Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


nghĩa chữ . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



nghĩa chữ . Flags_1



    nghĩa chữ .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    nghĩa chữ . Empty nghĩa chữ .

    Bài gửi by Admin 4/12/2010, 12:52 pm

    Nghĩa chữ.
    Lãn miên –nguồn : http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan

    Tiếng Việt KẺ là một con người. Đó là một từ trân trọng, nên tầng lớp được trân trọng nhất trong xã hội , từ xưa đến nay người Việt vẫn gọi là Kẻ Sĩ. Các làng Việt xưa đều có tên bằng chữ Kẻ đầu, như Kẻ La là nơi những người dệt lụa, Kẻ Ngói là làng những người làm ngói, Kẻ Bún là làng những người làm bún, Kẻ Bộng là nơi những người làm nồi đất. Về sau do những đầu óc tư tưởng bị Hán nho hóa nên coi từ Kẻ là quê mùa, nên chỉ dùng từ Kẻ để chỉ những người xấu. Đến thời hợp tác xã nông nghiệp tiến đến cấp cao là hợp tác hóa toàn xã thì nhiều nơi đã đổi cả tên xã cho văn minh như xã Dân Chủ, xã Cộng Hòa, còn làng xóm cấp dưới nó chỉ gọi bằng “ đội” kèm con số, để cho tiện làm báo cáo quản lý hành chính. Nên thời đó thư gởi bưu điện về quê chỉ cần ghi rõ là ở đội mấy, xã, huyện, tỉnh là về chính xác đến nơi.
    Theo qui luật “phối tố” để tạo những từ có cùng nôi khái niệm thì ở tiếng Việt tồn tại hai cách “phối tố”:
    1. Bất biến âm vận cuối, chỉ biến phụ âm đầu. Ví dụ Thở - Nở - Mở - Hở - Vỡ - Bở - Tở … đều là cùng nôi khái niệm về sự nở ra.
    2. Bất biến phụ âm đầu, chỉ biến âm vận cuối. Ví dụ Lộ - Lối - Lội - Loạng-Choạng - Lách,- Luồn - Lỏn- Lẻn - Lượn - Liệng - Lùa - Len- Lỏi - Len-Lỏi - Lướt - Lia - Lái - Leo …đều là cùng nôi khái niệm về cách đi và cách điều khiển phương tiện đi. Mỗi từ trong nôi này nếu lại theo cách 1mà làm tiếp thì lại tạo ra một nôi khái niệm mới. Ví dụ Len - Chen ( là Len ở chỗ chật) - Chèn ( là Len vào để chêm cho cao lên) - Chẹn ( là Len vào để làm cho tắc) v.v., Leo -Trèo ( là Leo bằng cả chân và tay) - Chèo ( là điều khiển cho thuyền đi bằng cơ bắp) v.v.
    Theo qui luật “lướt” để tạo ra từ một âm tiết bằng lướt hai từ đơn âm tiết hay lướt cả một câu dài thì tiếng Việt cũng tạo ra được từ mới, qui luật này vẫn tồn tại trong dân gian từ xưa tới nay. Qui luật “lướt” bằng hai từ đơn âm đã được học giả Hứa Thận thời Đông Hán vận dụng vào cuốn sách công cụ của ông soạn, vừa ghi nghĩa đen của chữ vừa hướng dẫn cách đọc đúng âm điệu của chữ cho hàng vạn chữ nho. Trong cuốn sách ấy các chữ dùng để “lướt” sinh ra từ lướt đúng với nghĩa đen của nó như chữ nho phát âm thì hầu hết là cứ phải dùng âm Việt mà đọc mới thấy trúng y, còn nếu dùng phiên âm latin của Hán ngữ hiện đại mà đọc thì trật. Có lẽ vì cuốn sách đó viết ra vào thời Việt nho chứ không phải vào thời Hán nho về sau(?). Cuốn sách ấy thật là một công trình đáng quí. Dựa vào cách “thuyết văn giải tự” như đúng tên của cuốn sách, kèm với ý của chữ qua ý nghĩa và tên gọi theo âm Việt của những bộ thủ ghép tạo ra nó ta sẽ thấy được hàng ngàn hàng ngàn chữ nho trong từ điển Hán Việt là gốc do từ Lạc Việt chứ không phải là gốc do từ Hán như xưa nay ta vẫn gọi là “từ Hán-Việt”. Thống kê cả cuốn ấy ra thì dài lắm. Nhưng cứ từ từ kiểu kiến tha lâu đầy tổ ta sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều cho nghiên cứu cổ sử. Tôi sẽ nêu ví dụ từng chữ như dưới đây: (Chữ viết in to là âm đọc của Việt nho, kèm theo là chữ nho của nó, chữ in nhỏ trong ngoặc đơn là âm đọc của Hán ngữ hiện đại)

    1. Chữ GIA 家 (jia)

    Cái nhà sàn bằng cây có mái tre cong lợp tranh bằng cỏ gianh hay rạ như của đồng bào Tây Nguyên, của đồng bào miền núi ngày nay hay của người Việt xưa hoặc của các dân tộc khác ở vùng Đông Nam Á, tiếng Mã Lai và Indonexia gọi là “Tangga”, tiếng Chăm gọi là “Thanggiơ” đều có nghĩa là nhà “ Sàn” hay “ Sàng” (tiếng Việt ở Nam Bộ), do từ nhà “sàn” ấy mà mới có họ “Sào” trong truyền thuyết Việt-Hoa là ông tổ dạy loài người biết làm nhà, và tiếng Việt còn có từ “Thang” có nghĩa là “cái để leo” , còn tiếng Hoa từ “Thoòng” nghĩa là “cái nhà” mà chữ nho viết là chữ ĐƯỜNG 堂( táng) trong “từ đường” là cái “nhà thờ”. Người Việt còn “vo” từ “Tanga” của tiếng Indonexia để rụng mất “ tan” còn “ga” thành từ “nhà”; vo từ “Thanggiơ” của tiếng Chăm để rụng mất “Thang” còn “giơ” thành từ “gia” mà chữ nho viết GIA 家 (jia) gồm bộ MIÊN 宀 ( mián) nghĩa là Mái nhà, từ Miên do lướt “Mái Hiên = Miên”. Còn trong Hán ngữ hiện đại mái nhà gọi là “gai”. Nếu chữ nho là của người Hán phát minh đầu tiên thì tại sao bộ MIÊN (mián) không gọi là bộ “gai” mà lại gọi là bộ “miên”?. Và bộ Thỉ 豕 xếp ở dưới mái hiên, nghĩa là con lợn nhà nuôi để lấy thịt (do lướt từ “Thịt Lợn Ỷ = Thỉ ” ). Chữ GIA 家 này chính là hình ảnh người ta vẫn thả lợn nuôi ở chung với người dưới gầm nhà sàn , đó là văn hóa của Đông Nam Á nông nghiệp định cư; người Hán ở đồng cỏ đất khô phương Bắc chỉ có chăn cừu ngựa chứ không chăn lợn du mục. Vậy từ gia có phải là “ từ Hán Việt không, như các nhà hàn lâm xưa nay vẫn nói ? Cả từ nhà lẫn từ gia đều từ cái nhà sàn ở miền Trung Việt Nam mà đi lên Bắc , người Hán mượn dùng. Ngôn ngữ và văn hóa từ thời thượng cổ đã từ phương Nam mà đi lên phương Bắc là như vậy.

    2. Chữ QUỐC 國 (guó)

    Chữ QUỐC 國 gồm một hình Vuông , hình vuông này nếu trống trơn thì trong Hán ngữ nó chưa là chữ có ý nghĩa gì cả, nhưng trong Việt ngữ thì nó là một Vuông = một Vùng. Bên trong có bộ QUA 戈( ge) là cái qua đồng tức rìu đồng và bộ NHẬT日 (rì) nghĩa là mặt Trời, được viết cho tiện bút là một ô vuông nhỏ có thêm gạch ngang ở dưới cũng đủ bốn nét gạch như chữ NHẬT 日. Bộ QUA 戈 ( ge) và bộ NHẬT日( rì) ghép liền nhau thành chữ HOẶC 或 ( huò). Nghĩa của chữ QUỐC 國 ấy là “ Vùng của dân thờ mặt trời và có rìu đồng”, vậy dân ấy là dân nào? Chính là dân trống đồng, mặt trống đồng có hình mặt trời là đấng tôn thờ của dân Lạc Việt. Người Hán ở bắc Hoàng Hà làm gì có di chỉ trống đồng với rìu đồng. Chữ NHẬT (tiếng Việt ở Nam Bộ nói là NHỰC) là do lướt “Ngày Việt = Diệt = Dịch = Dực = Nhực = Rực = Rực-Rỡ = Rõ ” dẫn đến âm “rư”(rì) của Hán ngữ hiện đại, âm “rư” này trong Hán ngữ hiện đại không hề là một âm biểu thanh thành nghĩa là “sáng”, nó chỉ dùng để chỉ cái tượng hình NHẬT 日 là mặt trời hay ngày mà thôi, vậy nó chỉ có thể là một cái âm gốc Việt vậy. Còn HOẶC là gì? Nó là từ lướt “Họ Lạc = Hoặc” mà trong nghĩa của HOẶC có hai bộ là mặt trời 日 và rìu đồng 戈, biểu trưng của dân trống đồng, nên nó có nghĩa là “ dân cư đông đúc ( từ “họ” trong tiếng Việt nghĩa là nhiều người ) của Nác tức Lạc” . (Hán thư viết “người Việt sống quần cư ven dòng nước nên lấy Nước làm tên gọi xứ sở mình”). Rõ ràng chữ QUỐC theo biểu ý của các tượng hình là Vuông+ Mặt trời + Rìu đồng chỉ có nghĩa = “Vùng dân Lạc Việt”. Chữ HOẶC bằng hai bộ thủ là mặt trời 日 và rìu đồng 戈 phát âm là “hoặc” ấy sau thành từ văn chương ( ý như từ “ or ” của tiếng Anh) với ý là “hoặc” Việt này hoặc Việt nọ đều là của Lạc Việt cả, chứ nếu không gắn với từ Việt mà chỉ khơi khơi ( như ý “or” của tiếng Anh) thì “hoặc” làm sao lại được biểu ý bằng hai bộ mặt trời 日 và rìu đồng 戈 ? Tại sao Việt nho đọc là QUỐC 國 (guó) ? Quốc là do lướt “ Của Nác = Quấc ( như cụ Hồ viết Nguyễn Ái Quấc), hay “ Của Nước = Quốc”, hay “Cơ Lạc = Coọc” ( như người Quàng Đông phát âm, tiếng Quảng Đông “của” là “cơ” ), nên QUỐC còn có nghĩa là “Vùng dân trống đồng của Nác”. Rõ ràng là chữ QUỐC ấy không phải là ta đi mượn của “từ Hán Việt” nào cả, như các nhà hàn lâm vẫn nói, như biểu ý của nó, nó hoàn toàn là của Lạc Việt. Thời hiện đại mới có từ ghép QUỐC GIA để dịch từ “Govermen” của tiếng Anh, ta dùng từ “quốc gia” ấy coi là “từ Hán Việt” cũng được, nhưng những từ tố “ gia” và “quốc” để tạo nên nó bằng cách ghép từ thì lại là gốc Lạc Việt !

    3. Chữ VIỆT越 (yuè) và chữ LẠC洛 (luò)

    Chữ VIỆT 越trong từ Bách Việt được Hứa Thận giả thích:

    VIỆT 越 (yuè) nghĩa là vượt qua (nguyên văn: độ dã), đọc VƯƠNG 王 PHẠT 伐 = VIỆT (wáng fá = wá; wá trật yuè). Đó chỉ là vận dụng qui luật lướt của tiếng Việt để đọc cho đúng âm của chữ nho. Nhưng nếu xem biểu ý của chữ VƯƠNG PHẠT 王 亻 戈 thì thấy ý là: “ vua ( vương 王) là người ( nhân 亻) cầm rìu đồng (qua 戈) đi “phạt ruộng” = phạt rọng ( tiếng Nghệ An) = phạt rộng (tức “mở vuông” là mở mang bờ cõi ” = vượt , như câu nông dân Việt vẫn nói “vượt đất đắp bờ” ). Có lẽ phần “giải tự” chữ Việt này của ông Hứa Thận là chính xác nhất về nguồn gốc từ “Việt” xuất hiện từ khi nào trong lịch sử. Hán thư thì viết rằng từ “Việt” xuất hiện vào thời Xuân Thu (?). Theo “giải tự” ở đây thì VIỆT= VƯƠNG PHẠT tức “ông vua đi chinh phạt” thì phải có sớm hơn rất nhiều, đó là sự kiện nổi tiếng lịch sử cổ đại là vụ vua Chu Văn Vương tức ông Tây Bá Cơ Xương vượt sông đi bắc phạt tiêu diệt vua Trụ nhà Thương, có lẽ từ đó người ta mới gọi quân của “ Vương Phạt” là quân “Việt”, trước đó thì họ chỉ gọi là dân Lạc của Lạc Quốc mà thôi. ( Nhưng Lạc Quốc như Hán thư viết nghĩa là gì sẽ giải thích ở dưới). Còn từ Việt thì nó có còn sớm hơn thời Chu Văn Vương nữa cơ, cụ thể trong từ chim VIỆT được Hứa thận giải thích là con chim thần (tức để thờ như hình chim trên trống đồng của người Lạc Việt)

    VIỆT 鸑 (yuè), nghĩa là chim thần giống phượng, đọc NGŨ 五 GIÁC 角 = NGẠC (wu jiao = wao; wao trật yuè). Chim NGẠC tức con chim VẠC là loài chim nước, hay chim LẠC ( như vậy chim VIỆT và chim LẠC chỉ là một con, là chim thần-chim thờ trên trống đồng Lạc Việt). Còn có một chữ LẠC nữa bộ CHUY 隹 (zhui). Chuy là lướt từ “Chim Quí = Chuy” nghĩa là chim thần, chim thờ, Chuy và Chim chỉ có trong tiếng Việt chứ không thể có trong tiếng Hán) . Chữ LẠC 雒 này, mà nếu “giải tự” ra theo hai bộ biểu ý và biểu âm của chữ này là bộ CHUY 隹 và bộ CÁC 各, thì có lướt “Chuy Các = Chạc”. Chữ này cũng được dùng trong từ LẠC 雒VIỆT 越, có lẽ nó để chỉ một chi người Việt xưa hơn , của cái thời còn dùng ký tự kết thừng ( “chạc” là từ dùng chung trong tiếng Việt, Mường, Thái nghĩa là “dây thừng”). Mà chữ kết thừng cùng nghề đan lưới theo truyền thần thoại là do chim gợi ý cho người nguyên thủy để biết làm.
    Có một chữ LẠC 絡( luò) nữa chỉ chi Việt làm nghề dệt, biểu ý ra thì cũng hoàn toàn là phát âm của người Việt và cho thấy nghề dệt xuất xứ từ Lạc Việt tức Bách Việt, Đó là chữ LẠC 絡 có bộ MỊCH 糸 (mì) . Mịch là do lướt “Mạng Chằng Chịt = Mịch”, trong đó Chằng = Chăng = Giăng = Căng = TRƯƠNG 張 ( zhang); Chịt = Chạc = Dệt = Chật = CHỨC 織 (zhì) của chữ nho nghĩa là dệt, là nghề mà người nguyên thủy được gợi ý từ công việc của con nhền-nhện ( gốc là nền-nện, giống như từ “nón” có chóp phải là “ nhọn”, tiếng Nam Đảo thì con “nền nện” là: “nana nana” hay “ lakwa lakwa”, từ thổ dân Đài Loan cho đến thổ dân Polinedi đều nói giống dân Việt).

    Chữ chim VIỆT còn nhiều chữ khác nhau để phân biệt là chim của các chi người Việt khác nhau, nhưng họ đều có hình chim thờ trên trống đồng của mình cả, đó là các chữ 鵒 鸙 鴧 鷸 鷠 鴥鳿, đều có bộ điểu và đều đọc là VIỆT. Còn chữ ĐIỂU 鳥 thì Hứa Thận “ thuyết văn” nó như thế nào?
    ĐIỂU 鳥 (niao), nghĩa là loài chim có lông vũ dài, đọc ĐÔ 都 LIỄU 了= ĐIỂU ( du liao = diao; diao trật niao).

    Còn chữ LẠC trong từ LẠC VIỆT lại là chữ LẠC 洛 có bộ thủy, gồm bộ “ THỦY 氵” nghĩa là nước và bộ “CÁC 各” nghĩa là nhiều lắm, như vậy biểu ý của chữ LẠC 洛 này là : “các nước”, LẠC 洛 VIỆT 越 = các nước Việt. Tại sao chữ Lạc 洛 này lại dùng bộ thủ các 各và bộ thủ nước 氵để biểu ý là “các nước” ?, vì nó do lướt từ hai từ “ LẮM NÁC = LẠC” mà ra, mà chữ “lắm” trong tiếng Việt còn có nghĩa là “trăm” tức là rất nhiều, như câu “trăm nghe không bằng một thấy” ( nó do nguồn gốc từ tiếng Khơ Me “prăm” là “năm”, là con số biểu giá trị nhiều nhất trong hệ đếm ngũ phân của người Khơ Me chỉ có 5 con số, mà tiếng Việt thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-Khơ Me). Người Hán vào thời Xuân Thu đã dịch từ “trăm” thành “bách” để gọi Lạc Việt là Bách Việt , theo như Hán thư viết “ tên gọi Bách Việt xuất hiện vào thời xuân thu”, như vậy thì rõ ràng từ Lạc Việt đã có trước từ Bách Việt hàng ba ngàn năm, đến thời Xuân Thu thì từ Bách Việt chỉ là từ dịch ý mà thôi. Đến thời Hai Bà Trưng thì chỉ còn các nước Việt từ Lĩnh Nam trở xuống kiên cường chống Hán và vẫn gọi mình là Lạc Việt. Lạc Việt còn lại ấy, các sử gia Hán về sau, với ý đồ đảo ngược lịch sử, giải thích Lạc Việt ấy là một chi hậu duệ của Bách Việt ở nam Trường Giang (đã bị Hán diệt và Hán hóa) là giải thích đi ngược chiều thời gian lịch sử. Nhưng nhân dân ta đã vạch cái sai của họ bằng câu ngạn ngữ cổ xưa dí dỏm là: “( Nói như vậy chẳng hóa ra là) sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông (?)”. Lạc Việt 洛 越 = Các Nước Việt = Lắm Nước Việt = Trăm Nước Việt = Bách Việt 百 越, cũng đồng nghĩa là Bách Việt, nhưng nước Lạc Việt đầu tiên ở Việt Nam là tổ của Bách Việt khi đã phát triển lên một địa bàn rộng lớn hơn gồm nhiều nước Việt khắp Trung Hoa cổ đại. Ngày nay ta dùng chữ latin phiên âm gọi là chữ quốc ngữ nên không phát hiện được biểu ý của chữ Lạc Việt 洛 越 = Các Nước Việt. Sau thời Hán những thành phần ưu tú của Lạc Việt 洛 越 tức Bách Việt 百 越 ở Hoa Nam đã về lại đất Tổ ở Việt Nam cùng với dân Việt cũ ở đó tiếp tục ngăn cản sự Hán hóa, còn dân Việt ở lại đất xưa của Bách Việt vùng nam Trường Giang thì bị Hán hóa dần dần ở các mức độ khác nhau mà thôi. Bởi vậy tuy vẫn cùng một gen Indonesien mà trong số họ còn tồn tại tới 7 phương ngữ khó có thể hoặc hoàn toàn không thể giao tiếp được với tiếng quan thoại.

      Hôm nay: 28/4/2024, 3:43 pm