Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Giao chỉ Cửu chân Nhật nam . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Giao chỉ Cửu chân Nhật nam . Flags_1



    Giao chỉ Cửu chân Nhật nam .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Giao chỉ Cửu chân Nhật nam . Empty Giao chỉ Cửu chân Nhật nam .

    Bài gửi by Admin 2/4/2020, 11:35 am

    Bắc Ngụy tồn tại trong những năm 386 – 534 là 1 triều đại của Hán quốc tiền thân của Trung quốc ngày nay .
    Nhà Bắc Ngụy còn gọi là Thác Bạt Ngụy (拓拔魏), Hậu Ngụy (後魏) hay Nguyên Ngụy (元魏), năm 439 chiếm cả miền Bắc Thiên hạ tức Hoa Bắc ngày nay .
    Từ Bắc hay từ Hậu được sử gia thêm vào quốc danh Ngụy nhằm phân biệt triều Ngụy này với triều Tào Ngụy trước ở thời gọi là Tam quốc .
    Quốc danh Thát bạt Ngụy chỉ ra đây là triều đại của tộc Thát trong tộc người gọi chung là Mông Thát – Hung nô hay Hồ ở phía Bắc Thiên hạ .
    Nguyên Ngụy chỉ ra nguồn gốc của họ là ở phía Nam Thiên hạ xưa (nay lộn ngược gọi là Bắc) . Nguyên là nguyên th̉ủy của vị trí hành Thủy hướng Nam xưa được xem nơi khởi đầu 1 chu trình theo quan niệm Dịch gọc .
    Về ý nghĩa thì từ Ngụy nghĩa việt ngữ là ‘gỉa’ nhưng với người Việt thì Ngụy còn có nghĩa khác là ‘giặc’ và thường được chồng nghĩa thành ra ‘giặc dã’ biến âm của ‘giặc gỉa’ tức ‘giặc Ngụy’ .
    Năm 535 nươc Bắc Ngụy chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy .
    Vũ văn Thái đại tướng nhà Tây Ngụy đã âm thầm sắp đặt chuẩn bị cho sự phục sinh Thiên hạ .
    Vũ Văn Thái chết năm 556, cháu trai ông Vũ Văn Hộ đã buộc Tây Ngụy Cung Đế Nguyên Khuếch phải nhường ngôi cho con trai thứ ba của Vũ Văn Thái là Vũ Văn Giác , chính xác là Giáp can thứ I trong Thập can ở đây hàm nghĩa đầu tiên , thành lập ra nhà nước Châu. sử gọi là Bắc Châu để phân biệt với các triều Châu khác .
    Cơ sở để khẳng định nhà Bắc Châu là triều đại phục sinh Thiên hạ là các vua Bắc Châu đã dựa vào Châu lễ để tổ chức bộ máy thiết định triều chính . Châu là triều đại đã hình thành nên nề nếp Thiên hạ (thường gọi sai là Trung Hoa) .
    Khởi đầu từ sự lặng lẽ của Vũ văn Thái , chính thức lập quốc năm 556 nhưng mãi tới năm 572 vua Vũ văn Ung sau khi đánh bại Bắc Tề thống nhất miền Bắc Thiên hạ mới được gọi là Bắc Châu VŨ đ̣ế tức lịch sử công nhân Vũ văn Ung là Hoàng đế kiến lập nhà nước Châu (Bắc) của Thiên hạ phục hưng .(vũ là kí âm của vua tiếng Việt chỉ bậc đế vương khai quốc hay lập triều).
    Châu hay Chiêu là từ chỉ phía Tây trong nền văn minh đặt căn bản trên Dịch học , gọi là triều đại Châu tức lịch sử công nhận sự tiếp nối chính thức quốc thống truyền từ nhà Châu thời Tam đại .
    Sử Việt Nam gọi nhà Bắc Châu là triều Đinh Hoàn hay Đinh hoàng đồng nghĩa với Châu Vũ đê nghĩa là triều đại của vua phía Tây Thiên hạ .
    Triều Bắc Châu được thay thế bởi nhà Tùy của Dương Kiên Sử Việt gọi là Dương Tam Kha , Tùy chỉ là từ biến âm của Sở – Sủy – Thủy nghĩa là ‘Nước’ Dịch tượng chỉ phía Nam xưa ,
    Sử thuyết Hùng Việt coi triều Đinh Hoàn – Bắc Châu là triều bản lề của sự phục sinh , triều Tùy – Thủy mới là triều Thiên hạ phục hưng thực sự .
    Tùy là triều đại ngắn ngủi từ 581 đến 618 nhưng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử . Chính nhà Tùy đã xác lập cương giới Thiên hạ thời đại mới , tổ chức lại nền hành chánh quốc gia , tái lập hình thức thí cử để bổ nhậm quan chức tức làm sống lại Nho gíao đích thực sau 300 năm bị ‘giặc’ vùi dập xiên sẹo bôi bác (tính từ thời điểm Tấn diệt Đông Ngô năm 280) .
    Đất Hoa Bắc và Hoa Nam nhà Tùy dùng tên 9 châu thời Hạ vũ phân chia lại Thiên hạ lập ra 9 “giám sát châu” :
    Dương Châu (扬州), Kinh Châu (荆州), Lương Châu (梁州), Dự Châu (豫州), Từ Châu (徐州), Ung Châu (雍州), Ký Châu (冀州), Duyện Châu (兖州), Thanh Châu (青州).

    Giao chỉ Cửu chân Nhật nam . 800px-sui-610.svg_
    Giới sử học Tàu ‘gỉa mù sa mưa’ mượn luôn 9 gíám sát châu nhà Tùy biến ra cửu châu thời Vũ phu Thổ trong sách Thượng thư xác định ‘quê hương bản quán’ của nòi Hán …giả.
    Việc dùng tên cũ̉ áp vào đất mới của người Tàu khiến sử Trung quốc loạn cả lên , thời Xuân thu – Chiến quốc Thiên hạ phân ra các nước Tần Hàn Triệu Ngụy Tống. v.v. thời Ngũ Hồ thập lục quốc giặc Hồ chiếm lãnh Thiên hạ …không biết học chữ Nho lúc nào mà Hồ cũng chia ra y chang …Tần Hàn Triệu Ngụy Tống. v.v. thế mới lạ .
    Cùng chung với ‘Trung nguyên ‘ Khi tái lập Thiên hạ triều đình nhà Tùy – Thủy đã thiết lập địa giới hành chính mới ở Giao châu chia lãnh thổ Việt nam trước đây thành 3 miền là : Giao chỉ Cửu chân và Nhật nam :

    Giao chỉ Cửu chân Nhật nam . Binh_duong_in_vietnam
    Chính việc dùng tên gọi cũ ngàn năm trước đặt cho đất mới của nhà Tùy đã gây ra sự lầm lẫn lớn trong sử Việt Nam hậu qủa kéo tới tận ngày nay .
    Sử viết : Nhà Tùy (589-617) chiếm được Giao Châu , chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ Tĩnh).
    như thế đã xác định rõ ràng các địa danh này trên đất Việt chỉ mới có từ thời nhà Tùy (589-617) không phải là các quận Giao chỉ – Cửu chân – Nhật nam trước đây ở thời 9 quận nước Nam Việt do nhà ‘ Tây hán’ đặt định sau khi phục ba tướng quân Lộ bác Đức đánh bại Lử Gia bắt vua Kiến Đức diệt Nam Việt.
    Giới sử học phong kiến Việt khi soạn Việt sử đã sai lầm lớn khi đựa vào tư liệu Tàu về 3 quận Giao chỉ Cửu Chân thời nhà Tùy mà ấn định vị trí 9 quận nước Nam Việt 500- 600 năm ngược về trước :
    Nam Hải (nay là tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc)
    Thương Ngô (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
    Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
    Hợp Phố (nam Quảng Tây và tây nam Quảng Đông ngày nay)
    Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam ngày nay)
    Đạm Nhĩ (thuộc đảo Hải Nam ngày nay)
    Giao Chỉ (nay là miền Bắc Việt Nam và phía đông Quảng Tây)
    Cửu Chân (nay là ba tỉnh Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh)
    Nhật Nam (từ Đèo Ngang đến Quảng Nam)

    Ngược dòng lịch sử …
    Thục Phán con vua Thục đánh bại Hùng vương lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương vương đặt tên nước là Âu – Lạc . Quốc hiệu Âu – Lạc chỉ ra đấy là nhà nước ra đời bởi sự sự hợp nhất của 2 tộc người , 2 vùng đất : Tây Âu và Lạc Việt . Ngày nay trong giới sử học đã thống nhất Giao chỉ là đất của người Lạc Việt không còn ai có ý khác nhưng với địa bàn sinh trú của tộc Âu thì …còn đang rối với nhiều ý kiến khác nhau .
    Quan điểm cũ cho nếu Lạc ở Giao chỉ thì địa bàn chi Âu chỉ có thể là̉ Cửu chân miền Thanh Nghệ Tĩnh vì ….lãnh thổ nước Việt ta xưa nay chỉ có thế ….
    Gần đây nhiều người đặt lại vấn đề….Thục Phán là con Thục vương mãi miền Tứ xuyên ngày nay thì tộc Âu không thể nào ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh và đã cho đất của tộc Âu là vùng Tây – Bắc ngày nay , nhưng ý kiến này cũng không thông vì nước Thục ở mãi Tứ xuyên làm sao Thục Phán có thể mò tới tận miền Tây – Bắc để xua quân tấn công Hùng vương ?. Gần đây nhất dựa vào truyền thuyết ‘9 chúa tranh vua’ giới nghiên cứu đang nghiêng về gỉa thuyết đất Âu là vùng Cao Bằng đổ về phía Bắc ngày nay .
    Sử chép : Triệu Đà sau khi dùng mưu mô đánh bại An Dương vương đã chia Âu Lạc thành 2 quận Giao chỉ và Cửu chân , xét ra nếu Giao chỉ là đất Lạc Việt thì Cửu chân nhà Tùy phải là đất của người Âu không thể khác , nhưng thực tế chỉ ra Thanh Nghệ tĩnh là đất của Lạc Việt từ thời ông sở ông sơ không thể nào hóa ra đất của người Âu được .
    Sử thuyết Hùng Việt nhận ra :
    Người Âu chính là Ai lao di ; phép phiên thiết cho : ai lao thiết ao – âu , Ai lao là tên gọi chung cư dân vùng Tây – Nam Trung quốc ngày nay như thế Cửu chân không thể là đất Thanh Nghệ mà buộc phải nằm ở vùng Tây Nam Trung quốc ngày nay .
    Sách Nguyên hoà quận chí và Thông điển viết : “Qúy châu cổ Tây âu Lạc việt chi địa” hay “Qúy châu bản Tây âu Lạc Việt chi địa” nghĩa là Qúy châu khi xưa là đất của Tây Âu – Lạc Việt , xét ra nếu đất Qúy châu nằm trong lãnh thổ Âu Lạc thì Quảng Tây cũng phải nằm trong lãnh thổ Âu –Lạc không thể khác được
    Sử thuyết Hùng Việt cho là không có nước Nam Việt chỉ có triều đình Nam Việt đô ỡ Phiên Ngung chia đôi Thiên hạ với triều đình Tràng an , vì thế 9 quận Nam Việt không riêng là đất Giao chỉ và chung quanh mà là tất cả nửa phía Nam (ngày nay) Thiên hạ tức Hoa Nam cộng Giao chỉ .
    Dựa theo thông tin trong sách Thái bình hoàn vũ ký : Cửu chân phía nam giáp Nhật nam , tây giáp quận Tường kha (Tượng quận trước ?) , phía bắc giáp Ba Thục (Tứ xuyên) và đông giáp Uất lâm …
    Nếu lấy Ba thục – Tứ xuyên làm mốc chuẩn có thể xác định vị trí nước Âu – Lạc (Giao chỉ và Cửu chân) và cả 9 quận Nam Việt :



    Giao chỉ Cửu chân Nhật nam . A-chau

    .Việc xác định như trên đã thay đổi hoàn toàn lịch sử nước Lâm Ấp và vị trí cột đồng Mã viện cũng như ranh giới cực Nam Hán quốc .
    sử viết : Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam – huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc Lâm Ấp.
    Thông tin khác ….Mã Viện sau khi đánh tan quân Bà Trưng đã chôn cột đồng ở biên giới Giao chỉ và Lâm ấp đánh dấu ranh giới cực Nam của Hán quốc
    Sử thuyết Hùng Việt cho quận Nhật nam này là Nhật Nam thời Nam Việt không phải Nhật Nam nhà Tùy , không có huyện Tượng lâm mà phải gọi là vùng ‘Tượng – Lâm’tức vùng Tây Nam Thiên hạ của người Âu – Ai lao di , không có nước Lâm ấp chỉ có kinh đô Lâm Ấp , lâm ấp chính xác là ‘đại ấp Lâm’ nghĩa là thủ đô nước Lâm – Lam – Nam .
    Tư liệu lịch sử và cả thơ văn ghi chép rất rõ : cột đồng Mã viện chôn ở động Cổ Sâm , Khâm châu nay thuộc Quảng Tăy như thế ranh giới cực Nam Hán quốc chỉ đến đấy không thể nào xập xí xập ngầu kiểu chủ quyền lịch sử từ thời Hán trên cái lưỡi bò 9 khúc được .
    Việc này không phải nói suông mà có chứng có cớ đàng hoàng
    Cột đá tưởng là vô tri vô giác thực ra :

    Giao chỉ Cửu chân Nhật nam . Image012
    Hàng chữ “Đại Thanh quốc Khâm châu giới” đã làm rúng động lòng người …lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra rõ mồn một ….Khâm châu …Cổ Sâm …Mã Viện …Quang vũ …ranh giới cực nam nước Đông Hán …, mà sao ‘Khâm châu giới’ nay lại nằm bên trong lãnh thổ Trung quốc và bị đào lên mang về chưng trong bảo tàng cho mọi người coi chơi …??? .
    Với sự rạch ròi Giao chỉ Cửu chân Nhật nam thời Tùy và Giao chỉ Cửu chân Nhật nam thời Hiếu Vũ chiếm Nam Việt như đã dẫn , đã đến lúc phải xem xét lại toàn bộ lịch sử quan hệ Việt Nam và Lâm Ấp – Chiêm thành .

    Kết hợp ṿ́ới thông tin trong Thiên Nam ngữ lục :
    ...Khu Linh người nước Nam ta
    Bình sinh tập dụng can qua một mình
    Bèn vào Tượng quận dấy binh
    Toan làm sự cả công danh ở đời...

       Đoạn thơ trên  đã chỉ ra Tượng quận nằm ngoài nước Nam tức đất  Giao chỉ bác bỏ hoàn toàn luận thuyết của 1 số nhà sử học Tàu cho Tượng quận thời Tần là đất Giao chỉ . Sử thuyết Hùng Việt cho rằng họ cố ý gán ghép như thế là nhằm che dấu quận Tam xuyên lập trên đất Đông đô nhà Đông Châu đồng thời ̣ gian manh đổi quận Tam xuyên thành huyện Long xuyên thuộc quận Nam hải .
    Thông tin Khu Linh tức Khu Liên vương tổ  Lâm ấp  là ... người nước Nam khiến không khỏi suy nghĩ ..Không lẽ Lâm ấp - Lâm ích hay nước có thủ đô là Lâm ấp là quốc gia của người Việt ?.
    Liệu có thể có sợi giây xuyên suốt nối kết  lịch sử : Lâm ấp - Nam chúa và Đại Nam nhà Nguyễn Việt Nam ?.


      Hôm nay: 7/5/2024, 9:19 pm