Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai? Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai? Flags_1



    Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai? Empty Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai?

    Bài gửi by Admin 27/11/2019, 3:28 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/11/25/bi-an-cot-kinh-chua-nhat-tru-dai-thanh-minh-hoang-de-le-to-la-ai/

    Chùa Nhất Trụ ở Ninh Bình, ngôi chùa cổ nằm cạnh khu di tích Hoa Lư, nơi có đền thờ các vua Đinh, vua Lê. Chùa này có cái tên nổi bật bởi cây cột kinh phật đá lớn cao hơn 8 m. Chiếc cột kinh chùa Nhất Trụ này được được công nhận là bảo vật quốc gia.
    Trên tám mặt của thân cột khắc đầy chữ Hán, nhưng trải qua thời gian hơn 1.000 năm, nửa dưới và ba mặt nửa trên cột đã bị mờ hoàn toàn. Năm mặt nửa trên còn lại cũng không đọc được nguyên vẹn. Nếu còn nguyên vẹn, ước khoảng 2.500 chữ, giờ đây số chữ có thể khổ tâm đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Theo TS. Đặng Công Nga, nội dung văn tự có 3 phần: kệ, kinh, lạc khoản. Nội dung văn tự là kinh Thủ Lăng Nghiêm, ca ngợi sự bền vững của Đức Phật, sự to lớn bao trùm của tài năng Phật Như Lai…

    Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai? Img_9208

    Cột kinh chùa Nhất Trụ.


    Tìm hiểu niên đại của cột bia này dựa trên dòng lạc khoản ở mặt cột phía Tây Nam còn đọc được là: Đệ tử Thăng Bình hoàng đế tả tạo…
    Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lê, Đại Hành hoàng đế chép:
    Tân Tị, năm thứ 2 (981). Mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua tự làm tướng chống giữ, sai binh sĩ đóng cọc ngăn sông, quân Tống rút lui. Lại tiến đến sông Chi Lăng. Vua sai binh sĩ giả hàng để dụ Nhân Bảo, bắt được chém đi. Bọn Khâm Tộ nghe tin thủy quân thua đem quân về. Vua đem các tướng đuổi đánh, quân Khâm Tộ thua to, chết quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Từ đấy trong nước yên tĩnh.
    Bầy tôi dâng tôn hiệu là Minh càn Ứng vận Thần vũ Thăng bình Chí nhân Quảng Hiếu Hoàng đế.
    Với tôn hiệu lầ Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế này thì có thể xác định người đã cho dựng cột kinh chùa Nhất Trụ là vua Lê Đại Hành.
    Tuy nhiên, ở mặt hướng về phía Tây của cột, là mặt chữ còn khá rõ, ghi:
    Bát Nhã tiền việt hải chi ba huề hương … Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ tự thừa thiên mệnh đại định sơn hà thập lục niên lai…
    GS. Hà Văn Tấn dịch là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê tự mình kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm…
    Dịch như thế có chỗ không hợp lý. Đã là “thiên mệnh” thì làm sao có thể “tự mình” kế tiếp được? Chữ “tự” ở đây đúng hơn cần hiểu là “từ lúc”. Đoạn bia trên dịch lại là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê từ lúc kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm…
    Như vậy thời điểm dựng cột bia này là 16 năm tính từ lúc một vị vua “tổ họ Lê” là Đại Thánh Minh hoàng đế lên ngôi, mở triều đại mới. Các nhà nghiên cứu hiện nay dựa vào chữ “tổ họ Lê” ở đây mà cho rằng Đại Thánh Minh hoàng đế cũng là Lê Đại Hành. Nhưng như vậy thật rối rắm và vô nghĩa khi mà Lê Đại Hành trên xưng mình là “Thăng Bình hoàng đế”, dưới lại là “Đại Thánh Minh hoàng đế”. Hơn nữa Lê Đại Hành còn đang sống thì làm sao tự gọi mình là “tổ” được?
    Đại Thánh Minh hoàng đế theo cách dễ hiểu nhất phải là vị vua trước Lê Đại Hành. Người trước Lê Đại Hành đã “cả định non sông” thì rõ ràng là Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh lên ngôi năm 968, tính đến năm Lê Đại Hành sau khi phá Tống xưng là Thăng Bình hoàng đế (981) là 14 năm. Cột bia được dựng sau đó khoảng 2 năm là phù hợp với tôn hiệu Thăng Bình hoàng đế.
    Đinh Tiên Hoàng được sử sách chép có danh xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế, rất gần với tên Đại Thánh Minh hoàng đế trên cột bia. Rất có thể sử sách đã chép lầm chữ Thánh thành Thắng.
    Khả năng khác: Thánh Minh đọc thiết là Thinh hay Đinh. Thắng Minh cũng đọc thiết là Đinh. Đây là 2 cách phiên thiết của cùng một chữ Đinh, tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng.
    Vấn đề quan trọng nhất, theo cột bia chùa Nhất Trụ thì Lê Đại Hành không phải là vị vua khai triều và tổ của các vua Lê. Vị “Lê tổ” là Đại Thánh Minh hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng. Đây là một bí mật được bộc lộ từ văn bia. Vua Đinh thực chất có họ Lê, là vị vua khai triều của nhà Tiền Lê trước Lê Hoàn.
    Vì Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đều mang họ Lê nên cuộc chuyển giao vương quyền giữa 2 vị vua này là một việc truyền ngôi bình thường, không có chuyện Lê Hoàn đoạt vị của nhà Đinh. Họ Đinh của Đinh Tiên Hoàng do đó là một dạng tên xưng, chứ không phải họ thật. Đinh là từ chỉ hướng Tây, tương đương với từ Tĩnh trong Tĩnh Hải quân thời kỳ này. Vua Đinh lấy chữ Đinh làm họ vì là người cai quản Tĩnh Hải quân (Tiết độ sứ).
    Như vậy, cột kinh chùa Nhất Trụ được lập nên vào năm 983 khi sau khi Lê Đại Hành phá Tống. Cột kinh như một cột mốc lịch sử cho 16 năm của triều Tiền Lê, giữ vững đất nước trước giặc ngoại xâm kể từ vị Lê tổ Đinh Tiên Hoàng tới Thăng Bình hoàng đế Lê Hoàn.

    Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai? Img_9188

    Đình Yên Thành, cạnh chùa Nhất Trụ.


    Câu đối ở đình Yên Thành, nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở cạnh chùa Nhất Trụ:
    桑劍蘆旗芳跡古
    金臺銀地故宮春
    Tang kiếm lô kỳ phương tích cổ
    Kim đài ngân địa cố cung xuân.
    Dịch:
    Kiếm dâu cờ lau, còn thơm dấu cũ
    Đài vàng đất bạc, xuân mãi cung xưa.


    Văn nhân góp ý

    Vấn đề quan trọng nhất, theo cột bia chùa Nhất Trụ thì Lê Đại Hành không phải là vị vua khai triều và tổ của các vua Lê. Vị “Lê tổ” là Đại Thánh Minh hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng. Đây là một bí mật được bộc lộ từ văn bia. Vua Đinh thực chất có họ Lê, là vị vua khai triều của nhà Tiền Lê trước Lê Hoàn.
    Luận theo sử hiện hành thì không thể lí giải sự kiện , sử chép rõ Lê Hoàn tức Lê đại hành quan thập đạo tướng quân nhà Đinh tư thông cùng Thại hậu Dương vân Nga cướp ngôi của con cháu nhà Đinh lập ra nhà Tiền Lê .
    Có thể nói cứ theo sử cũ thì đây là thời kì ‘ê chề’ nhất trong lịch sử Việt Nam ,1 số nhà Nghiên cứu mới đây dẫn các gia phả xưa đã cho là Dương vân Nga làm hậu không phải 2 mà tới 3 ‘nhà’ : nhà Ngô – nhà Đinh – nhà Lê (tiền).thực là cuộn tơ vò rối rắm tới mức không lối ra giờ lại thêm thông tin Đinh bộ Lĩnh là tổ họ Lê , mà không phải là nguồn tin vu vơ hay suy đoán trái lại có bằng chứng vật thể chữ nghĩa rõ ràng không thể nào phủ nhận.
    Theo lịch sử Việt :
    *Triều Tiền Ngô vương 939 – 944 , thái hậu họ Dương em của Dương Tam Kha . 944 DươngTam kha cướp ngôi của cháu lên làm vua sử gọi là Dương Bình vương .


    *Nhà Đinh Thái hậu Dương Vân Nga âm mưu cùng Lê Hoàn hay Lê Đại Hành cướp ngôi nhà Đinh lập ra nhà Tiền Lê năm 980 .
    Nghiên cứu mới xác định thái hậu nhà Đinh Dương Vân Nga là con của Dương Tam Kha người đã đoạt ngôi nhà tiền Ngô , như vậy thì …sử Việt không hề có nhà Tiền Ngô , việc đoạt ngôi động trời sử chép xảy ra trong thời Tiền Ngô thực sự diễn ra ở thời Đinh Hoàn , Dương Tam Kha đã đoạt ngôi của cháu ngoại lên làm vua lập nên triều đại mới thay thế nhà Đinh , sử Việt qúa nhiều vướng mắc lẫn lộn đã lướt qua coi như không có Dương triều và lịch sử cũng không hề có nhân vật quan thập đạo tướng quân Lê Hoàn để mà tư thông với thái hậu Dương Vân Nga .
    Như vậy lí gỉai thế nào về thông tin Đinh bộ Lĩnh là tổ họ Lê ?.
    Sử thuyết Hùng Việt cho là :
    Lịch sử Việt Nam có tới 3 triều Đinh .
    *Thứ I là Nhà Đ̣inh của Đ̣inh Tiên hoàng tư liệu Trung hoa gọi là Tần Thủy Hoàng , Tiên hoàng và Thủy hoàng là 1 .


    *Thứ II là triều vua Đinh Hoàn sử Trung quốc gọi là Bắc Châu vũ đế Vũ Văn Ung , đây là triều đại sảy ra vụ án động trời mà thái hậu Dương Vân Nga phải hàm oan .Dưới ánh sáng Dịch học thì Châu Vũ và Đinh Hoàn là 1 cùng nghĩa là vua phía Tây Đất nước , châu - chiêu chỉ phía Tây mặt trời lặn , vũ là kí âm của từ vua tiếng Việt , Đinh - định - tĩnh là Dịch tượng chỉ phía Tây không thay đổi , hoàn thực ra là hoàng là vua . 
    Theo sử sách con trai Bắc Châu Vũ đế là Tuyên đế Vũ Văn Vân là một vị hoàng đế hung bạo, thiếu năng lực, làm suy yếu nhà nước này một cách trầm trọng. Sự việc đã khiến cha thái hậu họ Dương là Dương Kiên đang làm phụ chính phải phế ngôi cháu ngoại và nắm lấy quyền bính lập nên nhà Tùy . Nhân vật lịch sử này sử Việt gọi là Dương Tam Kha .Trong sử Việt nhân vật họ Dương này là anh không phải là cha của thái hậu , rất có thể không có Dương tam Kha mà là Dương tam ca ,theo tư liệu dân gian  bên cạnh còn có Dương Nhị ca  tức chỉ anh 2 và anh 3 của Dương thái hậu .



    *Thứ III là triều Đinh của Đinh bộ Lĩnh .
    Đinh là phía Tây , Đinh bộ là phần đất phía Tây đất nước , đất này do ông Lĩnh cai quản chứ không có vua nào họ Đinh tên là Lĩnh .
    Tương tự Đinh Liễn chỉ nghĩa là ông Liễn cai quản miền Tây đất nước không phải họ và tên .
    Giới sử học Việt thời phong kiến đã trộn lẫn thông tin của 3 nhà Đinh thành 1 cục nên mọi việc mới trở nên …kh̀ông thể hiểu .
    Sử thuyết Hùng Việt cho Đinh bộ Lĩnh chính là Lí khắc Chính cũng là Lí công Uẩn và Đinh Liễn là Lí Tiến cũng là Lí Đức Chính tôn hiệu là Đại hành hoàng đế .  ( theo phép phiên thiết : lí chính thiết lĩnh và lí tiến thiết liễn )

    …Sách Lĩnh ngoại đại đáp đời Tống viết : Năm thứ ba niên hiệu Đại Trung Tường Phù, Chí Trung chết , có con mới mười tuổi, Lý Công Uẩn giả xưng họ Lê, giết đi, tự xưng Lưu Hậu, báo sứ giả xin mệnh lệnh, trao cho họ Lê chức quan. Công Uẩn chết, con là Đức Chính lập…
    Đức Chính chết, con là Nhật Tôn lập, tự xưng là Hoàng đế thứ ba của họ Lý nước Đại Việt…

    Bỏ qua những chi tiết láo khoét mà người Tàu tráo đổi ở trong đoạn trích ta thu được thông tin mấu chốt :
    2 vua đầu nhà Lý mang họ Lê , phải tới đời thứ 3 là Nhật Tôn mới xưng là họ Lý ,
    Chính vì lẽ này mà Đinh bộ Lĩnh Đại thánh minh hoàng đế cũng là Công Uẩn được coi là tổ họ Lê như Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế Lê đại Hành cũng là Lí Đức Chính đã cho khắc trên Chiếc cột kinh chùa Nhất Trụ .

      Hôm nay: 17/5/2024, 4:44 pm