Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Dân gỉa bàn chuyện của bác học . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Dân gỉa bàn chuyện của bác học . Flags_1



    Dân gỉa bàn chuyện của bác học .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Dân gỉa bàn chuyện của bác học . Empty Dân gỉa bàn chuyện của bác học .

    Bài gửi by Admin 23/10/2015, 6:39 pm

    Nhân 1 bạn đọc hỏi :

    ...Vậy vì sao, người VIệt Nam trong lịch sử phải sáng tạo ra chữ Nôm? Nếu là sản phẩm đắc ý của cha ông thì họ phải tích cực sử dụng chứ không phải sửa đổi thành chữ Nôm thậm chí còn phức tạp hơn...

    Trước hết xin nói ngay là tôi không có hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ học nói chung và chuyên ngành Hán - Nôm nói riêng  nên chỉ có thể trao đổi với các bạn những cảm nghĩ của mình theo lối dân gỉa .

    Tôi cho rằng ...không có chữ Hán  chỉ có Hán văn mà thôi , tương tự như  chỉ có chữ La tinh nhưng dựa trên hệ thống chữ cái Latinh mà người ta đã tạo ra văn tự của các nước âu châu như Anh văn , Pháp văn , Đức văn , Tây ban nha ...văn, Bồ đào nha ...văn .v.v.

    Ở trời Đông cũng như thế , dựa trên nền tảng chữ Nho người ta đã tạo ra Hán văn , Việt văn , Hàn văn , Nhật văn .v.v. , hoàn toàn không có việc mượn cơ sở chữ Hán để tạo ra chữ Nôm như trước nay mọi người vẫn lầm tưởng vì làm gì có chữ Hán  .

    Nước Hán ‘thật’ của Hãn (chúa) giống Mongoloid chỉ ra đời sau khi bọn Lục lâm thảo khấu giết vua Vương Mãng diệt nhà Tân của Thiên hạ họ Hùng năm 23 SCN (nước Hán ‘gỉa’ người ta gán cho triều đại của ông Lưu Bang người đất Phong năm 202 TCN) , có Hán quốc thì mới có thể có người Hán và Hán văn …nhưng mới đây khảo cổ học có khám phá chấn động...  ở Cảm Tang Quảng Tây gần biên giới Việt nam tìm thấy loại chữ đặt tên là chữ Lạc Việt thuộc hàng ông tổ của cái gọi là Hán văn, giới nghiên cứu tính toán loại văn tự này  đã có từ 6000 năm về trước  như thế Tương tự như chữ Latinh , chữ Lạc việt là loại chữ Nho tối cổ ông tổ của  Hán văn , Việt văn .v.v. không có chuyện chữ Hán đẻ ra chữ Nôm như người ta tưởng .

    Ngay khi gọi Hán văn đã là sai lầm , gốc tổ xa xăm của Hán tộc là sắc dân gọi thủ lãnh là Thiền vu chuyên chăn nuôi động vật ở thảo nguyên Bắc Á , bỏ qua thời gian trước ... tới thời của Lưu Bang 2 chủng người thuộc 2 nền văn hóa văn minh khác nhau bắt đầu cọ sát đối đầu với nhau ở vùng Hoàng hà  , người Hán đã bắt chước Trung hoa  tổ chức thành 1 quốc gia sơ khai bán du mục ... sớm đầu tối đánh khiến vua tôi nhà ông Lưu Bang vô cùng khổ sở , 3 tới 4 trăm ngàn kị binh của họ vây hãm Lưu Bang ở Sơn Tây phải nhịn đói nhịn khát súyt vong mạng may mà chạy thoát , từ đó phía Bắc Hoàng hà thuộc hẳn về Hán .

    Để hiểu rõ hơn về 2 cộng đồng người khác hẳn nhau này trong lịch sử Trung hoa xin lược qua 1 đoạn sử  được ghi chép rõ ràng vì lúc này đã có sách có vở ...

    Lưu Bang Sử Trung quốc thường gọi là Lưu Uyên ( không biết có phải do ngẫu nhiên hay không mà trùng cả tên lẫn họ với ông Lưu Bang trước công nguyên và cùng có hiệu là Hán cao tổ ) chính thức nhận là thuộc dòng dõi các Thiền vu khi xưa , năm 304 SCN muốn lập ra 1 nước giống như Trung hoa nhưng bị dân của ông phản đối vì 2 lối sống du mục và canh nông rất khác nhau ...ông đã phải thuyết phục họ rằng ông cũng có thể đọc được ‘Tứ thư - Ngũ kinh’ tức giỏi không thua gì người Trung hoa tại sao lại không thể làm Hoàng đế mà cứ mãi làm Thiền vu – chúa mọi ...,  dân du mục chủng Mongoloid nghe khoái lỗ tai ... ,Lưu Uyên lên ngôi vua nước Hán ; sử gọi là Hán Triệu ...

    Thông tin chứa trong đoạn sử ngắn này chỉ ra :

    Lưu Bang và các thiền vu là 2 cực đối nghịch , Lưu Uyên là dòng dõi các thiền vu mongoloid mà lập ra 1 nước Hán (Hãn quốc) thì rõ ràng ông Lưu Bang người đất Phong không phải là người Hán như ‘gian  sử’ đã gán bừa  cái tên triều Tây Hán hay Tiền Hán để mập mờ đánh lận con đen ...Hán cũng là Hoa .

    Thông tin quan trọng khác rút ra được  ....theo chính lời cuả Hán cao tổ – Lưu Uyên thì Tứ thư Ngũ kinh không  phải sách  của dân tộc Hán nên dĩ nhiên thứ chữ viết nên những sách đó cũng không phải của người Hán . Trên đời này không hề có thứ chữ gọi là chữ Hán .

    Kể Từ thời nước Hán Triệu của Lưu Uyên thì hầu như Hán tộc làm chủ Hoa Bắc mãi về sau phải đến thời sử gọi là Tùy - Đường thì người Trung hoa mới lại làm chủ đất nước của mình .

    Đường là thời cực thịnh của Trung hoa , Hán tộc Mongoloid hầu như bị khuất phục hoàn toàn . Đường – Thoòng – Thường trở thành tên gọi tiêu biểu của Thiên hạ mênh mông ;...Đường nhân , Đường quốc , Đường Triều , Đường Ngữ , Đường văn , Đường thi .v.v.  trở nên phổ biến và bất tử . Tận hôm nay nghững người Trung hoa chưa Hán hóa còn nhớ gốc tổ vẫn nhận mình là Đường nhân không Hán Hung gì cả ...

    Do nhận thức sai lầm về lịch sử  ; Việt ngữ vốn có 1 khối từ vựng cực kì lớn xưa nay bị gọi sai là từ Hán – Việt , chưa có  thống kê chính thức nhưng giới nghiên cứu ước tính lên đến 70 - 80%  , Oái oăm là ở chỗ ...phát âm Việt ngữ lại là phát âm ở miền kinh đô nhà Đường ,giới nghiên cứu gọi là cách phát âm Trung hoa cổ (?), thơ Đường chỉ là Thơ khi đọc theo giọng Việt... không thì chỉ là 1 đoạn văn suôi  , phép phiên thiết Hán văn tạo ra từ thời Đông Hán để chuẩn hóa tiếng nói cho người Hán lại chỉ có thể ‘dùng được’ nếu đọc theo người Việt ngày nay , giới nghiên cứu văn hóa chiếu theo tư liệu thời Tống cũng nhận định cách mặc của người Giao chỉ chính là lối ăn mặc ở kinh đô thời Đường .

    Vậy là thế nào ; Việt và Hán ai mới là Trung Hoa chính hiệu ???.

    Thiên hạ Đại Đường vỡ làm 3 mảnh cách biệt với nhau , người Việt và Tống đã đường ai nấy đi  từ những năm 907 đến nay...tính ra là hơn ngàn năm .

    Trên cái nền Đường ngữ – Đường văn người Việt phát triển văn tự của mình 1 cách độc lập tự chủ  theo đúng các quy tắc ngôn ngữ của chữ Nho vốn có  ; cũng hài thanh , chuyển chú , gỉa tá ..., hệ thống chữ Nho hiện đại hóa của người Việt đó bị giới nghiên cúu sai lầm ...lấy ‘Mãn ngữ’ làm chuẩn gọi là chữ NÔM ...đẻ ra từ Hán văn.

    Cho rằng chữ Nôm ra đời trên cái nền Hán văn là hoàn toàn sai  , thời gian qua khi chưa có những khám phá mới của khoa học kĩ thuật tiên tiến đặc biệt trong lãnh vực  di truyền và Khảo cổ ,  thấy cái bộ dạng to tướng của  Trung quốc ...người ta đã hoảng hồn mà ngỡ tưởng đấy là cái gốc cổ thụ của văn tự nói riêng và cả nền văn minh trời Đông nói chung,... chữ nôm chẳng qua chỉ là giây chùm gửi bám vào cái gốc Hán văn , sự thực  như đã biết Hán văn  là văn tự đời Đường , biến đổi ở thời Tống rồi  bị phủ lên 2 lớp sơn văn hóa ngoại lai là Nguyên – Thanh mà thành đâu có phải Hán văn  Hán viếc gì .

    Do cùng phát triển lên từ văn tự thời Đường , lấy văn tự thời Đường làm gốc nên Hán văn và chữ Nôm Việt có nhiều chữ giống nhau , nhiều chữ na ná nhau bên cạnh những chữ khác hẳn nhau mới tạo ra để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống , bản thân tên Hán văn đã là sự ‘mạo danh’ vì chẳng qua nó là sự biến đổi và thêm 1 số chữ mới vào cái gốc từ vựng của người họ Hùng  thời Đại Đường (Sử thuyết Hùng Việt gọi là Việt Thường) , so ra Việt văn gần với gốc tổ cội nguồn dân tộc hơn hẳn Hán văn vì không bị tác động của tầng lớp thống trị ngoại nhân ‘nói ngọng’ lại có dã tâm luôn  muốn xóa đi cội nguồn đám dân bị trị . Tiêu biểu là Khanh hy tự điển , tác phẩm đồ sộ soạn ra nhằm chuẩn hóa chữ nghĩa bắt dân của toàn đế quốc Mãn thanh phải theo ... biến Hoa văn thành  Hán văn , nhiều người ngây ngất ca ngợi đánh gía cực cao quyển từ điển này biết đâu theo 1 công trình nghiên cứu mới đây thì thật thảm hại... nó đã phải hiệu chỉnh hơn 40.000 lần từ khi ra đời .

    Ngay trong nước Việt ta thôi ...về từ vựng Bắc Trung Nam cũng khác nhau nhiều lắm , tôi ở Nam ra Bắc du lịch , ngồi chờ ở sân bay thấy hàng chữ ...cửa lên TÀÙ bay đã ngờ ngợ vì quen với từ MÁY bay lâu rồi , ....dọc đường xe dừng để ăn sáng  gọi 1 tô phở tái và 1 ly cà phê đá ..., người phục vụ gọi với vào trong bếp ...cho bác này 1 BÁT phở tái và 1 CỐC cà phê thêm đá , sự khác nhau ngồ ngộ khiến tôi phải cười ..., về đến khách sạn tiếp tân nói bác ở ‘BUỒNG số 1 trăm LINH  2’  ...nếu nói theo miền Nam là... ‘PHÒNG 1 trăm LẺ 2 ..’.; Bắc - Nam đâu có bao xa , máy bay chỉ bay 1 tiếng , lại ở thời truyền thông hiện đại đầu này nói đầu kia nghe (điện thoại , radio , tv.v.v.) , nếu còn dùng chữ NÔM chắc   phải chia ra thêm  Nôm bắc – Nôm nam ..., các số 6 ,7, 8 Nôm Huế viết thành sạo , bậy , tạm và không có Huế chỉ có Huệ..., Nôm Quảng không có số 2- hai mà có số He ...không có Đà nẵng mà thay bằng Đà nẻng ..., Nôm  Nam bộ không có Việt Nam chỉ có Diệc Nam , không có con cá rô mà có cá gô ..., người Bắc và người Quảng không đi đây đó nhiều  gặp nhau lần đầu chưa chắc đã nói chuyện được với nhau ...

    Khoảng cách ngắn , thời gian ngắn mà đã như thế huống hồ gì ta với Tàu cách biệt ngàn năm nay hỏi khác đến chừng nào , may mà giới ngôn ngữ học ngày nay với sự trợ giúp của công cụ hiện đại đang truy nguyên về ngọn nguồn ....thực là lạ khi tìm ra rất nhiều ‘chữ Hán’ có âm cổ gốc  tiếng Việt . (Xin đọc số bài của Đỗ Thành ở mục tham khảo) ,

    Nôm là biến âm của Nam , theo cách hiểu ngày nay thì chữ Nôm là chữ của người Việt Nam , nhưng cũng có cách hiểu khác  ... Nôm là viết tắt của ‘nôm na’ nghĩa là  là na ná như , gần giống như... là thuật ngữ chỉ loại văn tự gần giống với Hán văn và ra đời trên cái nền chữ Nho do vậy mà có nhiều loại chữ Nôm  như ...Nôm Việt , Nôm Nhật , Nôm Tày .v.v.

    Hiểu từ Nôm theo nghĩa này thì bản thân Hán văn cũng là 1 loại chữ Nôm , như phân tích ở trên ;Hán văn cũng ra đời trên cái nền của văn tự đời Đường rồi biến đổi đi y như Nôm Việt vậy  , nhà Nguyên của đại Hãn quốc khi chiếm được Tống quốc đã chia Bắc gọi là người Hán , người Nam Tống gọi  là người Nam , chính văn tự của đám người Nam này sau khi phủ lên 2 lớp sơn ngoại Nguyên – Thanh mà thành ra Hán văn ngày nay , cả 2 cách hiểu  gọi Hán văn là Nôm – Hán cũng hoàn toàn  ‘chuẩn’ ...

      Hôm nay: 26/4/2024, 7:21 pm