Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bàn với nhà nghiên cứu  Tạ Đức - Bài 1 Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn với nhà nghiên cứu  Tạ Đức - Bài 1 Flags_1



    Bàn với nhà nghiên cứu Tạ Đức - Bài 1

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bàn với nhà nghiên cứu  Tạ Đức - Bài 1 Empty Bàn với nhà nghiên cứu Tạ Đức - Bài 1

    Bài gửi by Admin 2/1/2018, 12:00 pm

    Nhà nghiên vứu Tạ Đức vừa cho ra đời cuốn sách : Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn (Nxb Tri Thức và Nhà sách Song Thủy xuất bản 2017)
    Cuốn sách có 668 trang, gồm 2 phần, 33 Chương. Phần I: Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn; Phần II: Nguồn gốc và sự phát triển của các biểu tượng trên trống đồng Đông Sơn.
    Để giúp những người chưa có cơ hội đọc , Tác gỉa đã có bài viết dành riêng cho Tạp chí Văn hóa Nghệ An tóm tắt nội dung sách, nét chính là trình bày 12 nhận định cũng gọi là 12 luận điểm then chốt liên quan tới trống đồng Đông sơn .


    Xin tham gia luận bàn với tác gỉa về luận điểm 1 .

    Luận điểm 1:
    An Dương Vương (trị vì 207-179 TCN) là người đã cho đúc và ban phát trống đồng như một biểu tượng của vương quyền và thần quyền Bách Việt.Cao Lỗ, người chế tác “nỏ thần” cũng là người lo việc đúc trống. Trống đồng Âu Lạc hay Lạc Việt, sau gọi là trống đồng Đông Sơn, thực chất là một thành quả chung của văn minh Bách Việt, một đỉnh cao của văn hóa Lạc Việt.
    Luận điểm này khác với luận điểm hiện phổ biến cho rằng trống Đông Sơn là trống của các vua Hùng tạo ra.
    Cụ thể, cố GS Phạm Huy Thông, trong một bài viết trên tạp chí Khảo cổ học số 14, năm 1974 xác định: “trống đồng Đông Sơn của các vua Hùng” đã “xuất hiện ít ra 25 thế kỷ nay”.[1]
    Cố GS Trần Quốc Vượng, trong một bài viết năm 1974, kết nối các biểu tượng chính trên trống Ngọc Lũ với các truyền thuyết Mẹ Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh đã đặt câu hỏi:
    Phải chăng chủ nhân trống đồng loại I (tức trống Heger I hay trống Đông Sơn) thuộc về tập đoàn Núi, nhóm dân tộc lấy biểu trưng là Chim-Hươu-Lửa-Nắng hạn thuộc triều đại Mặt trời và vẫn theo dòng Mẹ”?…Sự thịnh đạt của việc thờ Thần Mặt trời trên phạm vi toàn thế giới…gắn liền với sự xuất hiện của những ông vua đầu tiên. Và những vua đầu tiên thì đều là những “vua-phù thủy”…
    Xin lưu ý đến một câu của Đại Việt sử lược:” Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN) ở bộ Gia Ninh có một dị nhân dùng ảo thuật áp phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương”.
    Gần đây hơn, nhà khảo cổ học Trịnh Sinh, trong cuốn Hà Nội thời Hùng Vương-An Dương Vương (2010) đưa ra các luận cứ khác:
    Chiếc trống có kích thước to và hoa văn đẹp cũng đã tìm được ngay trong lòng đất ở chân núi đến Hùng. Có khả năng các vị thủ lĩnh cao nhất thời Hùng Vương đã từng sở hữu nhiều trống đồng và sau đó ban phát đi các nơi khác nên khu vực tương truyền là kinh đô của các vua Hùng ít phát hiện ta trống đồng…Có lẽ người nắm vững được bí mật của hợp kim của nghề luyện đồng là người có “ảo thuật” áp phục các bộ lạc..
    Quan niệm trống đồng Đông Sơn ra đời thời các Vua Hùng hiện được phổ biến trên nhiều sách báo và trang mạng Việt Nam.
    Trong cuốn sách, luận điểm An Dương Vương là người cho đúc và ban phát trống đồng xuất phát trực tiếp từ áng mo Đẻ khâu” hay “Sự tích trống đồng” trong Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước của người Mường (Trương Sĩ Hùng-Bùi Thiện 1995), trong đó kể chuyện vua Dịt Dàng đã cho đúc và ban phát trống đồng.
    Dịt Dàng chính là một phiên âm trong tiếng Mường của Yit Yang=Việt Vương, một tên gọi khác của An Dương Vương. Theo Đào Duy Anh (1957): thành Cổ Loa được ghi trong các sách địa chí thời Tấn, Đường, Tống là “Việt Vương thành”. Điều này cũng phù hợp với việc Mo Mường Hòa Bình (2010) kể Dịt Dàng là “vua đất Kinh kỳ Kẻ Chợ” đã cho người đi chặt cây chu đồng về “dựng nhà ở đất Kinh kỳ Kẻ Chợ”, với việc Quách Điều (1925), một quan lang Mường ở Hòa Bình khẳng định: vị vua đã đem quân đi chặt cây chu đồng có bông thau quả thiếc ( một ẩn dụ cho việc khai thác đồng, thiếc) ở đất Mường Ai, Mường Ống (Thanh Hóa) chính là vua Thục An Dương Vương…
    Điều sử thi và truyền thuyết Mường ghi nhận đó đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của một hệ thống các bằng chứng sử học- khảo cổ học- dân tộc học và ngôn ngữ học khác cho thấy An Dương Vương, với tư cách vị thủ lĩnh từng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tần của liên minh Bách Việt; với vai trò vua nước Âu Lạc hùng mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng; với mối quan hệ họ hàng hay liên minh với hoàng tộc Điền, Dạ Lang, Tây Âu… là người duy nhất có đủ điều kiện để đúc và ban phát trống đồng như một biểu tượng cho vương quyền và thần quyền Bách Việt.
    Những yếu tố gốc Thục trong hoa văn trống đồng (đặc biệt, hình đàn chim bay quanh mặt trời vốn là biểu tượng cho Bà Tổ Chim-mặt trời của người Bách Việt, sau trở thành biểu trưng cho hoàng tộc Khai Minh-tổ tiên An Dương Vương); hình “mặt trời Đông Sơn” trên đầu ngói thành Cổ Loa; việc tìm được những trống cổ và đẹp nhất như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa ở các vùng đất quanh thành; việc vùng Thanh-Nghệ, nơi di tản, tị nạn của hoàng tộc Âu Lạc cũng là nơi có nhiều di tích và trống đồng Đông Sơn nhất, nơi có đền thờ thần trống đồng sớm nhất… tất cả đều khẳng định mối liên hệ lịch sử giữa An Dương Vương và trống đồng Đông Sơn … Tiếp đó, gốc Thục hay Tạng-Miến của từ đản khâu chỉ trống đồng trong tiếng Mường; cách đánh trống đồng nguyên thủy theo kiểu giã cối được thể hiện trên những trống sớm như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ sau chỉ thấy ở người Mường; các yếu tố văn hóa Thục và Đông Sơn trong văn hóa Mường…đã khẳng định các suy đoán của học giả Pháp Goloubew (1936) rằng “một bộ phận người Đông Sơn đã hòa nhập vào người Mường” và kết luận của nhà dân tộc học số 1 Việt Nam Trần Từ (1996):”Người Mường là một trong những tộc người giữ được nhiều phẩm chất Đông Sơn nhất”. Đó chính là nền tảng hay cốt lõi lịch sử của áng mo về sự tích trống đồng trong sử thi Mường.
    Trong khi đó, trống Hi Cương tìm được ở gần Đền Hùng là dạng trống muộn hay loại C theo cách phân loại được công nhận rộng rãi của Phạm Minh Huyền-Nguyễn Văn Huyên-Trịnh Sinh (1987). Trong sách, tôi chứng minh dạng trống muộn có tượng ếch đó đã phát sinh từ vùng Thanh-Nghệ, là tiền thân của trống Heger II, còn được goi là “trống đồng Mường”.
    (Hết trích dẫn)


    Văn Nhân góp bàn :

    Hiện tại dựa trên yếu tố thời gian; đại đa số giới nghiên cứu đều cho Vua Hùng là thủ lãnh đã chế tạo và phân phát trống đồng nhưng riêng theo nhà nghiên cứu Tạ Đức dựa vào tư liệu dân gian , đặc biệt là những điều còn lưu giữ trong tộc Mường thì không phải là Hùng vương mà chính An dương vương mới là người làm việc này .
    Kết luận của Tạ Đức có điểm xét ra không hợp lí : Linh khí Trống đồng được ước đoán là đã có khoảng ngàn năm trước công nguyên trùng khớp với thời trị vì của các Hùng vương trong khi An dương vương theo sử hiện hành thì mãi tới những năm 200 TCN mới lên ngôi như thế xét về khung thời gian thì lập luận của Tạ đức trở nên khập khễnh khó có thể chắp nhận .
    Phải chăng giữa tư liệu dân gian và chính sử có sự sai khác đưa đến sự vênh lệch bất hợp lí ?.
    Nhưng Luận điểm số 1về trống đồng này của nhà ngiên cứu Tạ Đức nếu đem đặt trong cái khung cảnh và khung thời gian của sử thuyết Hùng Việt thì lại trở nên hoàn toàn hữu lí :
    An Dương vương thực ra là Âm Dương vương vua Dịch học cũng ch́nh là Châu Văn vương – Cơ Xương tổ của nhà Châu Trung Hoa quãng ngàn năm trước Công nguyên tức trùng đúng với tuổi của trống đồng Đông sơn và tiền Đông sơn .
    Điểm thứ 2 Sử thuết Hùng Việt cũng cho thấy luận điểm của Tạ Đức chẳng mâu thuẫn gì với giới sử học ‘chính thống’ ….;
    Hùng vương có 18 ‘đời’ trong đó triều đại An Dương vương là các đời :
    *Hùng vương thứ 12 : Hùng Chiêu vương – Quốc Tiên lang ; thời Châu Văn vương lập quốc ở đất Phong
    *Hùng vương thứ 13 : Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang ; thời Châu Vũ vương kiến lập triều đại Châu và thiên đô về đất Kiểu .
    * Hùng vương thứ 14 : Hùng Tạo vương – Đức quân lang là thời Đông Châu kinh đô dời về Lạc ấp.
    Nói khác đi An Dương vương cũng chính là Hùng vương , thông tin chứa trong tư liệu dân gian và hiện vật chẳng có gì mâu thuẫn cả .
    Trong bài viết Tạ Đức đã cho thấy An Dương Vương vua nước Âu Lạc hùng mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng có mối quan hệ họ hàng hay liên minh với hoàng tộc Điền, Dạ Lang, Tây Âu…
    Với nghiên cứu về Dòng Hùng Việt thì sự việc đi xa hơn thế nhiều …
    chỉ riêng về mặt ngôn ngữ mối quan hệ mà Tạ Đức nói đến đã lộ rõ
    Dùng phép phiên thiết thì :
    Di Yên thiết Điền
    Di Hạ thiết Dạ ; Dạ lang thực ra là Di Hạ lang
    Ai Lao thiết Ău – Âu , thì ra Âu chính là cộng đồng người Ai lao di ở Tây nam Trung hoa
    Trong văn minh cổ Trung hoa thì 1 trung hoa không có 2 dòng tộc người mà Hoa Hạ chỉ là tên gọi người sống ở Trung tâm hay Trung nguyên còn Di Hạ là gọi những người sống ở Tứ phương Thiên hạ . Hoa Hạ và Di Hạ là 2 khái niệm không thể tách ra khỏi phạm trù Trung hoa (thực sự). An Dương vương không phải chỉ liên hệ mà chính là Văn vương -Tây Di (vua Thuấn là người Đông Di) của Trung hoa . (không phải Trung quốc ngày nay).
    1 điểm sáng trong cuốn sách là tác gỉa Tạ Đức khẳng định mối liên hệ lịch sử giữa An Dương Vương và trống đồng Đông Sơn … Nhiều bài viết trong nghiên cứu về dòng giống Hùng cũng khẳng định như thế .
    Bài viết về ý nghiã những hình ảnh thể hiện trên mặt trống đồng và bài về quẻ Lôi địa Dự đã chỉ ra điều không thể bác bỏ sự liên hệ giữa Kinh Dịch và Trống Đồng ngàn năm trước công nguyên , thời điểm mà theo chính sử thì người Hán mới mon men đốn bờ Trường giang …tức lúc Giao chỉ chưa hề biết Hán là cái chi chi . Tức những nghiên cứu của dòng Hùng Việt khẳng định Trống đồng và Dịch học là sản phẩm phi Hán phi Tàu… , hệ quả là một khi đã như thế thì đương nhiên tứ thánh tác thành Dịch học : Phục Hy – Văn vương – Châu công và Khổng tử cũng như các vua đã chế và ban phát trống Đồng không thể là người Hán hay Tàu . Ngoại trừ số ít còn nhận mình là Đường nhân , Trung quốc lâu nay chỉ là quốc gia của đám Thanh nhân ; những kẻ đã xâm chiếm và còn đang thống trị Trung hoa .

      Hôm nay: 28/4/2024, 8:56 pm