Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nghĩa của từ Triệu Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Nghĩa của từ Triệu Flags_1



    Nghĩa của từ Triệu

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nghĩa của từ Triệu Empty Nghĩa của từ Triệu

    Bài gửi by Admin 20/5/2010, 10:14 am

    Nghĩa của từ Triệu

    Bách Việt 18.

    (Tiêu đề do Trang chủ đặt)


    Những hoành phi câu đối ở đền Hùng như những thông điệp ẩn chứa từ xưa để lại, nếu suy nghĩ có thể thấy khá nhiều điều.
    Trước hết nói về bức hoành phi Triệu Tổ Nam bangở đền Trung. Chữ "Triệu" theo từ điển ngày nay nghĩa là "gây, phát sinh, mở mang", hay đều là động từ cả. Nhưng nếu là động từ thì không thể nào dịch được câu trên, chẳng nhẽ là "Mở mang tổ gốc nước Nam"? Để động từ thì không đúng cách trình bày của hoành phi, vì tất cả các hoành phi khác đều là cụm danh từ. Sách ở đền Hùng dịch là "Tổ muôn đời của nước Việt Nam", rõ ràng là không sát nghĩa vì ép từ "triệu" thành "muôn đời" (triệu đời?), làm gì có chữ "đời" nào ở đây đâu.
    Cách hiểu chính xác hơn thì "Triệu" nghĩa là "Chúa", một nghĩa cổ của từ này, nay không còn dùng. Triệu Tổ Nam Bang nghĩa là "Chúa tể (tổ) nước Nam", nghĩa rất rõ ràng.

    Ở đền Thượng còn có bức hoành phi "Triệu Cơ vương tích". Tương tự nếu dịch "triệu" ở dạng động từ thì câu này không thể dịch nổi vì vừa "mở nền móng" (Triệu Cơ) đã có dấu tích (vương tích). Cũng sách ở đền Hùng dịch là "Dấu tích nền móng đầu tiên của vua", nghe quá gượng ép và tối nghĩa.
    Phải hiểu "Triệu Cơ vương tích" là "Dấu tích của vua chúa họ Cơ". Họ Cơ là họ của nhà Chu. Đền Thượng theo truyền thuyết là của Hùng Vương thứ sáu sau khi thắng giặc Ân lập nên. Thắng giặc Ân thì rõ ràng là nhà Chu.
    Đền Thượng được gọi là Cửu trùng thiên điện hay Kính thiên điện. Dịch Cửu trùng thiên điện thành điện trên chín tầng trời thì không chính xác. Cửu trùng là cách xưng hô đối với vua (cửu trùng = trùng cửu = trường cửu). Cửu trùng thiên điện là điện Kính thiên, đồng nghĩa.
    Họ Cơ cũng là họ của Hiên Viên Hoàng Đế. Hiên Viên là vua nước Hữu Hùng, tức là vua Hùng khai quốc. Hoàng Đế là Ngọc Hoàng thượng đế, tức là "thiên", ông trời của phương Đông. Vua chua Trung Hoa xưa xưng là "thiên tử", ý nói mình là con cháu của Hiên Viên, hay con cháu họ Hùng. Việc vua xưng là thiên tửcó lẽ chỉ bắt đầu từ thời Chu. Trước đó Hạ, Thương, Ân chưa thấy xưng thiên tử cho dù đã có không ít nước chư hầu.
    Núi Ngũ Lĩnh trước khi Hùng Vương lập điện Kính thiện thì đã có đền thờ thần lúa với hạt lúa khổng lồ ở trên đỉnh. Trên đền Thượng còn có câu đối bắt đầu là "Thần thánh khởi Viêm Bang...", tức là nói đến Viêm Đế Thần Nông.

    Tóm lại có thể hiểu lịch sử cả cụm di tích đền Hùng như sau: Cơ Phát với sự giúp đỡ của Phù Đổng thiên vương diệt được giặc Ân (đánh Trụ) về Phong Châu (đất của Cơ Xương) lên núi Ngũ Lĩnh, nơi trước đó là đền thờ Thần Nông, lập điện kính cáo trời đất (Kính thiên điện - đền Thượng), lập cột đá thề trung thành với họ Hùng (với quốc tổ Hùng Vũ Hiên Viên), rồi lên ngôi xưng là "thiên tử" Chu.

      Hôm nay: 13/5/2024, 1:56 pm