Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nguồn gốc con Rồng . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nguồn gốc con Rồng . Flags_1



    Nguồn gốc con Rồng .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nguồn gốc con Rồng . Empty Nguồn gốc con Rồng .

    Bài gửi by Admin 18/1/2012, 4:46 pm

    Lãn Miên , nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn

    Hình tượng Rồng để tôn thờ có trong các dân tộc, cả ở phương Đông và phương Tây, Rồng phương Tây ngắn mình, lại có đôi cánh to rộng như cánh con dơi. Xuất xứ của hình tượng Rồng thì có rất nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng hình tượng con Rồng, lại bay được lên mây, lại phun ra lửa, lại hút được nước, là do con người đã lấy hình tượng của hiện tượng thiên nhiên là lốc xoáy thường hay xảy ra ở Mỹ rồi hình tượng hóa nên thành con Rồng. Cái này chắc ngược với logic tư duy. Con người thường lấy vật cụ thể rồi mới tưởng tượng để thần thoại hóa nó lên thành con vật thần thoại. Nhân năm Rồng,“Bắc Kinh Nhật Báo”(ngày 04/01/2012) cũng có bài giải thích nguồn gốc hình tượng Rồng:
    “Tám nghìn năm trước đã có hình tượng Rồng. Chữ Rồng đã có từ trong Giáp cốt văn, là hình một cái đầu to với một cái thân uốn khúc. Theo truyền thuyết, thời Đế Thuấn có ông Đổng Phụ thuần dưỡng Rồng rất giỏi, được phong cho cái họ là “Mông Long thị”. Thời nhà Hạ cũng có người thuần dưỡng Rồng tên là Lưu Lụy, được phong họ là “Ngự Long thị”. Từ truyền thuyết này mà xem thì thấy rằng thời Nghiêu-Thuẫn-Vũ giữa người và Rồng đã có quan hệ. Giáo sư Chu Nãi Thành ở viện nghiên cứu khảo cổ TQ nói, tới nay đã phát hiện được 10 di chỉ có Rồng niên đại 3600 năm trước, ở Sơn Tây TQ có di chỉ phát hiện được chậu gốm có vẽ Rồng, niên đại khoảng 4400-4300 năm, đó chính là giai đoạn mà cổ sử nói là thời Nghiêu-Thuấn-Vũ đến nhà Hạ, như vậy quan niệm ý thức về Rồng là hình thành từ thời đó. Sớm hơn nữa ở di chỉ Tây Thủy Pha tỉnh Hà Nam TQ có hình tượng Rồng và Hổ trong một ngôi mộ niên đại cách nay 6000 năm, chôn một người đàn ông đầu quay hướng Nam, chân về hướng Bắc, hình tượng Rồng và Hổ nằm hai bên thì đầu Bắc, chân Nam; Rồng nằm bên Đông, Hổ nàm bên Tây; Rồng dài 1,78 m. Văn hiến thời tiên Tần có ghi về Rồng. “Tả Truyện” ghi năm Lỗ Chiêu Công thứ 29 có Rồng xuất hiện ở ngoại ô kinh thành nước Tấn. Trong “Xuân Thu Phồn Lộ” của Đổng Trọng Thư thời Tây Hán có ghi dân gian có lễ cầu Rồng ban mưa với mong ước được mùa, trong mộ cổ Tây Hán ở Trường Sa Hồ Nam cũng có vẽ Rồng. Như vậy thời Tây Hán ý thức văn hóa Rồng đã là phổ biến trong xã hội…Người Trung Quốc tự xưng là “con của Rồng”, ở đâu có người Trung Quốc thì ở đó có Rồng Trung Quốc”.

    Tìm trong ngôn ngữ thì nguồn gốc hình tượng Rồng có từ trong cái NÔI khái niệm của ngôn ngữ Việt Nam. Bạn hãy viết một chữ NÔI và viết đủ sáu từ với sáu thanh điệu của tiếng Việt, NÔI-NỒI-NỘI-NỔI-NỐI-NỖI, bạn sẽ tìm ra được rất nhiều thứ để hiểu sâu cội nguồn, sơ lược qua loa thì:
    -NÔI là cái để ru con, ru con tức tập khái niệm cho con từ khi mới đẻ ra còn đặt nằm ngửa trong nôi.
    - NỒI là cái để chứa nước, chứa nước kể cả chứa cả Nước Việt Nam (ngạn ngữ “cây tre có mắt, nồi đồng có quai”, có quai = có Quẻ Quái, là có bát quái, trên các trống đồng mà khảo cổ tìm được ở Việt Nam có cả hình quẻ quái và kinh dịch, ở đâu tìm thấy di tích trống đồng thì ở đó là có dấu ấn của nền văn minh Văn Lang Lạc Việt, đó là Đông Nam Á đến nam Dương Tử).
    - NỘI là cái ở trong (Lõi=Nòi=Nội), là cái mầm (Mầm=Ngầm=Nguồn). Truyền thuyết nói rằng khi hình thành vũ trụ, khí nặng lắng kết thành trái đất, đó là cái Nôi nặng thành Nội.
    - NỔI là cái ở trên. Truyền thuyết nói rằng khi hình thành vũ trụ, khí nhẹ nâng trôi trồi lên thành trời (Nôi Trồi=Nổi).
    - NỐI là sự di truyền (Nối=Dồi=Dõi=Di=Dòng=Giống).
    - NỖI là cái tư duy (Nôi Nghĩ=Nỗi), là cái nỗi niềm (“nỗi khổ”, đó là chẳng qua nghĩ nó là khổ thì nó là khổ, chưa chắc cái đó đã là khổ)
    Ngôn ngữ của các dân tộc đều bắt đầu bằng chữ A. Đứa trẻ ra đời là HÁ miệng khóc “A…, a…oa…, a…oa…”. Tiếng Việt là ngôn ngữ Nam Á, hệ ngữ Môn-Khơ Me. Ngôn ngữ Việt là NA ( ngạn ngữ “Nôm Na là cha mách quẻ”- người Nam nói ra thì mách cho biết là quẻ tức bát quái có nghĩa gì). Nguồn gốc Nam Đảo thể hiện ở chỗ: Ngôn ngữ Việt là NA, ngôn ngữ Đài Loan là LA, ngôn ngữ Nhật Bản là HANAXƯ, ngôn ngữ Indonexia là HABASA. Ngôn ngữ Việt là NA, còn cái Ổ khái niệm của nó là cái NÔI (Na Nôi=Nói), người Việt mà đã nói thì ra cả ổ khái niệm.

    Theo nhân chủng học nghiên cứu thì đại tộc Việt đã từ Đông Nam Á ra bắc khai phá nông nghiệp đến tận vùng sông Hoàng Hà. Đọc lại đoạn văn ở trên về di chỉ khảo cổ Tây Thủy Pha: ở di chỉ Tây Thủy Pha tỉnh Hà Nam TQ có hình tượng Rồng và Hổ trong một ngôi mộ niên đại cách nay 6000 năm, chôn một người đàn ông đầu quay hướng Nam, chân về hướng Bắc, hình tượng Rồng và Hổ nằm hai bên thì đầu Bắc, chân Nam; Rồng nằm bên Đông, Hổ nằm bên Tây; Phân tích: Cách nay 6000 năm mà người đàn ông ấy được chôn quay đầu về hướng Nam, bởi vì hướng Nam là quay về quê Tổ (ngạn ngữ “Cóc chết quay đầu về núi”). Còn hình Rồng và Hổ thì ngược lại, đầu bắc chân nam, vì Rồng và Hổ chỉ là ám chỉ hai phương tiện (đường thủy và đường bộ) đưa con người Nam đi bắc tiến khai phá nông nghiệp. Rồng đặt nằm bên Đông là đúng vì Rồng xuất xứ từ biển Đông.

    Truyền thuyết của tộc Việt nói người Việt là con của Rồng và Tiên, cha Rồng ở biển Đông, mẹ Tiên ở lục địa phía Tây (Chuyện Lạc Long Quân dòng Rồng lấy Âu Cơ dòng Tiên đẻ ra trăm trứng). Về Lý học truyền thuyết này phản ánh quan niệm lưỡng hợp của người Việt, chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Về nhân chủng học truyền thuyết này phản ánh đại tộc Việt là sự hòa huyết của hai dòng người cùng gen Nam Á là dân biển (Rồng) và dân lục địa (Tiên). Dân dòng Rồng có totem là con Rắn sống dưới nước, dân dòng Tiên có totem là con Chim bay trên trời (Xem hình con cá sấu và con chim trên trống đồng).

    Xét về ngôn từ:

    Rồng: Xuất xứ từ một loài động vật sống dưới nước, có thể giống con rắn, lại cũng hơi giống con cá sấu, loài thủy tộc này xưa có con Thuồng Luồng, bơi dưới nước, thân cũng dài như con Xuồng ghép bằng dăm cây Luồng mà người Việt vẫn dùng đi biển. Nó to, khác với các giống rắn khác, Nôm Na gọi nó là con Rắn Lớn. Từ Rắn Lớn này để lại từ DraGon cho tiếng Tây. Con Rắn Lớn ấy nó vào được cả sông, ở sông thì gọi là con Thuồng Luồng vì nó to như cái Xuồng Luồng người dân vẫn đi sông, hoặc gọi là con Rắn Sông (Rắn Sông=Rồng). Từ totem là con Rắn Lớn ấy về sau người ta thần hóa nó lên, tô điểm tạo hình tượng trưng tổng hợp tất cả các loài vật nuôi của nền nông nghiệp định cư vào trong nó, đầu heo, mũi trâu, râu cá, móng gà, vảy tê tê, bốn chân như gia súc v.v. để tượng trưng mong ước đời sống vật chất đầy đủ. Hình tượng Rồng chẳng có gì là quyền uy trong tâm thức dân gian, mà nó là gần gũi thân ái (múa rồng còn đến bây giờ là múa dân gian, do dân tự lập đội múa rồng, không phải là múa cung đình), mái đình , mái chùa là hình tượng “đôi rồng chầu ngọc”, biểu trưng lưỡng hợp của tư duy phồn thực, chầu ngọc là nâng niu sự giàu có vật chất, dùng hình tượng Rồng để cầu mưa cũng là mong cho đời sống vật chất đầy đủ. Vì Rồng tượng trưng cho đời sống vật chất nên thường làm nó màu vàng, là màu thứ kim loại đại diện cho giàu có. Cũng bởi Rồng chỉ tượng trưng cho đời sống vật chất nên chuyện cổ tích chẳng thấy chuyện nào nói Rồng làm hại ai hay Rồng cứu nạn cho ai. Rồng cũng đẻ trứng như Chim (ca dao “Trứng rồng lại nở ra rồng, Liu điu lại nở ra dòng liu điu”), để đẻ trứng thì Rồng cũng làm ổ. Rồng ở biển Đông nhưng ổ để rồng đẻ là cái vịnh Hạ Long, tức vịnh rồng đẻ (sinh hạ). Chữ NÔI của tiếng Việt đã nói rõ nguồn gốc loài thủy tộc này: N là Nước, Ô là chỗ nó làm ổ, I là nó biết bơi, NƯỚC-Ổ-BƠI=NÔI=con Rồng

    Tiên: Xuất xứ là Chim, con vật biết bay trên trời. Khi Chim đã là totem thì nó được thần hóa là Tiên. (Ngôn ngữ các dân tộc ở Trường Sơn: Chim=Teen=Tiên. Từ Tiên là đã thần hóa, phiên thiết thì Tiên=Tản Viên, ngọn núi thần, nơi thờ Thánh Mẫu của người Việt). Hình tượng của Tiên là con chim Phụng hay đôi chim Hạc thường đặt hai bên bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình Việt, tế là mong ước ở Tiên ban cho cái đời sống tinh thần tốt đẹp. Chỉ thấy cầu Tiên, cầu Thánh Mẫu, tức xin cái tinh thần. Vì là Tiên, đã bay lên trời, nên Tiên chỉ tượng trưng cho ao ước đời sống tinh thần tốt đẹp. Bởi vậy chuyện cổ tích Việt thường có gặp Tiên cứu nạn, giúp giải quyết các khúc mắc, bấn loạn về tinh thần, Tiên hiện hình thành Bà Tiên hay Ông Bụt. Vì có quan niệm là con của Rồng và Tiên nên người Việt có đạo thờ Mẫu từ vạn năm trước khi có Phật giáo. Tại đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm Hà Nội có câu đối: Sơn bất tại cao, hữu Tiên tắc thanh.Thủy bất tại thâm, hữu Long tắc linh (Núi chẳng cứ cao, có Tiên thì có tiếng. Nước chẳng cứ sâu, có Rồng thì có hiệu quả) cũng nói lên ý : Tiên là đời sống tinh thần, Rồng là đời sống vật chất.
    Cứ nhìn vào một gia đình dân chài vùng biển Việt Nam thì thấy ngay con của Rồng Tiên. Rồng=Chồng đi đánh cá quanh năm suốt tháng ở Rộng=biển Đông, để lo bảo đảm đời sống vật chất. Tiên=Thiếp ở nhà lo đời sống tinh thần, dạy con học ăn, học nói, học gói, học mở cho đến khi lớn đủ sức khỏe theo cha ra biển.

    Tóm lại Rồng có xuất xứ Việt Nam. Rồng Tiên vừa nói lên nguồn gốc tộc Việt, vừa nói lên thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Việt, vừa nói lên khát vọng phấn đấu bền bỉ của người Việt để có một đời sống vật chất đầy đủ cùng một đời sống tinh thần phong phú.


    Văn Nhân góp bàn... :

    - 1/ - Địa bàn và thời điểm xuất hiện tập đoàn người thuộc 2 quần thể di truyền Haplogroup O và Haplogroup C:

    Người họ Hùng là tập đoàn người mà đàn ông mang dấu gen (Y_DNA) M175 thuộc Haplogroup O , nhân chủng học gọi là người Mongoloid phương nam xuất hiện cách nay khoảng 35.000 năm.
    - Nguồn gốc con Rồng . Image091

    Người Hán - Liêu là 1 nhánh của tập đoàn người Mongoloid mà đàn ông mang dấu Gen (Y_DNA) M 217 thuộc Haplogroup C hình thành cách nay 20.000 năm.


    Nguồn gốc con Rồng . Image092



    Di truyền học đã cung cấp bằng chứng xác nhận gỉa thuyết của cố gíao sư Kim định và 1 số nhà nghiên cứu người Việt gần đây trong đó ông Hà văn Thùy là người khẳng định mạnh mẽ nhất cho là tiền nhân người Việt đã có mặt khắp nơi trên lãnh thổ Trung quốc ngày nay trước khi tiền nhân người Hán đến sinh sống ở đó .

    Nhưng trong nhận định của những nhà nghiên cứu này có điểm cần phải nghiêm túc xem xét lại :

    Trên phương diện khoa học không thể có chuyện người chủng Mongoloid đàn ông mang dấu gen (Y_DNA) M 217 thuộc Haplogroup C lai với người Bách Việt để cho ra chủng mới gọi là Mongoloid phương nam thuộc Haplogroup O ,cập nhật kết qủa nghiên cứu về di truyền cũng đã chỉ ra : người thuộc (Y_DNA) Haplogroup O (Việt) có trước cộng đồng người thuộc Haplogroup C (Hán) khoảng 10.000 – 15.000 năm .

    - 2 / - Cây liên hệ : dấu gen (Y_DNA) M 175 - Haplogroup O và hệ ngôn ngữ các chi tộc người họ HÙNG :



    Nguồn gốc con Rồng . Image093

    Ghi chú :
    Sinitic : người Hoa gốc Hoa nam (ngôn ngữ) .
    Formosan : người Đài loan (ngôn ngữ)
    Kadai sách Tàu gọi là Liêu tử =Lửa , (Liêu tử thiết lử ↔Lửa).

    Việt ngữ được xếp nằm trong ngữ hệ Môn - Khơme .
    Hình ảnh và tư liệu trích từ inernet.

    Sự khám phá di vật có hình tượng rồng đề cập trong bài viết của tác gỉa Lãn Miên tự thân không xác định chủ nhân của chúng thuộc chủng người nào , chắc là còn phải đợi cho tới khi giới khoa học công bố chính thức , như thế Người ‘đẻ’ ra Rồng là tiền nhân của người Việt hay người Hán hiện chưa biết đích xác nhưng bằng vào mối liên hệ có tính nguồn gốc giữa chữ Lạc Việt mới khám phá tháng 12 năm 2011 ở Quảng Tây với Giáp cốt văn là chữ nhà Thương tìm thấy trên bờ Hoàng hà (… Chữ Rồng đã có từ trong Giáp cốt văn…) có thể suy đoán Rồng là biểu tượng văn hóa của Việt tộc , hơn nữa trong tâm trí mọi người từ xưa Rồng luôn gắn với mưa bão - sấm sét là hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng quyết định trên đời sống cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên...nơi sinh ra Rồng không thể nằm ngoài khu vực châu Á gío mùa tức vùng Hoa nam và Đông nam Á ngày nay .


      Hôm nay: 27/4/2024, 7:11 am