Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Ý nghĩa danh xưng các triều đại Hữu Hùng quốc . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Ý nghĩa danh xưng các triều đại Hữu Hùng quốc . Flags_1



    Ý nghĩa danh xưng các triều đại Hữu Hùng quốc .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Ý nghĩa danh xưng các triều đại Hữu Hùng quốc . Empty Ý nghĩa danh xưng các triều đại Hữu Hùng quốc .

    Bài gửi by Admin 15/3/2019, 12:11 pm

    Trước hết mời các bạn đọc bài :

    Nguồn gốc danh xưng các triều đại Trung Quốc

    Huỳnh Chương Hưng Dịch từ nguyên tác Trung văn

    Thú thực dù có đọc đi đọc lại bài Nguồn gốc danh xưng các triều đại Trung Quốc trên vẫn…chẳng thể biết tên các triều đại Trung quốc ở đâu mà ra , các học giả Trung quốc đã dẫn giải kiểu ‘huề tiền ‘….gọi là triều Hạ vì vua Vũ () từng được thụ phong ở Hạ Bá (夏伯) , gọi là nhà Thương vì thuỷ tổ nhà Thương là ông Khế () từng có công giúp vua Vũ trị thuỷ nên được thụ phong ở đất Thương , gọi là nhà Chu vì bộ lạc Chu đến thời Cổ Công Đản Phủ (古公亶父) dời đến vùng đất Chu …có khác gì nói …sở dĩ gọi là nước Trung hoa vì tổ tiên họ lập quốc trên đất Trung hoa …

    Vấn đề cốt lõi khi nói đến nguồn gốc danh xưng là ý nghĩa các tên gọi đó , chính ý nghĩa hàm chứa trong danh xưng triều đại là sự chỉ dẫn về không gian tồn tại và tính chất tiêu biểu của cộng đồng người đó trong thời gian tồn tại tức những thông tin để nhận biết triều đại ấy và phân biệt với những triều đại khác trong dòng lịch sử .

    Giới sử học Trung quốc không biết vô tình hay cố ý ấm a ấm ớ che mắt thiên hạ , có thể họ không biết thực vì Trung hoa đâu phải là đất nước của họ hoặc cũng có thể họ gỉa ngu gỉa thích tầm phào gây nhiễu làm mờ nhạt đi thông tin trong qúa khứ khiến người ta không thể nào nhận ra lịch sử Trung hoa thực sự .

    Sử thuyết Hùng Việt đã chỉ rõ Cổ sử Thiên hạ được viết bằng ngôn ngữ Dịch học chủ yếu đựa trên ứng dụng Ngũ hành .

    Ý nghĩa danh xưng các triều đại Hữu Hùng quốc . 5-hacc80nha

    Ý nghĩa danh xưng các triều đại Hữu Hùng quốc . 5-h

    Ngũ hành và Thiên hạ xưa

    Tên gọi các triều Thiên hạ cổ đại là do sử gia đời sau đặt khi viết sử , thực ra bản thân Thiên hạ là thực thể duy nhất và xuyên suốt , mỗi dòng vua lên cầm quyền cũng chẳng xưng danh , tất cả là do người đời sau đặt để phân biệt các giai đọan nối kết thành sách sử . Thiên hạ mãi đến triều đại cuả vua Lí Bôn – Lưu Bang mới ghi dấu triều đại mình bằng niên hiệu ., từ đấy Thiên hạ mới lịch sử thực sự trải dài trong thời gian ..

    Qua thời Huyền sử nặng phần hư cấu , Thông tin qúa khứ Thiên hạ chỉ bắt đầu khả tín từ thời Tứ đại , tức khi đã thành vương quốc với các vương triều nối tiếp nhau :

    Về Tứ đại Thiên hạ mời các bạn đọc bài :Trung hoa ngũ hành sử .

    Sử gia đã dựa vào vị trí vùng trung tâm của Triều đại nằm ở đâu trong sơ đồ Thiên hạ đặt trong Ngũ hành mà gọi tên .

    * Triều Hạ :

    Học gỉa Trung quốc viết : Theo truyền thuyết, vua Vũ () từng được thụ phong ở Hạ Bá (夏伯), nhân đó gọi chính quyền của mình là “Hạ”. Theo nhà sử học Phạm Văn Lan (范文澜), sau khi con của vua Vũ là Khải () dời về Đại Hạ (大夏) (khu vực Phần Quái 汾浍, phía nam Sơn Tây 山西), mới xưng là “Hạ”.

    Thực ra :

    Hạ là mùa nóng nhất trong 4 mùa xuân hạ thu đông , trên bản đồ Thiên hạ là vùng cận nhiệt đới ở Đông Bắc xưa Đông Nam Trung quốc ngày nay nơi nóng nhất trong 4 vùng địa lí tự nhiên , lãnh thổ nhà Hạ chia thành Tây Hạ là Vùng Giao chỉ – Quảng Tây và Đông Hạ lả Quảng Đông tới Chiết giang .

    * Triều Thương :

    Học gỉa Trung quốc viết : thuỷ tổ nhà Thương là ông Khế () từng có công giúp vua Vũ trị thuỷ nên được thụ phong ở đất Thương (nay là phía nam Thương Khâu 商丘,  Hà Nam 河南), về sau lấy “Thương” để gọi bộ lạc (hoặc bộ tộc) của mình. Vua Thang () sau khi diệt nhà Hạ đã lấy “Thương” làm quốc danh. Về sau, Bàn Canh (盘庚) dời đến đất Ân () (nay là phía tây bắc An Dương 安阳, Hà Nam 河南), nên cũng gọi là “Ân” hoặc “Ân Thương”.

    Thực ra :

    Thương nghĩa là màu Xanh chỉ ra lãnh thổ chính nhà Thương và Thương Ân nằm ở vùng màu xanh trong Ngũ sắc , xét theo mùa là mùa xuân . trên thực địa thì trung tâm Thiên hạ thời nhà Thương nằm ở phía Nam (nay) Trường giang , nhà Thương Ân ở phía Bắc (nay) Trường giang .

    * Triều Châu :

    Học gỉa Trung quốc dẫn giải …bộ lạc Chu đến thời Cổ Công Đản Phủ (古公亶父) dời đến vùng đất Chu (nay là Kì Sơn (岐山, Thiểm Tây 陕西). Vũ Vương sau khi diệt nhà Ân đã lấy “Chu” làm tên triều đại. Thời kì đầu nhà Chu dựng đô ở Hạo () (nay là phía tây nam Tây An 西安, Thiểm Tây 陕西). Đến thời Bình Vương dời đô về phía đông là Lạc Ấp (洛邑) (nay là Lạc Dương 洛阳, Hà Nam 河南), nhân vì ở phía đông của Hạo nên nhà Chu có xưng hiệu là “Tây Chu” và “Đông Chu”.

    Thực ra :

    Châu nghĩa là sáng biến âm của Chiêu , cũng nghĩa là phía mặt trời lặn , xét theo các Dịch tượng đất chính nhà Châu còn thuộc về Hạo thiên , màu trắng và mùa Thu . Trên thực địa vùng Tây Châu là cao nguyên Vân Qúi ngày nay , Đông Châu là đất Qủang Tây và Giao chỉ xưa .

    * Triều Tần :

    1 số nhà ngiên cứu Trung quốc cho là theo ghi chép trong Sử kí (史记), Tần vốn là một bộ lạc thời cổ, thủ lĩnh Phi Tử (非子) nhân vì nuôi ngựa cho Chu Hiếu Vương có thành tích, nên được Chu Hiếu Vương ban cho họ “Doanh” (), đồng thời tặng cho một vùng đất (nay là huyện Thiên Thuỷ 天水, Cam Túc 甘肃; một thuyết khác cho là Cốc Danh 谷名, Lũng Tây 陇西). Sau lại có công cứu nhà Chu nên được phong làm chư hầu. Tần Thuỷ Hoàng thống nhất 6 nước, bắt đầu xây dựng nước Tần.

    Thực ra :

    Tần phát âm là chin là kí âm từ chân chưn tiếng Việt . Trong sơ đồ Thiên hạ Ngũ hành vùng Chưn là vùng màu Đen ở phía đối với vùng đào – đầu tức đất nhà Hạ , Tuân theo Ngũ hành nhà Tần chọn mà Đen là màu chủ đạo , mủa Đông là mùa chính của năm và đất Tần thuộc về Huyền thiên trong cửu thiên .

    *Triều Hưng (Hán) :

    Học gỉa Trung quốc viết :Hạng Vũ (项羽) phong Lưu Bang (刘邦) làm Hán Vương, sau Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, thống nhất Trung Quốc, đã đặt quốc hiệu là “Hán”. Lúc đầu, nhà Hán định đô ở Trường An (长安), về sau định đô tại Lạc Dương (洛阳), cho nên nếu xét từ đô thành mà nói sẽ có “Tây Hán” và “Đông Hán”, nếu xét từ thời gian sẽ có “Tiền Hán” và “Hậu Hán”.

    Sự thực :

    Sử Trung quốc cho Hán vương là người thắng trong cuộc Hán – Sở tranh Thiên hạ , Hán vương thắng làm chủ Thiên hạ lập nên triều đại Hán …, Sử thuyết Hùng Việt cho cặp từ Hán – Sở chẳng nói lên điều gì , thực ra đây là 2 từ xiên sẹo từ gốc là các cặp lưỡng lập : Hên – Sui , Hơn – thua , Hưng – Suy theo Dịch học ., người thắng cuộc thì gọi là Hưng vương thua là Suy vương , Hưng bị các sử gia Trung quốc cạo sử thành Hán cho trùng với Hãn của Hãn quốc Mông cổ ….lập lờ đánh lận con Đen biến cổ sử Thiên hạ của người họ Hùng tiền nhân của người Hoa và Việt ngày nay thành cổ sử của dòng giống Hán Mongoloid . Các danh hiệu Hán cao tổ , Hán Huệ đế Hán Văn đế .v.v. của các vua triều Hưng đều là những từ mới gán ghép vào , sử Trung hoa xưa không hề có , Sử sách chép tên các vua triều Hưng là Hiếu Cao Hiếu Văn Hiếu Vũ .v.v. không rõ là do đâu , theo đúng nguyên tắc sử học …không lẽ triều đại do ông Lưu Bang sáng lập cũng gọi là triều Hiếu ?.

    *Triều Tân :

    Bài viết của học gỉa Trung quốc bỏ qua không nói đến ý nghĩa triều Tân .

    Theo Sử thuyết Hùng Việt :Tân nghĩa là mới theo sử Trung quốc do Vương Mãng kiến lập sau khi soán ngôi nhà ‘Tây Hán‘, Vương Mãng xưng là Châu hoàng đế xét ra theo đúng phép thì triều này phải gọi là triều Châu không hiểu danh xưng Tân ở đâu ra ?, Sử thuyết Hùng Việt cho không có ai tên là Vương Mãng , đây là từ phiên thiết : vương mãn thiết vãn , tiếng Việt nghĩa là chấm dứt , hết rồi chỉ ông vua sau cùng của Thiên hạ sau đó là lịch sử sang trang .

    Hữu Hùng quốc hay nước của người họ Hùng diệt vong bắt đầu thời sách sử gọi là thời Bắc thuộc .

    Thiên hạ nằm dưới móng ngựa Rợ sau khi ‘Lục Lâm thảo khấu’ nổi loạn đánh bại và giết Vương Mãn chiếm Thiên hạ , Lục lâm thảo khấu là từ sách sử gọi đám loạn quân nay thường dịch là đám giặc cỏ núi Lục lâm . thực ra chẳng hề có núi lục lâm nào cả, lục số 6 và Lâm là biến âm của lam nam nom , lục lâm đúng nghĩa là Nam man , cụm từ ‘lục lâm thảo khấu’ hiểu đúng là đám ‘trộm cướp hèn hạ Nam Man’ (hướng Bắc Nam xưa nay đã bị lộn ngược) .

    Đám ‘trộm cướp hèn hạ nam man’ đắc thắng dựng nên triều Hán Canh thủy đế của Hán quốc đầu tiên , lục lâm thảo khấu ‘trộm cướp hèn hạ nam man’ bỗng hóa thành Hán quân của Hán quốc mới lập , Thiên hạ diệt vong người Thiên hạ thành đám nô lệ mất nước .

      Hôm nay: 11/5/2024, 1:14 am