Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Cổ sử Việt ; những điều cần xem lại  - phần 3 Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Cổ sử Việt ; những điều cần xem lại  - phần 3 Flags_1



    Cổ sử Việt ; những điều cần xem lại - phần 3

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Cổ sử Việt ; những điều cần xem lại  - phần 3 Empty Cổ sử Việt ; những điều cần xem lại - phần 3

    Bài gửi by Admin 4/4/2014, 1:57 pm

    6  / Triệu Đà dùng kế gửi con ở rể mà chiếm nước Âu Lạc của An Dương vương .

    Trích Sử ký Tư mã Thiên Phần Úy Đà liệt truyện .

    ...Được hơn một năm, Cao Hậu mất, liền bãi binh.

    Đà nhân đó, dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới,  đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, mệnh  gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc....

    Lữ hậu mất năm 179 TCN như thế Triệu Đà chỉ có thể bắt ‘Tây Âu Lạc’ lệ thuộc vào mình từ năm 178 TCN không thể như truyền thuyết lịch sử Việt viết ...Đà đánh và chiếm nước của An dương vương năm 207 TCN.

    Liệu chuyện Trọng thủy Mỵ châu và việc mở mang nước Nam Việt của Triệu Đà sang phía tây có thể diễn ra ở năm 178 TCN ?.

    Sử ký , Phần Tần thủy hoàng bản Kỷ chép :

    Ngay năm 221 TCN  khi Thủy hoàng lên ngôi thì ...

    ...Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc,phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông  ; Nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc Ý nói đến miền phía Nam mặt trời  phải mở cửa về phía bắc mới có ánh nắng, Nhiều nhà nghiên cứu cho Bắc hộ là miền Quảng Nam – Việt nam ngày nay .

    Xét kĩ ra ... chí ít  từ năm 221 TCN  đất Giao chỉ đã nằm trong lãnh thổ thiên hạ nhà Tần thì làm gì còn đất nước của An dương vương cho Triệu Đà đánh chiếm năm 178 TCN hay 207 TCN ?.

    Việc nhà Triệu đánh chiếm nước của An dương vương và chuyện tình lâm li bi đát Trọng Thủy – Mỵ Châu chỉ có thể diễn  ra trước   năm 221 TCN ...nhưng theo Sử ký thì lúc này đã làm gì có Nam Việt vũ đế Triệu Đà ?. Liệu có thể đấy là họ Triệu khác không phải là Triệu Đà Nam Việt vũ như truyền thuyết Việt đã lầm lẫn ?.

    Xét sử Việt và Trung hoa ...dọc ngang khuấy đảo thiên hạ đánh tới tận đất  phương nam thời điểm này thì chỉ có thể là họ Triệu của vua nước Tần .

    Tư liệu cổ sử Trung hoa có tới 2 chữ Triệu .

    Triệu biến âm của chậu – chủ hay chúa chỉ người đứng đầu cộng đồng .

    Triệu biến âm của chữ Chiêu chỉ hướng Tây mặt trời lặn ngược với mục – mọc chỉ hướng Đông  mặt trời mọc .

    2 chữ triệu này thường bị dùng lẫn  khiến thông tin cổ sử Trung hoa đôi lúc trở nên rối tinh rối mù ...không sao hiểu nổi như trường hợp Triệu Đà và Trọng Thủy - Mỵ châu.

    Ngoài  chữ Triệu đã nói còn nhiều thông tin khác khiến phải suy nghĩ :

    Sử Trung quốc viết Tử sở là con thứ 2 của Doanh Trụ và Hạ cơ được ông nội là Chiêu tương vương cho sang nước Triệu làm con tin ...thực sự Triệu so với Tần thì chỉ  là tiểu quốc phương Bắc nên chẳng có lý do gì để phải đem cháu nội Tần vương sang làm con tin , phải chăng ở đây người ta đã cố ý lầm lẫn nước Triệu với vua Chiêu – Châu ,thực  chỉ có Thiên tử  Châu mới đủ tầm cỡ để Tần vương cho cháu sang làm con tin .

    Tử Sở là con thứ 2 của Doanh Trụ và Hạ Cơ nên còn gọi là trọng Sở , Sở – sủy – thủy là 1 , trọng Sở cũng là Trọng Thủy , Mỵ Châu là công chúa nhà Châu (mỵ là con gái vua , lang là con trai vua) sử gọi là Triệu Cơ  , cơ là người đàn bà đẹp chỉ chung các phu nhân quyền qúy , Triệu cũng là Chiêu – Châu , dựa vào ý nghĩa của tên gọi thì Mỵ Châu và Triệu cơ cũng chỉ là một . Dân gian Việt có từ Sở khanh chỉ đàn ông chuyên đi gạt tình cũng là 1 bằng chứng ngôn ngữ xác thực việc Trọng Thủy – Tử Sở gạt Mỵ Châu – Triệu Cơ tráo nỏ thần khiến nhà Châu tiêu vong .

    Năm 257-258 TCN là năm Tần vây kinh đô Hàm đan của Triệu đồng thời cũng là năm Tần diệt nhà Châu - Chiêu và đặc biệt năm 257 TCN ở Giao chỉ  diễn ra biến cố lớn theo sử Việt   là Thục vương đánh bại  Hùng vương , nước Âu Lạc ra đời thay thế nước Văn Lang .

    Phải chăng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay thực ra cả 3 sự kiện chỉ là 1 nhưng được ghi nhận bởi 3 nhà chép sử khác nhau ?.

    Trong giai đoạn này  lịch sử  đầy dẫy những thông tin ngụy tạo bẩn thỉu tất cả chỉ nhằm làm người ta lạc hướng dễ bề che dấu sự thực là kinh đô Đông Châu nằm trên đất Giao chỉ  rất có thể  nằm ngay trong lòng Hà nội ngày nay , sau Tần đặt là quận Tam xuyên  .

    Năm 331 TCN Tần vương cho xây ‘đô thành’ tức kinh thành của nước Tần thì biến ra ...xây thành phố tên là Thành đô , Tứ Xuyên thoại còn gọi là ‘Tần ngữ’ ...rõ ràng như thế nhưng theo Lịch sử Trung quốc chính thống thì đất Tần lại ở Thiểm Tây ,Tứ xuyên là nước Thục bị Tần chiếm năm 316 TCN  nhưng lại  xây Thành đô từ năm 331 TCN thực vô lý ...? , sự thật đất Tần là Tứ xuyên , nước Thục bị tần chiếm năm 316 TCN là nước Thục ở Qúy châu và bắc Vân Nam đất gốc của nhà Châu , Tứ xuyên xưa  là Xuyên thục không phải Thục , sự kiện này được ghi nhận trong truyền thuyết Việt :

     “Năm Tân mão (210 tr. c. ng.) (Thục – An Dương vương năm thứ 48; Tần – Thuỷ hoàng năm thứ 37) […] Triệu Đà sang xâm lược, đóng quân ở núi Tiên Du thuộc Bắc Giang, đánh nhau với vua Thục. Vua Thục đem nỏ thần ra bắn. Đà thua chạy.

     “Triệu Đà biết vua Thục có cái nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ xin hoà. Vua Thục mừng, chia đất cho Đà từ sông Bình Giang trở về Bắc; còn từ Bình Giang trở về Nam thì vua Thục cai trị. Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ sang làm con tin, nhân tiện cầu hôn” (Cương mục), Tính ra truyền thuyết đã sai lệch lùi về sau  106 năm .

    Triệu là biến âm của chậu – chủ , đà là đầu , triệu đà chính xác là chủ – chúa đầu không phải họ và tên của ai cả , chủ đầu ở đây chỉ Tần Hiếu vương ông nội Thủy hoàng không phải là Triệu Đà Nam Việt vũ đế .

    Triệu cơ hay Châu cơ công chúa lá ngọc cành vàng nhà Châu bị bọn bồi bút đê tiện biến ra  hạng đàn bà lăng loàn dâm dật vô độ , thân làm thiếp của Lã bất Vi đã có thai rồi bị gán gả cho Tử Sở trong 1 âm mưu ghê gớm không tưởng ...,sự thực  tư liệu Lịch sử Trung hoa chép rõ Triệu cơ về với Tử sở 12 tháng mới sinh hạ Doanh Chính sau là Tần thủy hoàng đủ chứng tỏ chuyện Lã bất Vi ‘buôn vua’ là chuyện hoàn toàn bịa đặt chỉ là sản phẩm của những cái đầu bệnh hoạn .

    Ấy vậy mà chuyện tư thông giữa Triệu thái hậu mẹ Tần thủy hoàng lại được dùng làm chất liệu nặn ra chuyện thái hậu Cù thị nước Nam Việt :

     …Triệu Văn vương vua Nam Việt cho con trai là Anh Tề sang sống ở kinh đô Trường An của nhà Hán để làm con tin. Trong thời gian đó, (hẳn do mưu kế của nhà Hán sắp đặt ?), Anh Tề lấy Cù thị, một người nữ Hán tộc. Cù thị trước khi lấy Anh Tề, đã có quan hệ nam nữ với An Quốc Thiếu Quý. Đến khi về nước, Anh Tề lên ngôi vua (Triệu Minh vương), Cù thị được phong làm hoàng hậu….

    Con của Cù thị là Hưng , Triệu Minh vương mất Hưng lên làm vua Nam Việt hiệu là Triệu Ai vương  tôn mẹ  làm thái hậu.

    Nước Nam Việt của Triệu Đà do đánh đổ An dương vương sáp nhập với  Âu Lạc mà thành như ghi chép trong sách sử hiện nay thực ra là sự phóng tác từ những mảnh vụn lịch sử thời Tần lắp ghép lại mà thành , Lịch sử  thực nước Nam Việt ra sao hiện là 1 bí ẩn lớn lao của lịch sử .

    Kết quả khai quật mộ vua Triệu văn vương cho thấy các ấn chương, văn bản và danh xưng đều là "đế" chứ không phải vương , Ấn vàng ‘Văn đế hành tỷ’ là chứng cớ rành rành xác định Nam Việt là 1 nước độc lập chẳng phải là chư hầu của ai , đặc biệt Văn vương là Triệu Mạt không phải Triệu Hồ như sách Tàu chép xưa nay , nhà Nghiên cứu Nguyễn cung Thông đưa ra kiến giải rất hữu lý ...Mạt là từ Việt thực ra là Một , Triệu Đà là chúa đầu tức ‘chủ một’ , chúa đầu tiên nước Nam Việt .

    ...Những nghiên cứu về đồ tuỳ táng chôn trong các khu mộ táng Nam Việt cũng như xương cốt và ADN cổ phản ánh rõ ràng ưu thế Việt tộc trong quốc gia Nam Việt của Triệu Đà. Trong mộ vua Nam Việt cũng như mộ các quan thứ sử, huyện lệnh Nam Việt đều chôn theo những bảo vật của người Việt thuộc nhóm văn hoá Đông Sơn, như trống đồng, thạp đồng, rìu chiến và nỏ ...(TS Nguyễn Việt – trích internet) .

    Ngô thì Sĩ viết: “Theo sách ngoại sử: Mẹ Trọng Thủy là Trình Thị, người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ , (nay làng Đường Xâm, huyện Chân Định), nơi có miếu thờ Triệu Đà, Trình Thị được tòng tự ở miếu ấy”.

    Đền thờ Triệu Đà ở Đồng xâm Thái bình ngày nay với nhiều hoành phi câu đối khẳng định và ca tụng công đức ...

     Cổ sử Việt ; những điều cần xem lại  - phần 3 Image001

    Khai quốc đại đế: Bậc đế vương vĩ đại khai quốc

    Ngoài ra còn những Bức đại tự khác với ý ca ngợi hết mức :

    Thác địa dư vạn lý: Mở đất hơn vạn dặm

    Phối Thiên Phối Địa: Sánh với Trời, Sánh với Đất

    Nãi Thánh Nãi Thần: Bậc Thánh bậc Thần

    Đặc biệt ngoại lệ ; với lịch sử Việt nam thì có lẽ dòng sử dân gian ít sai lầm hơn dòng sử bác học do không hoặc  ít bị ảnh hưởng của 4 cái kho hàng gian hàng giả ‘Tứ khố toàn thư’ của nhà Thanh bên Tàu .

    Nhà Trần nhìn nhận công lao to lớn của vua Nam Việt phong Triệu Đà là : Khai Thiên Thể Đạo Thánh Vũ Thần Triết Hoàng đế.

    Nói chung từ nhà Trần , đức Trần hưng Đạo tới Nguyễn Trãi trong bình Ngô đại cáo và sử gia Lê văn Hưu trong đại Việt sử ký toàn thư đều công nhận Triệu Đà là vì vua lớn của nước ‘ta’ , chỉ đến đời Nhà Lê , Ngô Thời Sỹ với “Việt Sử Tiêu Án” mới lật ngược vấn đề  ...dựa vào sử sách Tàu thì ...Triệu Đà là người Hán, vốn là tướng nhà Tần, quê ở Chân Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) ...mà phán như đinh đóng cột : nước ta mất nước lệ thuộc Tàu từ thời Triệu Đà ..., quả thực nếu như thế  phải gọi là ‘giặc’ Đà mới đúng ...

    Hiện nay nhiều người đang theo gót Ngô thì Sỹ đặt lại vấn đề  bản sắc nước Nam Việt và Triệu Đà nhưng nói chung không có gì mới khác hơn sự biện luận của họ Ngô .

    Triệu Đà là người Hán chỉ là sự khẳng định vô bằng nên không gía trị , quê ở Chân định thì không phải bàn nhưng viết khơi khơi Chân định nay là Hà Bắc Trung quốc thì phải xem lại , 2 chữ ‘nay là’ trong sách Tàu thì 10 lần sai đến 9 ... họ chỉ phán khơi khơi chẳng căn chẳng cứ gì cả  ,  việc ở đấy có mộ cha mẹ Triệu Đà và có Đà thành ...không phải là 1 bằng chứng sử học , muốn đắp bao nhiêu mộ dựng bao nhiêu bia mà chẳng được , suy diễn tên gọi Đà thành tức thành kỷ niệm Triệu Đà chỉ là đoán  mò , nói ...thành phố Đà lạt của Việt nam là rút gọn của ‘Triệu Đà ăn lạt’ kỷ niệm việc  Triệu đà từng nằm dưỡng bệnh ở đấy  phải kiêng khem ăn lạt do chứng cao huyết áp ...liệu có chấp nhận được không ?.

    Lĩnh nam trích quái cho biết ‘Chân định’ là 1 trong 15 bộ của nước Văn lang thời vua Hùng , liệu đấy có phải là quê hương Triệu Đà ? .

    Nếu đúng Chân định là 1 bộ của nước Văn lang thì rõ ràng Triệu Đà là con cháu vua Hùng như 2 tư liệu sưu tầm trong dân gian :

    -         Trích Phả ký họ Nguyễn  (http://www.vietnamgiapha.com/XemPhaKy/78/pha_ky.html)

    ....TRIỆU ĐÀ (258-137 Tr.CN) có tên thực là Nguyễn Cẩn. Ông có dòng dõi là vua Hùng của Lạc Việt – con của Hùng Dực Công, Cháu của Hùng My Vương (Hùng vương thứ 18) ...

    -         Tác giả Bùi văn Nguyên trong nghiên cứu của mình cho biết Triệu Đà tên thật là Nguyễn Thân , dân gian gọi là Lý ông Trọng phò mã nhà Tần ...

    Không phải là ‘lửa’ đúng hoàn toàn thì ít ra thông tin Triệu Đà – Chúa đầu mang họ Nguyễn cũng là ‘khói’, làn khói mờ nhạt còn lại sau 2000 năm cũng là điều qúy gía như đốm sáng trên bầu trời lịch sử Việt – Hoa đầy mây mù do giới sử học người Hán giăng ra .

    Nhà Trần đã ra lệnh tất cả người họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn như vậy rất có thể nguyên thủy Triệu Đà là người thuộc dòng họ Lý. Nước của vua họ Lý ra đời ngay sau khi Lữ hậu mất tức xảy ra chính biến ở kinh đô nhà Hiếu (Tây Hán) với kết qủa là phe trung thành với dòng họ Lý của Lý Bôn – Lưu Bang  thắng , 2 đại tướng quân họ Lữ chỉ huy 2 đại quân Bắc và Nam đều bị giết , đương kim hoàng thượng do Lữ hậu đặt lên trước khi qua đời bị hạ bệ và thay bằng Đại vương Lý Hằng (Lưu)  con  của Lý Bôn – Lưu Bang và Bạc phu nhân , với biến cố trên thì họ Lữ không còn chỗ đứng ở Trường An nhưng với thế lực đã được Lữ hậu chuẩn bị bố trí trong suốt những năm nắm quyền thì họ Lữ chắc không chịu ngồi yên chờ chết .

    Sử thuyết Hùng Việt đặt ra 1 gỉa thuyết lịch sử  ; khi những đại thần tướng lãnh trung thành với họ Lý của Lý Bôn đưa Đại vương Hằng lên ngôi vua ở Trường An thì ở quê hương Phong – Bái cuả Lý Bôn – Lữ hậu , gia tộc họ Lữ (sử viết là ‘Lữ Gia’) cũng tôn 1 người con hay cháu Lý Bôn lên làm vua lập ra triều đình nhà Hiếu phương Nam  ở Quảng Châu , Thiên hạ chia 2 thành Nam và Bắc triều , vị vua đầu tiên triều Hiếu phương nam gọi  là Triệu Mạt tức Chủ một – chuá thứ nhất tên là Lý Cẩn hoặc Lý Thân (trùng tên với Lý ông Trọng)  hiệu là Văn đế , Lý Bôn được tôn  làm Vũ đế tổ của Triều đại nhà Hiếu phương Nam , nhà họ Lữ (Lữ Gia) làm tể tướng đứng đầu triều đình  đối nghịch với triều đình nhà Hiếu phương bắc ở Trường An  .

    Sử thuyết Hùng Việt cho năm 221 TCN Thủy hoàng lên ngôi thì đất Âu Lạc cũ đã thuộc lãnh thổ Tần gồm các quận : Tam Xuyên - Tứ thủy - Lang gia và Tượng , (việc nhà Tần năm 218 TCN chiếm đất Lục dương chia thành 3 quận Nam hải Quế lâm và Tượng quận chỉ là chuyện tưởng tượng cuả đám ‘cạo sử gia’) Triệu Đà Nam Việt đổi Tam xuyên thành quận Giao chỉ , Tứ thuỷ thành quận Cửu chân ,  khi Lộ bác Đức tái chiếm Nam Việt thì lập thêm quận mới là Nhất nam nay là Quảng Tây .

    Cổ sử Việt ; những điều cần xem lại  - phần 3 Thien_10


    Lộ bác Đức chiếm được Nam Việt , nhà Hiếu chia đất Nam Việt cũ thành 9 quận , lãnh thổ Nam Việt ngang vạn dặm là cả vùng Hoa Nam không phải như sử sách cũ đã chép .
     Nam Việt mất con cháu Triệu Một - Lữ Gia chạy sang phía tây  tụ cư ở  nam quận Tượng và quận Lang Gia cũ thời Tần , sau lập nên nước Nam Chiếu lừng lẫy 1 thời .


    Thông tin về nước Nam Việt hiện  rất mù mờ , đa phần chi tiết là sự ‘chế biến’ từ sử liệu họ Triệu nhà Tần .

    Ngoài việc Tử Sở – Triệu Cơ đẻ ra chuyện tình Trọng Thủy – Mỵ châu , Triệu Cơ – Lã bất Vi được phóng tác thành chuyện Thái Hậu Cù Thị – An quốc Thiếu qúy thì :

    Triệu Chính Tần thuỷ hoàng chế thành Nam Việt Triệu Vũ đế

    Doanh hay Triệu Hồ Hợi chế thành Nam Việt Triệu Hồ - Triệu Văn vương

    Doanh hay Triệu Tử Anh biến ra Nam Việt Triệu Anh Tề

    Việc khám phá lăng mộ vua Nam Việt ở Quảng châu với kết qủa không ngờ ... nước Nam Việt không hề có Văn vương - Triệu Hồ con Trọng Thủy – Mỵ Châu chỉ có Văn đế -Triệu Mạt không biết con nhà ai ...khiến việc vốn đã không rõ ràng lại càng thêm mù mờ... thực không biết đến bao giờ mới có được  trang sử đích thực về nhà Triệu và nước Nam Việt.

      Hôm nay: 27/4/2024, 5:13 am