chợ. Rượu say bèn cùng nhau xuống khe nước mà tắm (khi đó ở gần chợ có một cửa khe giếng nhỏ). Tắm xong lại vào quán trong chợ thì bỗng nhiên thấy đau đầu rồi cùng nhau mất (khi đó Đinh Công đã 78 tuổi, Cao Công cũng đã 72 tuổi, ngày 15 tháng 12 cùng hóa).
    Các gia nhân của hai ông thấy sự đó đều sợ hãi, chạy về động, gọi Thái bà (tức Ngọc Nương) cùng với người trong động cùng đến trong quán chợ, thì thấy hai ông đã hóa. Thái bà bèn làm lễ an táng ở nơi đất đó (tức là chợ Lăng Sương, đất An Bắc). Trong 3 năm các tiết, đều làm lễ tuần chay 49 ngày, làm trọn lễ hiếu. Ruộng đất của nhà chia mười phần, chỉ giữ lại một. Thái bà thật là người làm việc đức, giúp người nghèo, dưỡng người già, cứu người khi chìm đắm, giúp người lúc nguy nan, trọng nghĩa khinh tài. Hàng ngày thường giúp đỡ người dân các gia đình trong động. Không lấy tiền công, chỉ ăn cơm đủ bữa mà khi đi về dù nắng hạn mưa sương đều không rơi trên đầu. Hoặc đi kiếm củi phát cỏ, hoặc gánh nước cấy lúa, thì nơi bà ở trên trời có một áng mây màu nhạt tròn như một cái ô lớn che ngay trên đầu của Thái bà. Dù là vào những khi nắng lớn thì nơi Thái bá vẫn giâm mát. Hoặc khi mưa to giáng lũ thì chỗ Thái bà vẫn quang tạnh.
    Một hôm Thái bà đang cấy ở ngoài đồng, bỗng nhiên thấy trên trời có tiếng kêu hô, bốn bề ảm đạm huy hoàng. Thái bà bèn ngước mắt lên nhìn thì thấy ở cái giếng trong nơi động (nơi đó có tên là xứ Đồng Cốc, tại chỗ ruộng lúa của Thái bà), mây lành khắp chốn, sương mù tỏa sáng. Có một con rồng cuốn lấy nước ở bên miệng giếng, phun sóng như châu ngọc.Từ đáy giếng bỗng chốc bốc lên mù mịt như mây khắp không trung, tỏa che mặt đất. Mùi hương đầu núi ngào ngạt. Rồng bay lên không mà đi.
    Thái bà (tức là Đinh Thị Ngọc Nương) liền bỏ lúa đang cấy ở ruộng, đứng dậy nhìn lên trên trời. Lại thấy một đám mây năm sắc hình như một con chim điêu lớn bay trên trời, tiếng kêu như tiếng chuông đồng, từ từ từ trên trời mà hạ thẳng xuống đầu Thái bà. Một làn gió mát nổi lên, nhập vào trong thân như là đón người. Thái bà tự nhiên nhẹ bước đi trên không, đến bên giếng chỗ một bàn đá trắng (chỗ đó có một bàn đá trắng), bước lên đó mà tắm gội. Thân mình tự như bao bởi nước hương, khói mây thơm phức, khí lành dày đặc, núi sông anh dưỡng, sông biển đúc lành, cảm thấy khắp người như mây lành bao phục không dứt. Sau đó tự nhiên hoài ý mà có thai.
    Khi ấy có người hào phú là Lê Hùng, cai quản trong động, muốn lấy Nương nhưng không được. Nay lại thấy Nương có mang thai thì trong lòng rất tức giận. Liền cùng với người trong động đến tụ tập ở ngoài quán, ngay hôm đó truyền mõ làng đến nhà bắt Thái bà ra quán để các chức sắc hỏi sự tình, bắt ăn phạt vạ họa hoang dâm. Thái bà nghe vậy mới đi theo người mõ ra tới quán. Thấy Lê Hùng và các hương chức hơn mười người, đều là họ hàng của Lê Hùng. Đám người trước là ra oai, truyền mõ cùng với Đinh Thị đến nhà Thái bà, lấy hết gia tài, bán đi khu đất. Thật là họa phạt vạ rất ô nhục. Phạt vạ được ba ngày, bỗng thấy một đàn hổ hơn mười con xông vào thẳng trong khu dân cư của động mà bắt hết bè đảng Lê Hùng, tất cả hơn mười người, đem tha xác lên trên đỉnh núi Thu Tinh rồi tản đi. Nhân dân trong động khi ấy đều kinh sợ chạy trốn. Những người đã mua đất đai đều đem trả lại cho Thái bà, không dám chiếm giữ. Nhưng Thái bà đã rất hận những người láng giềng xấu mặt, không ở tại đất đó nữa mà dựng nên một gian nhà cỏ ở ngoài khu dân cư nơi đầu ruộng cạnh chỗ giếng nước (giếng này là nơi Rồng vàng đã lấy nước cho Thái bà tắm gội, có đất đẹp quý cuộc, mạch dẫn Canh Tân, thế hợp Đinh Quý, trái phải có voi ngựa rồng hổ phượng chim, hình người đang bái, rùa rắn trống cờ, nhất nhất quay đầu cùng lại chầu, ở ngay phía sau có một động cao làm đài lầu, phía trước có dòng nước ở minh đường, cùng với giếng thành hình chữ Ngọc).
    Lại nói Thái bà từ khi đến ở đất đó, mỗi tháng hai kỳ sóc vọng đều thấy hổ về nơi đó nằm chầu trước sân một lúc rồi đi. Thái bà có mang 14 tháng tới năm Đinh Tỵ vào ngày 14 tháng 1 đúng vào giữa đêm Thái bà đang nằm ngủ say, mơ màng như mộng, bỗng thấy một ánh hào quang xán lạn, lại thấy một vị quan y phục cân đai chỉnh tề, cưỡi một con ngựa trắng đến thẳng nơi Thái bà đang nằm, tay cầm một bức chiếu chỉ rồng, quỳ trước mặt Thái bà mà tuyên đọc rằng:
    – Thời gian hạn định Thiên thần xuất thế đã đến. Khâm mệnh Thiên tào, báo sự này cho hiền nhân Đinh Thị biết. Nay sẽ sinh Thánh, quyền chưởng các thần kỳ ở Lăng Sương.
    Quan nhân đọc xong cưỡi ngựa biến mất. Thái bà tỉnh lại thì trời đã sáng. Hôm ấy (ngày 15 tháng 1) Thái bà đang ngồi ở trên bàn đá trắng, bỗng thấy mây bay năm sắc, ánh hào quang chiếu xuống, chim phượng hổ báo trăm loài thú đến chầu ở nơi đó. Đến giờ Thìn sinh được một người con trai, hình dạng tuấn chỉnh, khí mạo khôi ngô, ba ngôi cân xứng, năm gò chầu về, cao vượt hơn hẳn bình thường, mắt như sao đẩu chiếu sáng, mặt như thái dương xán lạn. Vào lúc ra đời, trời đất mờ mịt, sấm sét ầm ầm, đáy giếng nổi sóng to, rồng vàng hạ xuống phun nước tắm rửa. Lại thấy chim điêu bay trên trời che cho chỗ sinh. Tiếng kêu tựa như âm nhạc Tiêu Thiều réo rắt, sáo trúc ca vịnh. Hổ ngậm đá nén bụng của Thái bà (tới nay hai tảng đá mà Thái bà nằm sinh cùng với bàn đá hiện còn ở bên cạnh giếng trong đền, tảng đá này vẫn còn dấu răng hổ ngậm đá nén).
    Lại kể được trăm ngày sau mới đặt tên là Nguyễn Tuấn (tuy rằng ông Nguyễn Hành không sinh ra nhưng Thái bá thủ tiết theo chồng cho nên tuân theo dòng họ bên chồng mới đặt là Nguyễn). Khi Công được 6 tuổi, Thái bà một mình cô đơn không có người nương tựa. Nhân dân trong động tuy có cấp dưỡng nhưng vì sự sỉ nhục trước đây nên lòng vẫn còn oán hận. Ngày tháng đó không có cách sinh nhai nên mẹ con cùng dẫn nhau tới núi thiêng Thứu Lĩnh Ngọc Tản (tức là chính ở tại xứ Mang Bồi, châu Thủy Pháp, tổng Hoằng Nhuệ, huyện Thanh Xuyên) trú ở nơi đó. Lại cùng với một lão bà kia trên núi tên là Ma Thị (do ở nơi đất là Bùi nên người ta gọi là bà Bùi) Cao Sơn thần nữ (cha của Ma Thị Cao Sơn thần nữ là Ma Linh, mẹ là Hán Thị Ngạn, quê ở châu Bố Chính, do chạy loạn đến ở đất này, làm chủ quản một châu, nằm mộng thấy nuốt sao Thái dương, lại được điềm chim trắng trên núi cao mà sinh ra Ma Thị Cao Sơn thần nữ. Chính sinh ở đất Mang Bồi, châu Thủ Pháp, nay vẫn còn tồn nhà ở xưa), cùng kết giao. Được ba năm vì nhớ phần mộ của người thân nên mẹ con quay về động cũ Lăng Sương (sau đổi là Tuấn Công. Khi Công 2 năm 11 tháng nguyên có tên là Nguyễn Tùng), bắt đầu thụ mệnh theo học Lý Đường tiên sinh tên là Nhã. Năm 15 tuổi có chí cho việc học hành. Tuy cảnh nghèo sách mọn nhưng tính tình trời sinh lại vui vẻ, không thay đổi. Ngày ngày tha hồ bầu gió, sắc trăng mà tiêu dao, lấy rìu búa làm kế sinh nhai. Ban đêm tối theo đèn huỳnh án tuyết, rượu một bầu lấy làm thú vị. An bần lạc đạo, thật là có đại chí vậy.
    Tuy nhiên đôi khi thấy mẹ cần lao khó nhọc, thương mẹ cùng khổ nên thường ôm sách thở dài, gạt lệ mà rằng:
    – Sinh ra ta, chăm sóc ta, nuôi nấng ta, dưỡng dục ta là tình mẹ hiền vậy, đến ba lần chuyển dời chỗ ở. Tình cảnh nay như thế biết lấy gì an ủi cho lòng mẹ.
    Năm tháng thường đến núi thiêng Ngọc Lĩnh cùng với lão bà Ma Thị than rằng:
    – Than ôi! Than ôi! Vận trời tuần hoàn, sự người thường biến. Gần đây còn có thể cố ở động Lăng Sương, tạm sống an nhàn. Ngày nay rừng đã kiệt củi, không có cách để nuôi dưỡng mẹ già. Là người con có hiếu thì biết làm sao đây? Nên muốn nguyện làm nghĩa tử của lão bà, hàng ngày tiện việc kiếm củi, sau là có thể chăm sóc cho mẹ của con.
    Lão bà nghe lời đó liền đồng ý. Nguyễn Tùng mới dẫn Lão mẫu đến ở cùng Lão bà tại núi Tản Viên. Được một năm rưỡi thì một hôm Thái bà (tức là mẹ đẻ của Công) đang ngủ bỗng thấy một đám mây mây hồng bay trên không trung, hạ thẳng xuống quanh Thái bà, tự nhiên nhẹ bước mà quay về nơi ở xưa tại động Lăng Sương (tức là ở nơi nhà cạnh giếng nước). Lại thấy có một dấu ấn rồng đóng lên tường trúc trong nhà, bên trên có tiếng đọc các chữ đó rằng:
    Một áng mây hồng đến nhân gian
    Mới gọi Tiên nương lên Quảng Hàn
    Việc đời qua đi còn là thánh
    Núi thiêng hương lửa mãi muôn vàn.

    Tiếng đọc dứt thì Thái bà tỉnh lại, thấy dưới đầu gối có một tấm màu hồng như mây. Thái bà lấy làm lạ bèn nói lại sự mộng cho Nguyễn Tùng. Nguyễn Tùng thấy mẹ nói vậy bèn chào tạ Ma Thái bà rồi mẹ con lại quay về nhà ở Lăng Sương. Ở được bốn năm ngày thì một hôm (tức ngày 12 tháng 6) trong động có nhà cụ già nhờ Thái bà đi cấy lúa. Thái bà xuống ruộng cấy được một lúc, bỗng thấy trên trời mây đen nổi lên bốn bề, mưa gió lớn kéo đến. Tất cả những người đang cấy đều lên bờ chạy về. Thái bà cũng leo lên bờ mà về nhà (tức là ở nhà ở tại chỗ giếng nước). Mới đến sân thì bỗng thấy một đám mây trắng từ trên trời hạ thẳng xuồng đầu, tự nhiên mà hóa.

      Hôm nay: 8/5/2024, 10:43 pm