Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lục đầu vô thủy bất thu thanh  Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lục đầu vô thủy bất thu thanh  Flags_1



    Lục đầu vô thủy bất thu thanh

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lục đầu vô thủy bất thu thanh  Empty Lục đầu vô thủy bất thu thanh

    Bài gửi by Admin 27/4/2018, 10:18 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3058

    Câu đối trên cổng đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn ở Chí Linh, Hải Dương do Thám hoa Vũ Phạm Hàm đề, đã là chủ đề những tranh luận kéo dài giữa các bậc túc Nho xưa và nay:
    萬袷有山皆剑氣
    六頭無水不秋聲
    Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
    Lục Đầu vô thủy bất thu thanh.

    Lục đầu vô thủy bất thu thanh  Congdenkiepbac1

    Cổng đền Kiếp Bạc (ảnh internet).

    Vấn đề ở cụm từ “thu thanh” trong vế đối sau được hiểu nghĩa như thế nào? Điểm qua quan điểm đã có hiện nay về nghĩa của câu đối này (theo Nguyễn Hồng Lam):
    – Nhiều nhà văn nhà nho cho rằng chữ “thu thanh” là bị thợ ngõa “đắp nhầm”. Phải là “thung thanh” hay “trang thanh”, nghĩa là tiếng đóng cọc, thì mới đúng. Thậm chí, có người đã sốt sắng đề nghị đục bỏ chữ “thu” trên cổng đền đi để thay bằng chữ “thung” hay “chang”…
    – Gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng “thu thanh” nghĩa là tiếng của chiến tranh, tiếng của sự đau thương, hay dịch là “tiếng binh đao”.
    Cả 2 ý kiến trên nghe có vẻ đều có lý vì tiếng cọc hay tiếng binh đao đều đối chỉnh với cụm từ “kiếm khí” ở vế đối trước và lại có liên quan đến công nghiệp đánh giặc Nguyên Mông hiển hách của Hưng Đạo đại vương.
    Tuy nhiên, nếu đọc cả vế đối thì sẽ thấy dịch theo cả 2 phương án trên đều tối nghĩa vô cùng: Lục đầu vô thủy bất thu thanh. Làm sao mà trong nước (thủy) lại có tiếng gì được? Nếu nói là âm thanh thì phải là trong không trung, chứ sao lại trong nước?
    Hơn nữa “vô thủy” mà dịch là “không có con nước nào” thì cũng không ổn vì “thủy” không phải là từ đếm được để mà thêm chữ “con” vào đây.
    Kết cấu “vô… bất…” có nghĩa so sánh, nhấn mạnh, ví dụ như trong câu “vô tiểu bất thành đại” là không có việc nhỏ thì không thành việc lớn, chứ nếu dịch như cách nghĩ ở trên sẽ thành: không có gì nhỏ mà không thành lớn, rất vô lý.
    Nếu hiểu “thu thanh” là tiếng chiến tranh, binh đao, tuy là có điển dẫn, nhưng lại không hợp ngữ cảnh vì chữ “thu” mang sắc thái tiêu cực (buồn, thảm, sầu, bi,…), không phải để trong câu đối mang tính ca ngợi như ở đây.
    Câu đối nổi tiếng này xem ra để hiểu đúng không phải dễ. Các bậc văn nho ở trên có lẽ đã lạc hướng. Họ quá tập trung vào tra điển tích, điển cố về cụm từ “thu thanh” mà quên mất hiểu nghĩa chung cho cả câu đối trước cổng đền này.
    Để hiểu nghĩa câu đối này thực ra khá đơn giản. Nhưng muốn hiểu trước hết phải tìm hiểu địa lý ở địa phương và tục thờ cúng Trần Hưng Đạo tại đây đã. Hãy đọc sự tích của khu vực này:
    Tương truyền sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, đem lại thái bình cho đất nước. Hưng Đạo Vương về nghỉ tại phủ đệ của mình ở Vạn Kiếp. Một hôm, ông cùng gia nhân dùng thuyền nhỏ đi dạo cảnh trên dòng sông Lục Đầu. Khi con thuyền đã quay về gần núi Dược Sơn, Hưng Đạo Vương cho dừng thuyền lại, đứng trên mũi thuyền, Người rút thanh kiếm của mình ra khỏi bao và nói : ”Thanh gươm này đã gắn bó với ta gần cả cuộc đời. Trong suốt cuộc chinh chiến nó đã dính bao máu giặc Thát, nó đã từng được bôi phân gà sáp với vôi tôi và bồ hóng để chém đầu tên giặc Phạm Nhan nhơ bẩn. Nay ta muốn nhờ dòng nước sông Lục Đầu để gột rửa sạch những vết nhơ trên nó”. Nói rồi ông ném thanh gươm xuống dòng sông. Tại khúc sông Trần Hưng Đạo thả kiếm, sau này đã hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình lưỡi kiếm, dân gian gọi bãi bồi đó là Thanh kiếm thần của Trần Hưng Đạo. Bãi bồi ngày nay vẫn còn trên dòng sông Lục Đầu trước cửa đền Kiếp Bạc…
    Như thế, trong câu đối trên cổng đền Kiếp Bạc, ở vế đầu: Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí, thì Sơn và Kiếm không phải là núi và gươm chung chung. Đây là chỉ cụ thể bãi bồi chạy dài trên sông hình lưỡi kiếm trong sự tích trên.
    Cái còn lại không phải là bản thân thanh kiếm, mà là “kiếm khí“, tức là tinh thần của chiếc kiếm xưa của thánh Trần. Kiếm này không phải là kiếm đánh giặc, mà là kiếm phép (kiếm thần) Trần Hưng Đạo đã dùng để chém tên phù thủy Phạm Nhan.
    Vế đối này cũng chơi chữ, ghép giữa tên địa danh Vạn Kiếp và nghĩa “vạn kiếp” – nhiều đời nhiều kiếp. Như thế nếu đọc là “Vạn kiếp hữu sơn giai kiếm khí” thì có thể hiểu là Vạn đời dải núi vẫn còn hơi kiếm.


    Lục đầu vô thủy bất thu thanh  2018-04-27

    Bản đồ vệ tinh khu vực Lục Đầu giang. Thấy rõ dải đất hình thanh kiếm đối diện cổng đền Kiếp Bạc.

    Hiểu đúng được vế đối đầu thì mới hiểu được vế đối sau. Câu đối này ca ngợi Trần Hưng Đạo không phải như một vị võ tướng xuất trận diệt giặc, mà là một pháp sư đạo sĩ, một vị thần trừ tà diệt ác được tôn thờ.
    Cần biết rằng ở đền Vạn Kiếp đức thánh Trần được coi là Cửu Thiên Vũ Đế, với sứ mệnh diệt trừ yêu ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian và âm phủ. Hai bên nơi ngài ngự là Nam Tào và Bắc Đẩu, tức là 2 vị thần giữ sổ sinh tử của mọi sinh linh.
    Với góc nhìn như vậy thì thấy ngay, cụ từ “thu thanh” ở vế sau hoàn toàn không phải tiếng cọc hay tiếng binh đao, mà là chỉ sự linh thiêng của đức thánh Trần. Tiếng thu ở đây nghĩa tiếng thiêng ngàn thu (thiên thu linh thanh). Hiểu được nghĩa này thì cả vế đối sẽ rất rõ nghĩa:
    Lục Đầu vô thủy bất thu thanh nghĩa là Nước ở 6 con sông này có hết thì mới hết được sự linh thiêng của thánh Trần.
    Nghĩa mới phát hiện của vế đối thứ hai cũng tương ứng với vế đầu, chỉ sự trường tồn linh thiêng (vạn kiếp… giai kiếm khí) của thánh Trần.
    Một lần nữa xin nhắc là Trần Hưng Đạo không chỉ là vị võ tướng giỏi đã được thế giới công nhận mà ông còn là một thần chủ trong tín ngưỡng dân gian, được thờ ở hầu hết các nơi có ban thờ Tứ phủ. Các nhà nho, nhà sử chỉ vì cách nhìn lệch lạc đối với tín ngưỡng dân gian nên mới không tài nào hiểu đúng câu đối cung tiến lên Đức thánh Trần của Vũ Phạm Hàm trong cả thế kỷ qua.
    Dịch lại đôi câu đối ở cổng đền Kiếp Bạc theo nghĩa mới phát hiện:
    Vạn kiếp núi còn cùng hơi kiếm
    Lục đầu nước hết mới thôi thiêng.

      Hôm nay: 2/5/2024, 3:45 pm