Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Kẻ dốt bàn chữ ...nghĩa . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Kẻ dốt bàn chữ ...nghĩa . Flags_1



    Kẻ dốt bàn chữ ...nghĩa .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Kẻ dốt bàn chữ ...nghĩa . Empty Kẻ dốt bàn chữ ...nghĩa .

    Bài gửi by Admin 9/8/2011, 11:39 am

    Trích bài chữ Vũ 武 của tác giả Lãn Miên .

    ....Hoàn cầu thời báo viết :

    Trung Quốc phải biết rõ, đơn phương khất cầu hòa bình, đơn phương tầm cầu hữu nghị chính là bộ mặt bán nước ! Hòa bình không nhất định là cứ phải dùng thủ đoạn đàm phán hòa bình mà giành được, có lúc ngược lại cần phải mượn vũ lực để mà giành lấy hòa bình. Ví dụ: Chữ Hán của TQ có chữ Vũ 武 là do hai chữ Chỉ 止(dừng) và Qua 戈(cái dáo) cấu thành, biểu thị chỉ có dựa vào vũ lực mới có thể cuối cùng đình chỉ được chiến tranh, giành được hòa bình. Đây chính là chỗ kỳ diệu của văn tự TQ, đặc biệt là của văn hóa TQ. Vậy mà ngày nay chúng ta cứ một mực khất cầu hòa bình, quên mất giáo huấn của tổ tiên là vũ lực cuối cùng giành được hòa bình.

    Giải thích chữ Vũ 武

    Chữ nho một chữ Vũ 武 này nhưng trong tiếng Việt thì Vũ và Võ là hai chữ khác nhau.
    Chữ Vũ 武 theo cuốn “Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng”- Viện ngôn ngũ học-NXB Khoa học xã hội-Hà Nội 1991 giải thích là:
    1. Sức mạnh làm cho người khác phải nể sợ (vũ thuật, vũ lực, uy vũ)
    2. Thuộc về quân sự (vũ khí, vũ trang)
    3. Dũng mạnh (vũ phu)
    Những nghĩa trên chỉ là những nghĩa mà về sau được Hán ngữ dùng, khi nó đã thành từ hàn lâm rồi. Chữ Vũ 武, người Hán phát âm là “vủ” (wu), người Việt phát âm là “ Vũ”. Nghĩa nguyên thủy của nó là trong biểu ý của nó, vì nó là chữ cấu thành kiểu “hội ý”. Cấu tạo của nó gồm chữ Chỉ 止( dừng) và chữ Qua 戈 (dáo), phát âm tương ứng của người Hán là “trử”(zhi) và “cưa” (ge), phát âm tương ứng của người Việt là “Chỉ” và “Qua”, không hề có một chữ biểu âm nào (để có cách phát âm) thêm vào trong cấu tạo của nó, thế mà nó lại được đọc là Vũ. “Trử” với “Cưa” thì lấy đâu ra âm “Vủ”? Nhưng “Chỉ” và “Qua” thì có cho thấy ý. Âm “Chỉ” là do Giao Chỉ, âm “Qua” là cái Dáo bằng đồng là cái dáo kim loại đầu tiên trong lịch sử. Âm “Vũ” là do “Việt Cũ”=(lướt)= “Vũ”. Nguyên thủy chữ Vũ 武 này nghĩa là Giao Chỉ. Vì theo QT: Đứng=Đình=Đừng=Dừng=Giao=Giữa=Chứa=Chợ=Chỗ=Chỉ
    Dáo=Trao=Giao=Chào=Choa=Qua < “chúng ta”=(lướt)=” “choa” >

    Văn nhân Xin bàn thêm về chữ VŨ 武.

    Tác gỉa Lãn Miên viết ...

    Chữ Vũ 武, người Hán phát âm là “vủ” (wu), người Việt phát âm là “ Vũ”. Nghĩa nguyên thủy của nó nằm trong biểu ý của nó, vì nó là chữ cấu thành kiểu “hội ý”. Cấu tạo của nó gồm chữ Chỉ 止( dừng) và chữ Qua 戈 (dáo), phát âm tương ứng của người Hán là “trử”(zhi) và “cưa” (ge), phát âm tương ứng của người Việt là “Chỉ” và “Qua”, không hề có một chữ biểu âm nào (để có cách phát âm) thêm vào trong cấu tạo của nó, thế mà nó lại được đọc là Vũ. “Trử” với “Cưa” thì lấy đâu ra âm “Vủ”? Nhưng “Chỉ” và “Qua” thì có cho thấy ý. Âm “Chỉ” là do Giao Chỉ, âm “Qua” là cái Dáo bằng đồng, là cái dáo kim loại đầu tiên trong lịch sử. Âm “Vũ” là do “Việt Cũ”=(lướt)= “Vũ”.

    ...........

    Ý thứ 1.

    Số 5 là tâm của HÀ – LẠC .

    Việt ngữ đọc là năm .

    Năm → lăm → lang đồng nghĩa với vua – chúa , thủ lãnh .

    Hoa ngữ đọc là Wủ .

    Wủ → vũ cũng nghĩa là vua – chúa , thủ lãnh

    Màu Trung tâm của Ngũ hành là màu VÀNG .

    Vàng → woòng → vương .

    → hoàng cả 2 từ cũng là vua – chúa , thủ lãnh .

    Nước họ Hùng do nhiều chi tộc hợp thành nên tiếng nói thuở ban sơ có nhiều hệ từ cơ bản khác nhau , văn minh dần lên các nhánh sắc tộc đều tạo thêm những từ mới đáp ứng sự triển nở tri thức và tư duy nhưng có 1 điểm chung cho cả họ HÙNG là có rất nhiều từ được đặt trên cái nền Dịch học .

    Dưới 1 mái nhà dần dà ...Đa thành nhất , nhiều hệ ngôn ngữ hợp thành một cho ra khối từ vựng chung rất nhiều từ đồng âm hoặc đồng nghĩa đôi khi chúng xoắn xuýt với nhau đến kỳ lạ mà chỉ thông qua Dịch học ta mới vỡ lẽ như :

    - Dịch học quan niệm sự vật lưỡng lập : trời tròn đất vuông , Trời là vua đất là dân .

    do tròn – vuông , vua – dân mà vương của Hoa ngữ → viên : khối tròn Việt ngữ .

    tương tự : Hoàng → hòn .

    - Số 3 và số 8 là 2 số Hà thư (đồ) chỉ phương Đông .

    3 - Việt ngữ : ba , Hoa ngữ : sám .

    8 - Việt ngữ : tám , Hoa ngữ : bạt

    Ta thấy rõ ở đây có sự đảo ngược về âm đọc Việt ngữ và Hoa ngữ .

    - Cũng trong Hà thư cặp số 1 – 6 chỉ phương màu đen cũng là phương nước ngày nay gọi là phương Bắc .

    Số 6 Việt ngữ đọc là sáu , âm ‘sáu’ sang Hoa ngữ thành ‘xíu’ nghĩa là nước .

    Cũng số 6 ấy Hoa ngữ phát âm là Lục , đảo ngược âm ‘lục’ sang Việt ngữ là ‘lạc’ ,

    Lạc → nác – nước ?

    - Sự kỳ lạ nữa là chữ VŨ .

    Như Lãn Miên viết đã trích dẫn ở trên :

    Chữ Vũ 武, người Hán phát âm là “vủ” (wu), người Việt phát âm là “ Vũ”. Nghĩa nguyên thủy của nó là trong biểu ý của nó, vì nó là chữ cấu thành kiểu “hội ý”. Cấu tạo của nó gồm chữ Chỉ 止( dừng) và chữ Qua 戈 (dáo), phát âm tương ứng của người Hán là “trử”(zhi) và “cưa” (ge), phát âm tương ứng của người Việt là “Chỉ” và “Qua”, không hề có một chữ biểu âm nào (để có cách phát âm) thêm vào trong cấu tạo của nó, thế mà nó lại được đọc là Vũ. “Trử” với “Cưa” thì lấy đâu ra âm “Vủ”?.....

    Do sự ‘quấn quýt’ ngôn ngữ Việt – Hoa nên kẻ dốt Hán văn này nói bừa :

    Vũ 武 cấu tạo bởi chữ chỉ 止( dừng) và Qua 戈 (dáo) là chữ biểu âm theo dạng thức liên ngữ độc đáo ...

    ‘Chỉ’ và ‘qua’ đọc lướt thành ‘choa’ , choa là tiếng người xứ Quảng gọi cha , choa – cha của 1 nước không là ‘vua – vũ’ thì là gì ?.

    Thì ra ‘Vũ’ chỉ là từ chuyển đổi có gốc ở từ ‘choa’ của Việt ngữ nghĩa là vua , người Hán đã xóa gốc ...bằng cách ‘tráo chữ đổi nghĩa’ biến ‘vũ’ thành ....sức mạnh - đánh đấm kiểu anh hùng đồng cỏ ....



    Ý thứ 2 .

    Kinh Thư , thiên Đại Vũ mô viết :

    Tam miêu nổi loạn , đế Thuấn sau khi truyền ngôi đã lệnh cho ông Vũ mang quân đánh , 3 tuần dân Miêu vẫn nghịch mệnh . Ông Ích bàn với ông Vũ rằng : “ chỉ có đức là động đến trời , không đâu xa mà không tới.Tự mãn gây tổn hại , khiêm tốn được ích lợi , ấy là đạo trời ” . Ông vũ nói ‘đúng’ và rút quân về .
    Vua Vũ bèn mở mang văn đức ... , qủa nhiên 7 tuần sau chúa Tam Miêu đến chầu …

    Vua Vũ đã dứt (ngừng - Chỉ 止) can qua ( qua 戈) mà được cả thiên hạ ( chúa Hữu Miêu đến chầu tức thần phục) là biểu ý của chữ VŨ , từ Vũ thực ra là biến âm của ‘vua’ tiếng Việt , Vũ ban đầu là tên riêng của ông tổ nhà Hạ vương tr iều đầu tiên của Trung – hoả sau trở thành danh từ chung chỉ bậc đức cao trọng vọng theo ‘vương đạo’ (chỉ 止 qua戈 ) mà được thiên hạ trái ngược với bọn ‘bá đạo’ dùng gươm đao mà chiếm thiên hạ hoàn toàn đúng như cách chiết tự “đầu cắm xuống đất , mông chổng lên trời” của đám con trời ngày nay :

    Chữ Hán của TQ có chữ Vũ 武 là do hai chữ Chỉ 止(dừng) và Qua 戈(cái
    dáo) cấu thành, biểu thị chỉ có dựa vào vũ lực mới có thể cuối cùng
    đình chỉ được chiến tranh, giành được hòa bình. Đây chính là chỗ kỳ diệu
    của văn tự TQ.


      Hôm nay: 28/4/2024, 6:45 pm