Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Flags_1



    Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Empty Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch

    Bài gửi by Admin 8/1/2019, 10:48 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/01/04/nui-nhoi-xu-thanh-va-manh-hoach/

    Núi Nhồi, ngọn núi đá nổi tiếng ở thành phố Thanh Hóa có tên chữ là An Hoạch. An Hoạch liệu có phải là nơi đánh dấu chiến công thu phục Mạnh Hoạch không?

    Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Img_2443
    Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi An Hoạch.


    Mạnh Hoạch thực ra là Mường Hoàng, chỉ thủ lĩnh người Thái Mường ở phía Tây và Bắc Trung Bộ nước ta. Vì thế trong lịch sử không phải chỉ có 1 vị Mạnh Hoạch. Xét ở khu vực núi Nhồi và Thanh Hóa có thể có khả năng liên quan tới 3 vị thủ lĩnh xứ Mường Mạnh Hoạch sau:
    1. Mạnh Hoạch đầu tiên là thời Tam Quốc, do Gia Cát Khổng Minh thu phục. Dấu vết ở khu vực núi Nhồi là chùa Hinh Sơn nơi có tạc tượng Lưu Bị, Quan Công và Khổng Minh vào vách đá để thờ cúng.


    Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Quan-cong
    Tượng Quan Công khắc trên vách đá ở chùa Hinh Sơn (ảnh internet).

    Nên biết là Mạnh Hoạch vào thời này là thủ lĩnh khu vực Tây Bắc Việt và Bắc Trung Bộ mà Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái chép là nước Nam Triệu, chiếm cứ một dải từ Thần Phù đến Hoành Sơn:
    Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.
    2. Mạnh Hoạch khác là ở thời Đường, tức nước Nam Chiếu. Người đánh dẹp Nam Chiếu ở Thanh Hóa chính là Cao Vương Biền, di tích thờ còn lại là đền Cao Sơn trên núi An Hoạch.

    Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Img_2354
    Đền Cao Sơn ở chân núi Nhồi.


    Thủ lĩnh người Thái Mường dưới thời Đường là họ Phùng từ Phùng Hưng. Bản thân tên Bố Cái cũng là từ chỉ thủ lĩnh của người Thái Mường, nên Bố Cái có nghĩa tương đương với Mạnh Hoạch.
    tư liệu cho biết vùng núi này có nhóm dân cư khá đông mang họ Lôi, tức là từ chữ Lồi chỉ người Chăm. Lồi thực ra không phải chỉ chỉ người Chăm mà là chỉ người Nam Chiếu.


    Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Img_2352
    Tượng phỗng ở sân đền Cao Sơn bên chân núi Nhồi.


    3. Mạnh Hoạch khác là thủ lĩnh người Thái Mường đã được Thái úy Lý Thường Kiệt thu phục như văn bia chùa Báo Ân ở chân núi Nhồi ghi lại. Thông tin từ wikipedia về Lý Thường Kiệt cho biết:
    Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả năm châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
    Đây chính là kể về sự kiện mà Thái úy Lý Thường Kiệt đã lập tuyên thệ được ghi trên bia An Hoạch sơn Báo Ân Tự bi:
    Quyết hậu nãi thệ vu sư, Bắc chinh lân quốc; Tây thảo bất đình. Thiện thất túng thất cầm chi thắng địch.
    Dịch: Rồi đó ông thề trước ba quân: phía Bắc đánh quân Tống xâm lược, phía Tây đánh bọn không lại chầu, giỏi thắng địch bằng sách lược bảy lần bắt bảy lần đều thả.


    Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch Img_2373

    Tượng thần khắc trên vách núi ở đền Cao Sơn.

    Đại Việt sử ký toàn thư chép: Mùa đông (năm 1103) người Diễn Châu là Lý Giác mưu làm phản. Giác trước học thuật lạ có thể biến cây cỏ thành người, bèn chiêu tập những kẻ vô lại chiếm giữ châu ấy, đắp thành làm loạn. Việc tâu lên, vua sai bọn Lý Thường Kiệt đi đánh. Giác thua trốn sang Chiêm Thành, dư đảng đều bị dẹp yên.
    Lý Thường Kiệt được phong thái ấp ở Thanh Hóa chính là gắn liền với sự dẹp loạn người Mường ở phía Tây. Mà thủ lĩnh người Thái Mường ở phía Tây được gọi là Mạnh Hoạch hay Mường Hoàng.

      Hôm nay: 2/5/2024, 3:00 pm