Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


bài 16 - Dịch học và tiến hóa xã hội . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 16 - Dịch học và tiến hóa xã hội . Flags_1



    bài 16 - Dịch học và tiến hóa xã hội .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    bài 16 - Dịch học và tiến hóa xã hội . Empty bài 16 - Dịch học và tiến hóa xã hội .

    Bài gửi by Admin 21/6/2010, 11:09 am

    Dịch học và tiến hóa xã hội .

    Ta nhìn lại bát quái đồ

    bài 16 - Dịch học và tiến hóa xã hội . Image058





    Ta có tổ hợp 4 quẻ: Đoài, Chấn, Cấn, Tốn tượng trưng cho 4 mặt của đời sống cộng đồng

    Đoài: tri thức, Chấn: công cụ kỹ thuật; Cấn: chế độ kinh tế, Tốn: chế độ chính trị.

    Mỗi mặt theo thời gian từ nguyên thủy tới văn minh tuần tự qua 6 nấc thang hay 6 giai đoạn (lục vị thời thành), sự chuyển biến tiến lùi của các mặt lại lôi kéo thúc đẩy nhau, nhưng lưu ý đây không phải là liên hệ cơ tính , không có luật “đồng vị – đồng biến” nghĩa là cả 4 mặt cùng một lúc đều phải ở nấc một, nấc 2 v...v… ; sự dung hợp 4 mặt như thế nào là tùy khí chất dân tộc bối cảnh thế giới cũng như sự sáng suốt của lãnh đạo cộng đồng , sự phù hợp giữa các mặt với nhau càng chặt chẽ thì tốc độ phát triển càng nhanh .

    Trong 4 mặt ta bắt đầu ở đâu?

    Dịch dạy ta: đế xuất ư chấn: nghĩa là người lãnh đạo bắt đầu sự nghiệp chuyển biến ở quẻ Chấn tức là cải tiến công cụ, hay kỹ thuật sản xuất, ngôn từ ngày nay gọi là cách mạng công nghiệp; bước đột phá này sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền tự nhiên được Dịch học tổng kết thành luật “ngũ hành tương sinh” cứ tuần tự 5 bước sau kế tiếp 5 bước trước, hết vòng này ta bắt đầu vòng kia. Cứ thế, cứ thế mà tiếp diễn bất tận nếu không có các biến cố khách quan hay chủ quan phá vỡ dây chuyền.

    Dịch học chia các bước thay đổi trong mỗi mặt thành 6 bậc, gọi là lục vị thời thành. Tức 6 giai đoạn hình thành theo thời gian:

    1/ Tri thức – khoa học – quẻ đoài .

    1.1 Giai đoạn tưởng tượng hay sự giải thích hoàn toàn chủ quan

    Trước một hiện tượng tự nhiên không thể lý giải nên tưởng tượng ra một nguyên cớ nào đó, sự tưởng tượng không theo một quy luật nào cả.

    Thấy người đang khỏe lăn ra ốm thì cho là bị ông bà quở vì có sự bất kính nào đó nên phải sửa lễ để tạ tội với thần linh . Các hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần nào đó chi phối như thần sấm, thần gió… đất có thổ công sông có hà bá .v.v..

    Ở giai đoạn đầu tiên việc ghi nhận và phán đoán dù chủ quan nhưng cũng có yếu tố tích cực: đó là sự ham hiểu biết, có lẽ chỉ loài người mới biết đặt dấu hỏi; chính từ cái dấu hỏi và sự tự giải thích dần dần dẫn dắt loài người đến nền văn minh ngày nay cho dù sự khởi đầu là cái gì đó rất ngớ ngẩn. Với con người hiểu biết từ lâu đã trở thành một khoái cảm, khám phá là một hứng thú rất mãnh liệt, đã trở thành một nhu cầu tự nhiên, chính vì vậy con người bỏ không biết bao nhiêu công sức cho nó để khoa học có cái dáng dấp như ngày nay và chắc chắn còn tiến mãi trong tương lai.



    1.2 Giai đoạn kinh nghiệm

    Kinh nghiệm là bảng tổng kết nhân – quả của nhân loại. Hai hiện tượng trước sau đi đôi với nhau cứ lập đi lập lại nhiều lần, con người ghi nhận và cho chúng một sự liên kết.

    Thí dụ: hào nhị quẻ Khôn viết: lý sương kiên băng.

    Đi trên sương giá biết băng dày sắp đến.

    hoặc: thấy chuồn chuồn bay thì bão – đó là do tổng kết kinh nghiệm mà có.

    Liên kết hiện tượng để phán đoán chưa là khoa học, đó là tri thức dựa trên hiện thực, nền của sự liên kết vẫn là hình ảnh thực, vẫn bó hẹp trong cái mắt thấy tai nghe, não bộ chưa có hoạt động xử lý mà thuần là ghi nhận. Hình ảnh diễn biến chưa được khái quát hóa thành thông tin, chưa có các công thức tổng quát để có thể vận dụng, tất cả mới chỉ là nhân quả trước sau đơn lẻ mà thôi.



    1.3 Giai đoạn khoa học thực nghiệm

    Đây là giai đoạn khái quát hóa hiện thực thành thông tin và công thức. Con người bắt đầu có tư duy khoa học Thực sự, khoa học thực nghiệm kéo dài cả ngàn năm nay hiện nay khái niệm khoa học cơ bản vẫn chiếm giữ vị trí then chốt trong tổng vốn khoa học của loài người, toán- lý-hóa- sinh là mô phỏng tất cả cõi nhân gian không có gì nằm ngoài nó; nhà khoa học chỉ cần cây bút và cuốn vở là có thể gói gọn thế giới, biết việc ngàn năm trước; đoán việc ngàn năm sau nào có thua gì quỉ thần.

    Dịch học cũng là khoa học ra đời trong giai đoạn này, nó đã sớm khái quát hóa thế giới vật chất thành thế giới thông tin, khái quát hóa chuyển biến vật thể thành các định luật khoa học và công thức toán học, Dịch học còn vượt trên khoa học ở phần triết lý vừa là người chỉ lối dẫn đường (Minh Triết) vừa là người tổ chức thực hiện (khoa học) chỉ Dịch học mới có khả năng đó, phi phàm như thế tại sao Dịch học lại bị vùi dập gần ngàn năm qua, đến độ biến thành “thân tàn ma dại”… là quyển sách bói toán yêu ma “quỉ quái” (Quái = quẻ = quỷ)

    Thưa vì chủ nhân của Dịch học hay dân tộc đã sáng tạo ra Dịch học đã phải chịu thân phận còn tệ hơn thế nữa, mọi liên thông với quá khứ bị cắt đứt họ như người bị mất trí nhớ không còn biết mình là ai, mình ở đâu ra.

    Sau cả gần ngàn năm sống kiếp nửa người nửa ngợm dưới móng ngựa của bọn ‘hung-hãn’ thử hỏi về nhân văn thì Trung Hoa còn lại gì ?

    Thực may mắn trời không tuyệt đường người, Dịch học ngày nay hồn đã mất nhưng xác thì còn , với cái xác đất vật hèn này bằng nỗ lực chính mình chúng ta sẽ gọi hồn Dịch học trở về.

    Khôi phục Dịch học nguyên gốc cũng là bước đầu tìm về cội nguồn của người Đông Nam Á (xin đọc sử thuyết họ Hùng).

    Ở giai đoạn này khoa học khởi đầu bằng sự cố gắng giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên vì vậy mọi lý thuyết khoa học đều có thể kiểm chứng bởi thực tế.



    1.4 Khoa học vi thể

    Con người sau vài trăm năm với nền khoa học thực nghiệm, chỉ khoảng vài chục năm lại đây khoa học đã bước một bước dài vào được đến cốt lõi vật chất, tiêu biểu là hạt nhân và mã di truyền, liên kết chúng trong một thể thống nhất tức liên kết được vật chất thực và mã thông tin của một cơ thể sống, nếu khống chế được vật chất ở vi thể con người sẽ tạo được quyền năng lớn lao để tác động vào thế giới vật chất nói chung và sinh vật nói riêng. Phạm vi ứng dụng của khoa học vi thể vô cùng lớn, năng lượng hạt nhân, nguồn năng lượng hầu như vô tận, dùng công nghệ hạt nhân để chế tạo các loại nguyên liệu mới, hay tạo ra các tính năng mới trên vật liệu cũ, qua công nghệ di truyền tạo ra muôn vàn cái mới trong sinh học. Một thành tựu đặc biệt của nền khoa học vi thể là ngành tính toán hay xử lý thông tin lần đầu tiên tạo ra được công cụ hỗ trợ cho đầu óc con người; khoa học về tính toán kết hợp với truyền thông hiện đại đã biến đổi hẳn thế giới. Ngoài thế giới thực đã hình thành hẳn một thế giới mới, thế giới công nghệ số, mọi thứ mọi vật đều được số hóa; chỉ với số 0 và 1 tương đương vạch đứt – vạch liền được nối kết hàng triệu hàng tỉ cách khác nhau để biểu thị mọi vật, biểu thị cả một thế giới đang chuyển biến. Ngành vi điện tử đang từng bước biến cái tưởng là không thể thành có thể. Các chip vi mạch được cấy vào thân thể một sinh vật tạo nên hiệu ứng liên kết thần kinh hết sức tốt đẹp khiến người mù có thể nhìn thấy, việc tạo ra các tay chân giả có thể tiếp nhận và thi hành lệnh của não bộ thực là thần kỳ mà chỉ cách nay chục năm con người không dám mơ tưởng đến.

    Nói tóm lại ngành khoa học vi thể vừa mới ra đời đã có một vị trí hết sức quan trọng, quy mô ứng dụng hết sức lớn hết sức rộng. Mở ra cho con người một trời mới đất mới đầy dãy những điều tốt đẹp.



    1.5 Khoa học vô thể

    Khoa học về các trường hay nghi âm tức phần vật chất không hình ảnh, không khối lượng. Nhưng bàng bạc khắp vũ trụ, trường tức vật chất không cố kết, đứng về mặt lý luận nó là phần đối của vật chất có khối lượng. Những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại đang tiếp cận cái trường mênh mông đó; trường là gì? Bản chất? Các quy luật chuyển biến? Hàng loạt các câu hỏi đang chờ được trả lời. Một khi nắm được quy luật chi phối các trường con người có thể chủ động làm thay đổi nó… vật chất hữu hình hữu khối với bản chất gián cách và hữu hạn nên những tác động do sự thay đổi cũng trong một phạm vi nào đó thôi, còn với thay đổi trong một trường thì tác động của nó chắc chắn là vô cùng rộng lớn, con người phần thân xác cũng chỉ là một sinh vật nên chỉ có thể sinh tồn trong một khung các điều kiện vật lý và sinh lý nhất định, một khi các “trường” thay đổi con người sẽ bị ảnh hưởng lập tức, sự thay đổi vượt mức nào đó, sinh vật không thể tồn tại.



    1.6 Khoa học tâm linh

    Chắc chắn sẽ có ngày khoa học vượt ngưỡng ý thức để tiếp cận tâm linh. Não bộ tức cơ sở vật chất của ý thức xét cho cùng cũng là thuần vật chất, cũng nằm trong môi trường và cũng thường xuyên trao đổi vật chất và thông tin với bên ngoài, nhưng sự trao đổi trực tiếp này ở mức tế vi, nó vẫn phát vào không gian chung quanh những bức sóng sinh học, và ngược lại cũng tiếp nhận từ môi trường những tín hiệu phát ra do sự thay đổi bên trong các trường, chung quanh ta ảo giác cho ta sự tĩnh lặng, thực ra không phải vậy nó là một không gian ồn ào, hỗn độn của hằng hà sa số các tia bức xạ cũng ồn ào không kém gì cái chợ bởi sự giao thoa giữa các sóng, khi gặp một bước sóng thích hợp, não bộ con người có thể tiếp nhận những gì đó đến từ không gian xa thẳm.

    Về bản chất sự sống con người chưa trả lời được, ở đâu ra và đi về đâu? Người ta có thể phân tách một cơ thể sống thành ra các khối lượng nguyên tố hóa học nhất định, nhưng với cùng khối lượng các nguyên tố đó không thể nào tổng hợp thành một sinh vật được. Có cái gì đó vượt trên ý thức không? Con người đã mường tượng đến một vùng mơ hồ gọi là siêu thức, nửa có nửa không nửa hư nửa thực, nơi bắt đầu không còn quy luật như Đạo Đức Kinh của Lão tử chép… Tư Bất tư, … nghĩ mà không suy, hay … chẳng đi mà đến v.v…, bước đầu Á đông đã cảm nhận được tầng thấp nhất của giới siêu nhiên thông qua một số hiện tượng như: bùa chú, đồng bóng, ngoại cảm…, hiện tượng sóng vô tuyến sinh học tạo nên sự linh cảm vì một sự việc xảy ra cho người thân cách xa hàng ngàn dặm là hiện tượng hay thấy nhất, tự nhiên bồn chồn lo lắng đứng ngồi không yên để rồi sau đó nhận được tin chẳng lành của người thân ở xa… điều này ít ra trong đời chúng ta cũng đôi lần chứng nghiệm, rõ ràng là phi tự nhiên, phi tự nhiên nhưng có thực, điều này là một chỉ dẫn về một thế giới siêu tự nhiên. Tới nay tuy chưa có khám phá cụ thể về giới siêu nhiên nhưng Á Đông đã bắc sẵn nhiều đầu cầu để nối thông 2 bờ đó là bùa chú, đồng bóng, thiên văn, phong thủy, ngoại cảm, cầu cơ, bói toán v.v…

    Giới khoa học cũng không khác , dựa trên những hiểu biết tiên tiến nhất họ vẫn âm thầm đi tìm một thế giới khác ; rất có thể đó là thế giới ‘sóng đôi’ với thế giới của chúng ta theo luật lưỡng lập của Dịch học .

    Tu luyện tức tập trung để tạo nên năng lực tinh thần, đến 1 mức nào đó ‘thần lực’ có thể tác động trên thế giới vật chất làm đảo lộn các quy luật vật lý thông thường, thay vào sự bình thường này thế giới vật chất sẽ vận động theo mệnh lệnh chủ quan do não bộ con người phát ra. Đạt đến trình độ này thì .....người không còn là người mà là tiên là thần thánh.





    2. Công cụ kỹ thuật – quẻ chấn



    2.1 Công cụ cầm tay:

    Các loài động vật tác động vào tự nhiên bằng tay chân và sức cơ bắp, theo sự tiến hóa tự nhiên ở những loài vật thông minh bước đầu đã có trí khôn dù rất sơ khai, và chúng đã biết sử dụng vào việc kiếm sống. Thí dụ:

    - Một loài chim đã biết mang con rùa lên rất cao thả ra để rơi xuống đá núi làm vỡ mai rùa cứng chắc ra, và thế là nó ung dung dùng bữa ngon lành, công việc như thế rõ ràng đòi hỏi một trí tuệ.

    - Một loài khỉ đã biết bẻ cái cây cho vừa tầm để chọc vào tổ ong lấy mật, việc bẻ đó chính là gia công chế tạo công cụ.

    2 thí dụ trên cho thấy hoạt động trí tuệ không phải độc quyền của loài người; trí khôn và tình cảm thực sự đã sơ khởi có ở một số loài vật.

    Con người chỉ độc quyền ở những hoạt động não bộ cao cấp, phức tạp.

    Công cụ cầm tay là sản phẩm của con người nhằm tăng cường khả năng và sức lực của chính mình. Thí dụ: không có cái lưỡi dao thì không thể xẻ thịt, con người ban đầu đẽo đá sau đó là mài tạo nên lưỡi dao đá, thời kỳ đầu con người chỉ gia công tạo dáng trên những vật thể có sẵn như đá cuội, cây tre v.v… để chúng có một công năng hữu ích, bước đầu thành hình tổ hợp: người và công cụ để tác động vào tự nhiên, ở giai đoạn đầu này công năng tạo ra nhờ:

    - Sức lực của cơ bắp con người

    - Kỹ năng điều khiển của con người

    - Công cụ chỉ tham gia phần của mình ở điểm chạm tức điểm tác động mà thôi.

    Công cụ cầm tay đã tạo nên sự chuyển biến diệu kỳ: vượn người vặn mình trở thành người vượn, hay người nguyên thủy.

    Con người nếu so sánh từng khả năng chuyên biệt thì đôi khi thua các loài thú khác xa lắm như làm sao có thể so sánh sức mạnh với voi, thi chạy với báo, thi bơi với cá. Nhưng con người lại có địa vị chúa Tể và hơn mọi loài ở cái đầu có thể nhận biết và sáng tạo. Nhận biết để khám phá quy luật và sáng tạo để làm ra những gì mình cần, sáng tạo dựa trên những gì đã nhận biết, và nhận biết là cái nền của sáng tạo, sáng tạo cho con người làm chủ những cỗ máy khỏe hơn voi, nhanh hơn báo và bơi với tốc độ không loài cá nào đuổi nổi.



    2.2 Máy thô sơ:

    Máy thô sơ đã đồng hành và nâng đỡ con người cả ngàn năm qua. Máy đã có thể có nhiều cơ phận, hoạt động phức tạp nhưng đặc điểm chung là: không vận hành bằng sức lực nội thân, mà bằng sức từ ngoài truyền vào, hoặc của súc vật hoặc các chuyển động tự nhiên thậm chí có thể là chính sức con người, trong cái tổ hợp người máy đó con người phải tiêu tốn rất nhiều sức lực để điều khiển và có khi phải cung cấp năng lực cho máy vận hành. Thí dụ như người đi xe đạp chẳng hạn.

    Nhưng so với công cụ cầm tay thì con người đã tiến một bước dài lắm, với máy thô sơ đời sống con người đã được nâng cao bỏ xa thời hoang dại, máy thô sơ và cơ bản đã đáp ứng được các nhu cầu bức thiết của con người vì ăn mặc ở đi, nhiều nơi trên trái đất ngày nay con người vẫn tồn tại chủ yếu dựa vào máy thô sơ.



    2.3 Cơ khí:

    Cách mạng cơ khí đưa con người bước vào thời văn minh tiến bộ, mới chỉ vài trăm năm nay, khởi đầu từ Anh quốc với việc phát triển máy hơi nước, nhưng tiêu biểu cho thời đại này lại là việc điện khí hóa. Cơ khí là máy móc vận hành bằng sức lực nội thân nó hay điện lực truyền từ ngoài vào, con người chỉ thao tác điều khiển mà thôi như thế sự hao nhọc đã giảm đi rất nhiều.

    Trong tổ hợp người – máy thời cơ khí kết quả sản xuất phần nào tùy thuộc vào sự khéo léo, thuần thục của người thợ mà ta thường coi là kỹ năng hay tay nghề; sự liên kết người – máy thời này là liên kết cơ tính.

    Bộ mặt của địa cầu hiện nay phần lớn vẫn là kết quả của thời công nghệ cơ khí, của cải khá dồi dào nhưng chênh lệch cũng rất lớn, các vấn đề kinh tế không còn đơn thuần nữa mà nó luôn là sự sóng đôi: kinh tế – xã hội, do cách mạng cơ khí xã hội thủ đắc nhiều của cải hơn, con người làm chủ nhiều phương tiện hơn khiến thu hẹp không gian sống của cộng đồng thành một thị trường thống nhất, những vấn đề của nền kinh tế như năng suất, chất lượng, độ tăng trưởng v.v… bắt đầu có liên hệ hữu cơ với những vấn đề xã hội như: giáo dục, phân phối lợi tức an sinh xã hội …



    2.4 Thời cơ khí bán tự động

    Đặc trưng cuả thời này là sự gắn kết điện cơ, điện tử tạo thành các dây chuyền sản xuất hàng loạt, thao tác điều khiển là những thao tác đơn giản, lập đi lập lại không tốn sức nhưng hết sức nhàm chán. Sản xuất lớn là một ưu thế rõ rệt ở thời này các sản phẩm ra đời hàng loạt, các chi tiết được tiêu chuẩn hóa cao và có thể lắp lẫn cho nhau đã tạo nên một sinh hoạt thị trường vô cùng náo nhiệt, hàm lượng lao động cơ bắp đã giảm nhiều trong khi hàm lượng chất xám trong sản phẩm tăng rất nhanh, xã hội bắt đầu trở thành xã hội tri thức nên từ ‘lao động’ bắt buộc phải định nghĩa lại.

    Công nghệ điện tử đặc biệt là ngành bán dẫn đã trở thành đòn bẩy của thời đại, nó góp mặt trong mọi tiến bộ, mọi lãnh vực của đời sống đem đến cho con người vô vàn tiện ích.



    2.5 Máy móc tự động – được lập trình

    Ngành vi điện tử ra đời đã mở ra cho nhân loại cả một trời mới đất mới, thời đại kỹ thuật số, đặc biệt sự ra đời ngành điện toán, từ tạo thiên lập địa đến thời này con người đã có trợ thủ giúp bộ não mình xử lý thông tin, tốc độ xử lý cứ mỗi ngày mỗi nhanh thêm với kích thước ngày càng gọn lại, máy vi tính đã đi đến hầu như mọi nhà, phụ giúp mọi người từ nhà bác học đến anh nông dân, khuynh hướng phát triển đang đi từ hoạt động đơn lẻ đến nối mạng toàn cầu, thông tin được số hóa, xử lý bởi máy tính siêu tốc kết hợp với kỹ thuật truyền thông siêu tốc, kích thước không gian hầu như trở nên vô nghĩa. Nhưng máy tính điện tử dù mạnh tới đâu nhanh tới đâu cũng vẫn chỉ là công cụ của con người, nó chỉ có thể hoạt động dưới sự điều khiển bằng lệnh được con người lập trình và đưa vào máy. Không có những thông số và những câu lệnh thì máy tính cũng chỉ nằm không nhưng khi đã được lập trình thì hệ thống máy sẽ miệt mài độc lập làm việc cho ra sản phẩm mà không cần đến sự can thiệp, điều khiển của con người. Hệ thống máy móc làm việc dưới sự điều phối bởi máy tính được gọi là tự động hóa, thực chất tương tác giữa người và máy trong hệ thống máy cũng chỉ ở mức cao hơn tương tác cơ học, chưa có sự biến đổi về chất , thay vì phải thao tác thì con người chỉ gõ bàn phím hay dịch chuyển con chuột vi tính, nghĩa là quá trình làm việc vẫn phải khởi động hay chấm dứt trực tiếp từ con người.



    2.6 Máy thông minh có trí tuệ

    Từng cỗ máy hay cả một hệ thống máy được điều khiển bởi bộ não nhân tạo , tương tác người máy là tương tác bởi các câu lệnh có tính mục tiêu, thí dụ làm ra một triệu xe hơi, hay xây 1.000 căn nhà, khi nhận được lệnh cả guồng máy chuyển động, tự sắp xếp, tự tính toán tự phối hợp tác nghiệp, ở giai đoạn này câu lệnh có thể chỉ là ý nghĩ phát sinh trong não ...lập tức các cảm biến đã ghi nhận và chuyển thành câu lệnh ...đưa vào siêu hệ thống tự động ...hệ thống này là toàn bộ lực lượng sản xuất của cộng đồng được nối mạng với nhau từ những robot cơ giới đơn lẻ tới những nhà máy khổng lồ cho tới siêu thị và ngân hàng ...tất cả đều thuộc một hệ thống điều hành duy nhất, lúc này con người chỉ còn dành sức để khám phá, sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật và thi đấu thể thao.

    3/ Kinh tế – Quẻ cấn

    3.1 Kinh tế tự cấp

    Mỗi gia đình cố gắng làm ra mọi thứ mình cần, nhu cầu lúc này chưa vượt ra ngoài cái ăn cái mặc. Thời bầy đàn của cải của cộng đồng được phân phối theo luật tự nhiên do bản năng quyết định khi chuyển sang đời sống xã hội sự phân phối đã vượt trên bản năng và phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố khác mang tính người như lý trí và tình cảm và cả nếp sống, đạo đức xã hội.

    Thời nguyên thủy cộng đồng thường nhỏ bé trong phạm vi đại gia đình, ở đó tình cảm chi phối và định hướng hành động nên sự sản xuất và phân phối của cải không theo các quy luật kinh tế học; mà theo mệnh lệnh của trái tim, ngày nay các nhà kinh tế xã hội thường gọi thời đại đó là thời cộng sản nguyên thủy.

    Quy mô cộng đồng lúc này chỉ từ vài người tới vài chục người, sống đời du cư rày đây mai đó, kinh tế vẫn là hoàn toàn khai thác tự nhiên chủ yếu là săn bắt hái lượm, chưa có “của cải” để dành nên chưa nảy sinh sự trao đổi.



    3.2 Kinh tế đổi chác

    Đổi chác hàng – hàng tức trao đổi giữa những người sản xuất chứ chưa xuất hiện thương nghiệp. Muốn trao đổi thì phải có của cải để dành tức không sử dụng tức thì, như thế ít ra cũng phải sang thời con người biết trồng trọt chăn nuôi , đã bước vào thời kỳ định canh định cư tương đối lâu dài và đã xuất hiện thủ công nghiệp. Quy mô tổ chức xã hội ít ra cũng đã bước vào thời liên minh thị tộc.

    Trao đổi hàng – hàng đánh dấu sự phân công xã hội không phải mỗi cộng đồng nhỏ tự cấp tự túc nữa mà họ chỉ lo những mặt mình có ưu thế rồi trao đổi sản phẩm với nhau như thế năng suất chung sẽ gia tăng, sự trao đổi hàng cũng nối kết nhiều cộng đồng nhỏ thành cộng đồng lớn hơn khiến xuất hiện hình thái tổ chức xã hội mới gọi là quốc gia .



    3.3 Kinh tế thị trường tự do

    Khi hình thành nền kinh tế thị trường tức đã hội đủ số điều kiện sau:

    - Sản phẩm làm ra tương đối dồi dào.

    - Có các phương tiện vận tải.

    - Xuất hiện tiền làm phương tiện trung gian trao đổi.

    - Hình thành khu vực thương nghiệp bên cạnh khu vực sản xuất



    Kinh tế thị trường trải qua 3 thời kỳ: thời thị trường khu vực – do các phương tiện vận tải chưa đủ nhiều, đủ nhanh nên hàng hóa chỉ có thể lưu chuyển trong một phạm vi nào đó. Thời này tương ứng với thời máy thô sơ và phải tới thời máy móc cơ khí thì thị trường toàn quốc mới thành hình và có vóc dáng tương tự ngày nay, bên cạnh kinh tế Sản xuất, đã xuất hiện loại hình kinh tế Dịch vụ cũng quan trọng không kém, thậm chí tỉ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội của nó trở nên ngày càng vượt trội.

    Quan điểm kinh tế của Trung Hoa cổ và chủ nghĩa xã hội ngày nay không hẹn mà gặp ở chỗ “ức thương”, người Trung Hoa đã có câu tục ngữ “ phi thương bất phú” thể hiện nguyên nhân tại sao nhà cầm quyền “ức thương” trong quá khứ không thiếu trường hợp có những thương gia giàu hơn cả vua, sâu xa Hơn ít người để ý là ngay trong Dịch học cũng đã nói đến việc phải kiểm soát “tài phú” để điều hành xã hội. Ý tưởng này đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

    Kinh tế thị trường cho phép xã hội phân công triệt để, có người cả đời chỉ làm mỗi một loại công việc để trao đổi và nhận lại mọi thứ từ xã hội, chính vì thế từ đây xuất hiện một loại quyền lực mới, kẻ nào khống chế chi phối được thị trường hàng hóa thì kẻ đó là vua thực sự .


      Hôm nay: 8/5/2024, 2:18 am