Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bàn với nhà nghiên cứu Tạ Đức - bài 2 Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn với nhà nghiên cứu Tạ Đức - bài 2 Flags_1



    Bàn với nhà nghiên cứu Tạ Đức - bài 2

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bàn với nhà nghiên cứu Tạ Đức - bài 2 Empty Bàn với nhà nghiên cứu Tạ Đức - bài 2

    Bài gửi by Admin 9/1/2018, 3:28 pm

    Nhà nghiên cứu Tạ Đức viết :

    Luận điểm 2: Quê hương trống đồng là kinh đô Cổ Loa, vùng đồng bằng sông Hồng. Bắc Việt Nam.
    Cho đến nay, trên sách báo Việt Nam, Trung Quốc và thế giới, hiện có ba quan điểm song song tồn tại về quê hương của trống đồng Đông Sơn.
    Quan điểm thứ nhất của phần lớn các học giả Trung Quốc, được sự ủng hộ của nhiều học giả phương Tây, Nhật Bản coi Vạn Gia Bá, Sở Hùng, Vân Nam là quê hương của dạng trống đồng cổ nhất, ra đời thế kỷ 7 TCN, từ đó phát triển thành các dạng Thạch Trại Sơn ở Vân Nam và Đông Sơn ở Bắc Việt Nam.
    Quan điểm thứ hai của một số học giả Việt Nam coi quê hương của trống Đông Sơn, dạng trống cổ nhất là vùng đồng bằng sông Hồng hay Bắc Việt Nam.
    Quan điểm thứ ba coi quê hương của trống đồng nói chung là một vùng rộng bao gồm cả Vân Nam, Quảng Tây ở Nam Trung Quốc và vùng Bắc Bộ Việt Nam.
    Liên quan tới quan điểm này là những ý kiến phản bác việc đi tìm quê hương của trống đồng dựa trên các đường biên giới quốc gia và tộc người hiện tại, phản bác óc dân tộc hẹp hòi trong nghiên cứu nguồn gốc trống đồng cũng như những nghi ngờ về khả năng tìm ra một quê hương thực sự cho trống đồng nói chung.
    hết phần trích dẫn .

    Văn Nhân góp bàn

    Sử thuyết Hùng Việt cho Trống đồng là sản phẩm đặc trưng của nền văn hóa văn minh nhà Châu và lãnh thổ Trung quốc của Thiên hạ thời Châu là nước Văn Lang hay Âu Lạc bao gồm đất Qúi châu Vân nam Quảng Tây Trung quốc cộng với phía Bắc Việt Nam ngày nay , nơi này là quê hương của trống đồng và cũng chính là quê hương của Châu Dịch .
    Thời điểm trống đồng bắt đầu được chế tạo và trở thành đặc trưng văn hóa văn minh của tộc người thi cả miền Nam Trung hoa là vùng bản địa của tiền nhân Bách Việt chủng Mongoloid phương Nam , Hán tộc chủng Mongoloid gốc gác̀ vùng Thiểm Tây – Sơn Tây chẳng có liên hệ gì với nét văn hóa ấy họ chỉ là kẻ đã chiếm đoạt và đồng hóa cư dân nơi này , xét như thế ngườiTrung quốc ngày nay không có tư cách để nhìn nhận tác quyền trên trống đồng cho dù những trống đồng cổ xưa nhất đã được tìm thấy trên lãnh thổ Trung quốc ngày nay tương tự như những cổ vật thuộc nềnvăn hóa Maori dù  đào được trên đất Úc nhưng không thể coi là vật phẩm văn hóa của người Úc .
    Hiện tại cho dù chính phủ ‘trắng’ của Mĩ , Canada và Úc .v.v. có tuyên bố rùm beng gì gì đi nữa về 1 quốc gia đa chủng , 1 đất nước đa văn hóa …thì thực tế những thành tựu văn hóa văn minh chói lọi thời tiền thực dân của ‘mọi’ da Đỏ vẫn không thể nào là di sản của dân Trắng mà trái lại vẫn hoàn toàn thuộc về ‘Mọi’bản địa …, Người Trung quốc gốc Bách Việt hiện nay chẳng khác gì thân phận ‘Moi’ da Đỏ ở Mĩ … là những kẻ khốn khổ thất Sở thân sơ trên chính quê hương mình .


    Luận điểm 3: An Dương Vương đúng là dòng dõi hoàng tộc nước Thục Tứ Xuyên như cổ sử và truyền thuyết Việt Nam ghi nhận.
    Để chứng minh nguồn gốc Thục của An Dương Vương, tác giả đã đưa ra một loạt các bằng chứng cổ sử-ngôn ngữ-khảo cổ, ví dụ: những ghi chép vềnguồn gốc Thục của An Dương Vương trong cổ sử Trung Quốc và Việt Nam; mối liên hệ giữa họ và tên nước gốc, họ Thục của Thục Phán cũng như họTriệu của Triệu Đà-nhân vật lịch sử cùng thời đều là tên nước gốc; mối liên hệ giữa Ông Tổ Rùa của hoàng tộc Khai Minh với truyền thuyết Thành Rùa ở Tứ Xuyên và truyền thuyết Thần Kim Qui giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa cũng như nghĩa gốc Rùa của tên thành Cổ Loa; mối liên hệ giữa một dạng hoa văn trên đầu ngói Cổ Loa với một dạng hoa văn trên đầu ngói ởlăng Tần Thủy Hoàng.v.v.
    Trong khi đó, quan điểm chính thức hiện nay coi An Dương Vương có gốc từ nước Nam Cương, Cao Bằng của người Tày cổ. Cũng có những quan điểm coi An Dương Vương có gốc từ Yên Bái, Lào Cai hay từ Đức Hoằng, Vân Nam.
    Quan điểm nguồn gốc An Dương Vương từ Cao Bằng chủ yếu chỉ dựa vào truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”, vốn có gốc từ một truyền thuyết của nước Ba ở Tứ Xuyên. Tên Nam Cương có gốc từ Nam Chưởng/Lan Chang/Vạn Tượng, một quốc gia của người Thái-Lào ở Tây Bắc và Thượng Lào vào thế kỷ 14. Đặc biệt, quan điểm trên không hề được sự ủng hộ của các tư liệu khảo cổ.
    Hết phần trích .

    Xin góp bàn :

    Sai lầm của thuyết con cháu vua nước Thục ở Tứ xuyên chaỵ loạn xuống phương Nam rồi trở thành Thục Phán An dương vương của cổ sử Việt là sai lầm cơ bản khi xét về chủng tộc và truyền thống văn hóa 1 tộc người .
    Khoảng 1-2 ngàn năm trước công nguyên người Thục ở Tứ xuyên là người Khang Tạng về nhân chủng không thuộc loại hình Mongoloid phương Nam của người Việt và cư dân vùng Tây Nam Trung hoa , về văn hóa họ thuộc về văn hóa Tam tinh đôi không cùng nguồn gốc với văn hóa cổ Việt .
    Xét trên 2 tiêu chí quan trọng nhất để định dạng truyền thống dân tộc là dòng máu và văn hóa thì An Dương vương không thể nào là hậu duệ của vua nước Thục ở Tứ xuyên .
    Đi tìm lời giải theo hướng khác .
    Chìa khóa để giài vấn đề là thông tin mang trong vương hiệu Thục .
    1 hứơng suy nghĩ … phải chăng Thục chỉ nghĩa là phía Tây…? .
    Dùng quy tắc Dịch học : Thục nghĩa là chín chỉ phía Tây ngược với Sanh – Sinh chỉ phía đông , Chín cũng là số 9 theo Việt ngữ là sô nút ́ trấn phía Tây Hà thư (đô)̀ .
    Thục cũng là biến âm của Thạch – Thổ tức đất đá là hành phía Tây chết cứng ngược với dâng – dương lên ở phía Đông thuộc hành Mộc – gỗ – cây sống động .
    Về mặt ngôn ngữ Thục là tên người Trung hoa gọi những nước ở bán đảo Ấn độ .
    Theo phép phiên thiết Hán văn :
    Thiên trúc thiết Thục
    Thận độc thiết Thục
    Thiên trúc và Thận độc chỉ nghĩa là quốc gia ở phía Tây Trung hoa .
    Tứ xuyên hay Tây Xuyên trong ngôn ngữ dịch học có nghĩa là đất Tây – Nam .
    Tứ là số 4 cùng với sộ 9 trấn phía Tây Hà thư (đồ)
    Xuyên – sông dài là Dịch tượng chỉ phía Nam màu Đen xưa ngược với Hồ tròn tượng của phía nóng bức Xích đạo . (Bắc Nam nay đã lộn ngược) .
    Xét trên phương diện địa lí : Tứ xuyên cùng nghĩa với Xuyên Thục chỉ giải đất Tây – Nam hoàn toàn khác với từ Thục nghĩa là đất phía Tây .
    Thục có biến âm khác là Trúc như trong Trúc vương của nước Dạ lang ở Qúi châu .
    Nhà Thương và Thương Ân gọi tên vua theo Thập can (Đúng hơn có lẽ là tên gọi do người viết sử đặt ) , đối chiếu tên các vua nhà Thương và Thập can thì thấy can Qúi hiện dùng được thay bằng can Khang , khang chính xác là Khăng tiếng Việt nghĩa là cứng rắn không thay đổi đây là tính chất của phía Tây ngược với can Nhâm – nhũn – nhung – mềm phía đông .
    Qúy cũng là Khang – Khăng chỉ phía Tây đồng nghĩa với Thục – thạch – đá đất can Qúy hành Thổ , trong lịch sử cổ đại Việt và Hoa Thục vương cũng là Trúc vương và cũng chính là Qúy vương tất cả chỉ nghĩa là chúa đất phía Tây , sử thuyết Hùng Việt cho là Thời Thương và Thương Ân đất Qúy – phía Tây Trung hoa chính là Qúy châu ngày nay . Vương Qúy hay Quí vương không phải họ tên mà là danh xưng của chúa đất Qúi châu , ông chính là cha của Cơ Xương – Văn vương người đã kiến lập nước Văn lang tức Trung quốc của Thiên hạ nhà Châu .
    Qúy châu có nước Dạ lang tức Di Hạ lang nghĩa là nước của chúa Di Hạ …cổ sử Trung hoa chép ….Đế Khải đày Hữu Hổ thị đi tứ phương thiên hạ gọi họ là người Di Hạ đối sánh với người theo Khải sống ở trung tâm chốn phồn hoa đô hội gọi là người Hoa Hạ . Đúng theo sách vở thì không thể có nước Dạ lang hay Di Hạ lang tức nước của chúa Di Hạ ở Qúy châu vì thời điểm đế Khải đuổi bộ tộc Hữu Hổ thị của Bá Ích đày ra tứ phương và lấy đất của họ xây kinh đô An ấp hay Đại ấp An khoảng hơn 4000 năm trước thì người Trung hoa còn đang lang thang theo bầy gia súc trên đồng cỏ phía Bắc Hoàng hà làm gì đã biết đến đất Qúy châu .
    Việc khám phá nền văn minh cổ đại Kẻ Lạc ở Qúy châu gần ngàn năm trước công nguyên còn gây sốc hơn nữa ….;căn cứ vào hiện vật tìm thấy thì người Kẻ Lạc Qúy châu (có thể là những gì sót lại ở giai đoạn muộn của vương quốc Quý châu) ở vùng đồi núi Trung quốc rất sâu trong lục địa lại mang đậm nét văn hóa của cư dân miền biển ….?
    Người Di Hạ mang đậm nét văn hóa của tiểu chủng indonesien là những người sinh sống ở ven biển Việt nam đã khẳng định Trung Hoa nguyên thủy không dính dáng gì đến người Trung quốc mà tổ tiên của họ là tộc người ‘đồng co’̉ chủng Mongoloid vùng Hoàng hà .
    Tóm lại theo suy ngh̃ĩ của người viết bài này thì vua sáng lập triều An dương vương thuộc dòng dõi Di Hạ lang – Dạ lang miền Quý châu Trung hoa , khởi dựng sự nghiệp ở vùng Quảng Tây ngày nay , sau cùng hoàn thành sự nghiệp và thành danh trong sử sách ở đất Giao chỉ không liên quan gì đến đất Xuyên Thục -Tứ xuyên như nhiều nhà nghiên cứu đóan định .

      Hôm nay: 28/4/2024, 8:47 pm