Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nhập 4 thành 1 TT. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nhập 4 thành 1 TT. Flags_1



    Nhập 4 thành 1 TT.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nhập 4 thành 1 TT. Empty Nhập 4 thành 1 TT.

    Bài gửi by Admin 13/4/2019, 1:35 pm

    Xem lại truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai bà trưng không khỏi băn khoăn …Liệu có thể có cuộc khởi nghĩa mà thủ lãnh là 2 nữ chúa và hầu như toàn bộ tướng lãnh đều là đàn bà ?.Phải chăng từ sự thực lịch sử nhưng dưới lưỡi đao kè thù đang cai trị ,người xưa buộc phải lưu truyền lịch sử dưới vỏ bọc truyện tích đạo Mẫu , đạo Mẫu là đạo thờ mẹ nên hết thày anh hùng đều biến thành đàn bà ???.
    Tính ra từ ngày Lộ bác Đức chiếm Nam Việt đến ngày bà Trưng khởi nghĩa ghi trong sử đã 150 năm thì làm gì còn Lạc hầu Lạc tướng ở Giao chỉ , không lẽ nhà Tây Hán chiếm Nam Việt xong rồi để mọi sự nguyên như cũ̃ ? vì chỉ như thế thì mới có chuyện con gái Lạc tướng Mê linh nổi dậy trả thù cho chồng là con trai Lạc tướng Chu Diên bị giặc Hán giết ?.
    Lạ hơn nữa sau 150 năm dưới sự cai trị của giặc Hán mà khi Mã Viện chiếm Giao chỉ vẫn còn tới hơn 200 cừ súy cho Mã Viện bắt , còn nguyên trống Đồng cho Mã Viện thu , còn nguyên luật Việt khác luật Hán 10 điều và còn nguyên cả tổ chức hành chánh … kiểu Việt …lạ thật không lẽ đế quốc Hán chiếm Giao chỉ để …chơi ?, Trưng vương khởi nghĩa năm 39 nhanh lắm thì cũng năm 40 mới có thể chiếm 65 thành trì mà năm 42 đã bị Mã Viện đánh bại …e rằng chỉ với hơn 1 năm chắc còn chưa đúc xong 1 cái trống Đồng đồng nói chi đến chuyện hình thành nề nếp sinh hoạt cả vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân theo truyền thống Việt sau 150 bị giặc Hán đô hộ.
    Tóm lại dựa vào dữ liệu thực tế không thể có cuộc khởi nghĩa Trưng vương năm 39 – 42 như chép trong sử Việt và Tàu .
    Nếu vì… nợ nước và thù nhà thì khởi nghĩa Bà Trưng chỉ có thể nổ ra ở thời Tây Hán sau khi Lộ bác Đức chiếm Giao chỉ vài chục năm là cùng , sách sử cả Việt lẫn Trung không có 1 dòng nói về chuyện này nhưng thần tích thần phả dân gian Việt lại nói 1 cách rõ ràng đến cuộc khởi nghĩa ở Giao chỉ chống lại nhà Tây Hán do Ả Lã nàng Đê con gái của tể tướng Lữ Gia lãnh đạo , có lẽ chăng dân gian cũng lẫn lộn cuộc khởi binh vì nợ nước thù nhà thời Tây Hán và cuộc nổi dạy chống nhà Đông Hán của Trưng vương nên đã đồng nhất 2 nhân vật lịch sử thành Ả Lã Trưng vương .
    Cuộc nổi dậy của Ả Lã nay được xác nhận và củng cố thêm bởi thông tin trong các thần tích về Giao châu Đặng cư sĩ mà nhà Nghiên cứu Bách Việt trùng cửu thu thập và công bố . thần tích ghi nhận có 1 cuộc nổi dậy của tù trưởng 7 quận Giao chỉ thời Tây Hán , nhưng đã được dẹp yên 1 cách hoà bình bằng cuộc ‘Văn chiến’ của Giao châu Đặng thái thú .
    Do thông tin Ả Lã là con gái thừa tướng Lữ Gia và là vợ của vua Nam Việt Vệ Dương vương Triệu Kiến Đ̣ức cho thấy thực ra Ả Lã ̉ chỉ là danh hiệu có nghĩa là bà hay người nữ họ Lã – Lữ , ả là từ bình dân Việt dùng gọi người nữ , Lã – Lữ là họ của tể tướng Lữ Gia .
    Tóm lại : Tình tiết khởi nghĩa vì ‘nợ nước thù nha’̀ trong pho sử 2 bà Trưng là thông tin lấy từ khởi nghĩa Ả Lã nàng Đê thời sử Trung quốc gọi là nhà .Tây Hán .
    Xét chi tiết khác trong lịch sử thời Giao chỉ bộ được chuyển giao từ Tây Hán sang Đông Hán.
    Sách Tàu viết …thời Vương Mãn làm loạn Thứ sử Đặng nhượng và bọn Thái thú các quận Giao chỉ bộ không phục đã cát cứ tự lập cho đến khi Hán Quang vũ lập nhà Đông Hán thì Sầm bành danh tướng Đông hán vốn là bạn thân đã khuyên Đặng Nhượng Tích Quang về phò Quang vũ . các quan Giao châu nghe theo và tất cả được phong liệt hầu …
    Nhưng sử Việt chép khác chút xíu … cuối thời Vương Mãng loạn lạc nổi lên . Đặng Nhượng và thái thú các quận ở Giao chỉ đã đóng cửa tự giữ …, xét kĩ ra thì chính cái khác ‘chút xíu’ ấy đã tạo ra 1 pho sử hoàn toàn khác …cuối thời Vương Mãng giặc cướp nổi lên thì chỉ có thể là loạn ‘Lục lâm thảo khấu’ tức chính vì bọn giặc cướp này mà Đặng nhượng và các thái thú Giao châu đã đóng cửa giữ thành chống lại chúng , không phải chống lại Vương Mãng mà cát cứ như sử Tàu cố tình dùng xảo thuật ngôn ngữ bẻ cong bẻ quẹo nhằm tráo đổi lịch sử .
    Thần tích chép rõ Hán quân kéo xuống Giao chỉ là đám quân đã đánh nhau với Vương Mãng tức chỉ có thể đám Lục lâm thảo khấu chứ không thể là ai khác , Lục lâm thảo khấu nghĩa là bọn trộm cướp hèn hạ sau đắc thời tôn chủ tướng của chúng làm vua lập ra 2 triều Hán Canh thủy và Hán Quang vũ , từ ḿốc lịch sử này đám trộm cướp bỗng nhiên biến thành Hán quân của Hán quốc oai hùng và vô cùng văn minh như tư liệu ghi lại :
    …Lưu Huyền phong quan chức bừa bãi nên ở Trường An truyền khẩu câu:
    Táo hạ dưỡng, Trung lang tướng; Lạn dương bị, Kỵ đô uý; Lạn Dương đầu, Quan nội hầu
    Nghĩa là:
    Lo nấu nướng, Trung lang tướng; Gọt vỏ bí, Kỵ đô uý; Kho thịt trâu, quan Nội hầu …, đúng là lũ hề .


    Suy nghĩ 1 chút …năm 25 khi Quang vũ lập nước Đông Hán ở Hà Nắc – Sơn Tây thì cả Hoa Nam và Hoa Bắc từ bờ Hoàng hà xuống phía Nam đất đai đều nằm trong tay đám cựu thần tướng lảnh nhà Tân cát cứ xưng vương xưng chúa …

    Nhập 4 thành 1 TT. P.txt_
    Mải tới năm 42 quân Đông Hán mới diệt xong Sở̉ Lê vương và Hoài Nam vương tức cho tới lúc này lãnh thổ Đông Hán mới tiếp giáp với Giao chỉ hỏi trước đó Sầm bành danh tướng Đông Hán đi cái lối nào mà đến Giao chỉ dụ dỗ Đặng Nhượng và bọn Đặng nhượng Tích Quang thuê máy bay …đều đặn mang đồ cống về biếu vua Đông Hán ?.
    Năm 42 Quang Vũ phong Mã Viện làm Phục ba tướng quân chỉ huy quân Hán tiến đánh Giao chỉ . Ngay năm 42 sau khi thanh toán xong bờ Trường giang là quân Hán tiếp tục tiến quân đánh Giao chỉ như thế chỉ có thể là đánh Đ̣ặng Nhượng – Tích Quang đang ‘đóng cửa tự giữ thành’ như Thần Tích Giao châu Đậng Thái thú viết không thể nào là đánh 2 bà Trưng .
    Việc chiếm Giao chỉ bắt Cừ súy thu trống Đồng sử chép ở thời Mã Viện đánh 2 bà Trưng thực ra là thông tin lấy từ cuộc chiến của Mã Viện và thứ sử Đặng Nhượng thái thúTích Quang chép trong thần tích đã nêu .


    Việc còn nguyên xã hội và nếp văn hóa văn minh Việt khi Mã Viện đến chính là bằng chứng để khẳng định Triều đại do Lị Bôn – Lưu Bang kiến lập là triều Hiếu cùng tộc với người Việt không hề là nhà Tây Hán như sử sách Tàu đã lộn lạo đánh tráo , căn cứ ngay vào tư liệu được Trung quốc dùng : Lưu Bang là người đất Phong nước Sở , Chính tư liệu Trung quốc nói Sở là nước phi Hán và trình độ văn minh kém xa người Hán , khoa học ngày nay xác định đại đa số người Hồ Nam tức lãnh thổ chính của nước Sở xưa là người Miêu và người Thổ gia thuộc chủng Nam Mongoloid khác hẳn với người Hán chủng Mongoloid gốc gác ở Bắc Hoàng hà .
    Danh xưng Ả Lã còn liên quan đến 1 nhân vật lịch sử khác là bà Triệu hay Triệu thị Trinh . bà Triệu tư liệu lịch sử Trung quốc gọi là Triệu Ẩu hay ‘Lệ Hải bà vương’ . Sử thuyết Hùng Việt cho Ẩu chỉ là kí âm sai của Ả tiếng Việt và Lệ Hải chẳng qua là phiên thiết của Lã – Lữ mà thôi . , từ Triệu xưa nay cho là họ Triệu thực ra là danh từ chung biến âm của chậu – chiếu trong tiếng Lào tức chủ – chúa trong tiếng Việt , triệu thị chỉ nghĩa là ‘bà vương’ hay nữ vương .
    Trinh tên của bà vương là Dịch tượng của phía Tây bền vững không thay đổi đồng nghĩa với châu – chiêu hay thục – trúc .
    Do không có ai tên là bà Triệu thị Trinh nên cũng chẳng có ông Triệu quốc Đạt . Triệu – chủ là thủ lãnh , Đạt là kí âm của từ Dak ngữ hệ Nam đảo nghĩa là nước , Triệu quốc Đạt nghĩa thực là ‘vua quốc gia nước’ tức 1 danh xưng có liên quan đến dòng Lạc Việt, Sử thuyết Hùng Việt cho Triệu quốc Đạt cũng là Đạt vương – Đô dương chép trong lịch sử 2 bà Trưng .
    Triệu không phải là họ , tên gọi dân gian Ả Lã tức bà họ Lã cho thấy có thể bà Trinh mang họ Lã – Lữ , bản thân bà và Triệu quốc Đạt ‘vua Nước’ không phải là anh em họ Triệu như sử viết mà là 2 triệu – chủ tức thủ lãnh nghĩa quân khăn Vàng ờ 2 miền đất thuộc Tây Nam Trung quốc xưa.
    Thông tin trong dân gian liên quan đến cuộc khởi nghĩa bà Triệu :
    … Đầu voi phất ngọn cờ Vàng …hay
    …Chẳng hiềm Mã Viện hơn phân Lí thù …
    Đã khẳng định cuộc khởi nghĩa của anh em bà Triệu chính là khởi nghĩa Khăn Vàng nổ ra ở miền Tây Nam Thiên hạ . , màu Vàng là màu chủ đạo của quân khởi nghĩa và thật rõ ràng đích xác là Bà Triệu đánh nhau với Mã Viện Phục ba tướng quân của Đông Hán có tướng Ngô nào đâu , Không hiểu tại sao khởi nghĩa bà Triệu bị kéo lùi trễ hơn 60 năm để thành ra trang sử bà Triệu khởi nghĩa đánh quân Ngô ?.
    Sau cùng là vấn đề cốt lõi nhất của trang sử , Sử thuyết Hùng Việt cho tên gọi bà Trưng Trắc chỉ là biến âm của Trương Giác hay Trương Nhất thủ lãnh tối cao cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng trên toàn cõi Trung hoa , thông tin khi cuộc khởi nghĩa ở Trung ương thất bại do có kẻ phản bội tố giác ngay trước lúc khởi sự đã khiến cả Triệu Nghĩa quân  tử trận và tự sát ở Hoa Bắc không để giặc bắt , tính chất nghiêm trọng và hào khí ngút trời như thế chỉ có thể có trong tâm thức đạo Nghĩa quân thề sống chết 1 phen với kẻ thù cướp nước . không thể có trong việc nổi lên chống bạo quyền thường thường .
    Diễn biến cuộc chiến giữa Mã Viện và Bà Trưng sau cùng là cuộc truy kích Đô dương – Đạt vương thực ra là cuộc đụng đầu giữa Hán quân và quân khởi nghĩa Khăn vàng do Triệu quốc Đạt tức Đạt vương – Đô Dương lãnh đạo ở Quảng Tây Trung quốc , kết qủa sau cùng Mã viện phải chôn cột đồng đánh dấu ranh giới cực Nam của Hán quốc ở động Cổ Sâm – Khâm châu thuộc Quảng Tây.
    Thông tin cột đồng chôn ở ranh giới Giao chỉ và Lâm ấp đã khiến lịch sử thời này trở nên hỗn lọan cực kì và trở thành cột đồng có chân hay bánh xe … Trước đến giờ nhiều người lầm lẫn cho Lâm ấp là nước Chămpa ở Trung Việt .
    Thực ra Lâm là biến âm của Nam – Lam tên gọi đất phía ‘Nam Giao chỉ’ thời thái cổ sau Nam biến thành Lâm nay là Quảng Tây. Ấp chính xác là Ích tức Ích châu quận được lập thời Tây Hán nay là Tây Vân Nam , Đông Vân nam là 2 quận Tường Kha và Kiện vi , Tường kha là tên gọi bắt nguồn từ Tượng quận đời Tần còn Kiện vi chỉ là 2 từ phiên thiết của ki – Cơ tên họ của đế Hoàng và các vua nhà Châu . Lâm – Ích là tên gọi miền Quảng Tây – Vân nam Trung quốc ngày nay không phải nước Lâm ấp của người Chàm ở Trung Việt .
    Lâm – Ích cũng còn được gọi là huyện Tượng – Lâm là nơi Khu Liên …’người nước Nam ta…’ dựng nước thời đầu công nguyên . Ông Đào duy Anh cho Lư Dung con sông chảy qua kinh đô Lâm ấp là 1 con sông ở Huế ngày nay là lầm , thực ra Lư dung chỉ là viết sai của Lô giang hay Lư giang tức phần sông Lô chảy trên đất Trung quốc trước khi chảy vào Việt Nam . Thông tin kinh đô nằm bên bờ Lô giang khiến suy đóan nước Lâm Ấp – Lâm Ích ở Tây Nam Trung quốc càng trở nên hữu lí .
    Phút giây nhắc lại chuyện xưa người Việt ai không khỏi bùi ngùi . Tiếc thương , căm hận , tự hào …cảm súc quyện lại thành sự tôn kính tiền nhân vô vàn .

      Hôm nay: 28/4/2024, 5:44 pm