Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Hạ Vũ (3) . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Hạ Vũ (3) . Flags_1



    Hạ Vũ (3) .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Hạ Vũ (3) . Empty Hạ Vũ (3) .

    Bài gửi by Admin 14/8/2012, 11:02 am

    Hạ Vũ (3) .

    Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/

    Thổ dân Nhật Bản (có thể cả thổ dân Hàn Quốc) và thổ dân Đài Loan là đã có ở đó hàng vạn năm trước. Họ thuộc chủng Lạc Việt (nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình và canh tác lúa nước). Tác phẩm “Hoài Nam tử ” còn có tên là “Hoài Nam Hồng Liệt 鸿 ” là do một nhóm học giả thời Tây Hán do Lưu An triệu tập lại cùng nhau ghi chép các chuyện truyền thuyết xưa thành một cuốn sách.

    Theo “Hán thư. Nghệ văn chí” viết: “Hoài Nam, nội có 21 thiên, ngoại có 33 thiên”. Nay chỉ còn 21 thiên. Nội dung rất rộng, hội tụ tư tưởng của Đạo gia, Âm Dương gia, Mặc gia, Pháp gia và một bộ phận Nho gia, nhưng tông chỉ chủ yếu là khuynh hướng Đạo gia, mà tư tưởng của Đạo gia là sống “thuận thiên”, dựa vào sinh thái, hòa hợp với thiên nhiên. Đó là tư tưởng Việt, chưa hề có yếu tố Hán. Tên sách là “Hoài Nam Hồng Liệt ”. Theo Cao Dụ Tự nói thì: “鸿」 广 思,「烈」 Hồng nghĩa là quảng đại tức rất rộng lớn, Liệt nghĩa là quang minh”. Chữ Hồng (“nghĩa là quảng đại”) gồm chữ Giang và chữ Điểu , chữ Giang phải đọc như từ nguyên cổ là Sông = Dòng = Giang = Kang = Kinh , thì chữ Hồng đọc từ phải sang trái là lướt “Điểu Sông” = Đông = Đồng = Hồng , chỉ cư dân đông đúc làm nông nghiệp ở một vùng rộng lớn phía nam sông Hoài (sông Hoài ở tỉnh An Huy ven biển), mới có chữ Hồng mang nghĩa rộng lớn đồng âm đồng nghĩa với chữ Hồng trong từ “hồng thủy”, mà dân đó có totem Điểu là dân dòng Chim = Chiêm = Tiên, là chim Lạc trên trống đồng. Chữ Liệt (“nghĩa là quang minh”) tức sáng, sáng thì chỉ có Lửa mới sáng, bản thân chữ Liệt là bộ Hỏa ở dưới, trên là chữ Liệt để tá âm, nên nội hàm của chữ Liệt chính là Lửa, chỉ dân Kẻ Lửa = Quẻ Ly = Cửu Lê, là dân phương Nam xứ nóng của Đế Viêm –Thần Nông (kiểu nhà sàn bằng gỗ, tre, lá, có bếp lửa đặt ở giữa sàn nhà, đồng bào Tày vẫn quen gọi là “nhà Quẻ Ly”). Vậy Hồng Liệt chẳng qua là Hồng Lạc , là dân Lạc Việt họ Hồng Bàng của Đế Viêm = Đế Việt = Nước Việt (Đế = Tế = Tức = Đức = Đác = Nác = Nước). Chữ Việt theo Đỗ Thành giải thích, bên dưới là hình cái Cày , bên trên gồm chữ Thái (nghĩa là sáng, viết hoặc ) đặt trong Vuông , nghĩa là Văn khi viết lệch chữ Vuông (như “Thuyết Văn Giải Tự” giải thích) của Văn Lang, mà Thái = Chái (phát âm Nam Bộ) = Cháy, cũng nghĩa là lửa, là nóng, là viêm. Cháy = =Cày diễn biến âm thì ngắn tày gang như vậy, nhưng là cả một sự tiến bộ trải hàng nghìn năm của nghề trồng trọt, từ “hỏa chủng” ( đốt cháy đầu cọc gỗ để mài cho nhọn làm nông cụ chọc lỗ trỉa hạt, đến cày xới đất bằng lưỡi cày bằng đồng thau, rồi đến lưỡi cày bằng sắt). Ngày nay người ta chỉ quen tên sách là “Hoài Nam tử”. nghĩa là Kẻ ở vùng nam sông Hoài, mà hầu như quên sách ấy xưa tên là “Hoài Nam Hồng Liệt” nghĩa là Dân Hồng Lạc ở nam sông Hoài. Có lẽ là do tư liệu mà có thể đọc ngày nay đều là từ “Tứ Khố Toàn Thư” đời Càn Long thời nhà Thanh. Thuyết Văn Giải Tự thời Đông Tấn thì có nhắc đến một cuốn sách khác là “Hoài Nam Hồng Liệt giải cô 鸿 ” là một cuốn cân nhắc chú giải các từ ngữ dùng trong “Hoài Nam Hồng Liệt”

    [ Trên một trang mạng, một học giả TQ nói đã dành thời gian 8 năm đọc rất nhiều cổ thư để rồi nhặt ra những điều sự thật lịch sử mà 90% người dân TQ không biết. Sau đây là điều thứ 28 học giả đó nói: 28. 朝乾 《四 书》,总 3457 部,79070 卷,禁 6766 部,93556 卷。 : - Thanh triều thời kỳ Càn Long tu “Tứ Khố Toàn Thư”, tổng kê tồn thư 3457 bộ, 79070 quyển, cấm và hủy 6766 bộ, 93556 quyển. Bình giá: thật hết biết đây gọi là tu thư hay là hủy thư.]

    Trong sách “Hoài Nam Hồng Liệt” có chép chuyện “Hạ Vũ trị thủy“ đại ý: Vũ lo trị thủy khắp nơi, bắc đến tận Kinh Sơn (An Huy), tây đến…, nam đến Giao Chỉ, Đông đến Hắc Xỉ quốc 齿 (“Hắc Xỉ quốc” nghĩa là “nước Răng Đen”, mà ở phía Đông thì chỉ có thể là Đài Loan và Nhật Bản), Vũ mải mê công việc đến quên cả đời tư, ba mươi tuổi chưa có vợ, nhân đi trị thủy ở Đồ Sơn (thuộc Triết Giang) lấy được vợ ở đó. Sau Vũ có hai lần hội minh chư hầu, lần đầu ở Đồ Sơn quê vợ, lần hai ở Cối Kê (thuộc Triết Giang). Các học giả ngày nay nghe đến từ Trị Thủy thì cứ theo cái nhìn ngày nay mà mường tượng là phải có đê , đập hoành tráng (bất kể tác động môi trường) nên cứ thắc mắc là “thời cổ đại làm gì có sức đông và công cụ hiện đại để Vũ có thể đi khắp nơi trị thủy tới 9 dòng sông lớn như sử thư ghi, quá lắm chỉ được một hai dòng mà thôi”. Thực ra phải hiểu là Vũ là hậu duệ của Thần Nông (Thần Nông là thời đại cư dân nông nghiệp lúa nước Lạc Việt). “Vũ đi trị thủy” chẳng qua là nói Vũ đi truyền bá văn minh lúa nước, hướng dẫn canh tác lúa nước bằng “dẫn thủy nhập điền” mà thôi. Trị = Chỉ = Chữa, là đi chỉ vẽ hướng dẫn kiểu cầm tay chỉ việc cho các tộc người để biết làm lúa nước mà ăn. Thời đó con người canh tác thuận theo tự nhiên, nên mới giỏi làm lịch nắm bắt thời cơ, không tác động mấy vào môi trường sinh thái. Thời cận đại, Nguyễn Trường Tộ cực lực chê cách làm đắp đê, đập, chặn dòng sông, “người ta đã bóp chết non con sông Hồng, để rồi khi muốn cứu nguy cho Hà Nội, phải xả lũ ngập chịu hy sinh vài tỉnh vùng đồng chiêm trũng, trong khi phù sa màu mỡ của sông Hồng đổ hết ra biển và bồi lắng đáy sông có nơi còn cao hơn mặt đồng ruộng”. Sông Hoàng Hà đã bị “Trị Thủy” hàng ngàn năm nhưng đến ngày nay vẫn còn nổi giận, sông Trường Giang chắc cũng chẳng vừa lòng.


      Hôm nay: 28/4/2024, 10:32 pm