Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán Flags_1



    Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán Empty Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán

    Bài gửi by Admin 8/4/2019, 10:03 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/04/07/chau-truong-tam-trinh-hay-cuoc-chien-cua-trung-vuong-thoi-dong-han/

    Làng Mai Động nay là quận Hoàng Mai, Hà Nội thờ vị tướng tên là Tam Trinh, chống giặc Đông Hán. Bản thần tích của làng được lưu giữ cẩn thận tại đình và được sao chép cho một số thầy đồ, thầy cúng lưu ở tư gia. Thần tích kể:
    Về đời (nội thuộc) nhà Đông Hán, đất Long Biên cũng bị chiếm luôn. Thời kỳ này có một người tên là Triệu Cẩn, là nhà từng có quyền thế trong vùng, vợ là bà Tạ Thị Thành, cũng thuộc dòng dõi trâm anh, thi lễ, hai bên xứng đôi, kết nghĩa vợ chồng. Hai ông bà chuộng nghĩa, hay làm phúc, làm việc thiện cứu giúp mọi người.
    Nhưng ông Triệu Cẩn đã ngoài 60 tuổi, bà Tạ Thị Thành đã bốn mươi tư mà vẫn chỉ có vài mụn con gái. Hai người khao khát có được một cậu con trai nối nghiệp. Một đêm, bà Thành nằm mộng thấy một ông tiên đi từ trên núi xuống, hẹn cho một viên ngọc trắng. Bà Thành liền cho vào miệng nuốt ngay. Khi chợt tỉnh, bà liền nói với chồng. Triệu Cẩn cho là điềm lành. Từ đó bà Thành thụ thai, đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Nhâm Dần vào giờ Dần sinh được một con trai, tướng mạo khác thường, có cốt cách khác các trẻ em khác.
    Đoạn đầu thần tích trên đặc biệt gợi liên tưởng đến thần tích của vị Giao Châu cư sĩ họ Đặng thờ ở đình Gia Lâm (Lê Chi, Gia Lâm, Hà Nội). Cũng là thời Hán, cũng ở Long Biên. Cũng là ông dòng dõi gia thế, bà dòng dõi trâm anh. Ông 60 tuổi, bà  hơn 40 mới chỉ có mấy con gái, rồi mới sinh con trai. Thậm chí tên Cẩn cha của đức Tam Trinh trùng với tên mẹ của Đặng cư sĩ, còn họ của mẹ là Tạ thị thì cả hai đều giống nhau.


    Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán Img_1000
    Hội làng tại đình Mai Động.

    Thần tích Mai Động kể tiếp:
    Ba tuổi đã biết lễ nghĩa, hay kính nhường, nghe người ta học mà biết chữ, biết thưởng thức âm thanh.
    Bẩy tuổi, cậu bé được đi học, năm 13 tuổi kinh sử đã làu thông. Cậu lại còn tinh tường võ nghệ, sĩ tử đương thời ai cũng thán phục, đều coi như là con nhà Thần Thánh. Thầy học yêu lắm mới đặt tên cho là Tam Trinh. 
    Đoạn này cũng hoàn toàn giống thần tích của Đặng cư sĩ ở Gia Lâm. Nguyên văn thần tích hẳn Tam Trinh được coi là “Thánh Đồng” như bên Gia Lâm vì đã thông kinh sử từ năm 13 tuổi. Đặc biệt đoạn này cho thông tin về xuất xứ của cái tên Tam Trinh, là do thầy học yêu quý đặt cho. Thử hiểu xem Tam Trinh nghĩa là gì?
    Trinh ở đây hẳn là tượng trưng cho quẻ Khôn của Kinh Dịch, vì nó liên quan đến việc học hành (thầy giáo đặt cho). Tam là hào thứ 3. Tam Trinh như vậy là hào tam của quẻ Khôn. Lời hào tam: Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung. Nghĩa là người có chương trình hành động lâu dài thì khi làm việc lớn không thành công cũng có thành tựu nhất định.
    Như vậy Tam Trinh là “Hàm chương khả trinh”, chỉ người có kiến thức, có văn chương và có tương lai lâu dài.
    Thần tích Mai Động kể tiếp:
    Năm 18 tuổi, cha mẹ ông đều mất, ông Trinh liền chọn đất tốt và đặt mộ cha mẹ vào đấy. Sau ba năm chôn cất, ông ra mở trường dạy học trò, nhờ vậy mà đất Nam Châu (bãi phía Nam) từ dân không biết chữ đã trở thành vùng đất văn hóa. Nhân dân mến mộ ông lắm và tôn ông lên làm Châu trưởng. Ông chăm lo đời sống trong châu, sắp xếp mọi việc làm ăn, mở mang việc học, dân chúng rất được nhờ cậy. 
    Đoạn này cũng hoàn toàn trùng khớp với thần tích Gia Lâm. Tam Trinh đã giáo hóa nhân dân ở “Nam Châu” và được tôn làm Châu trưởng. “Châu” ở đây không phải là “bãi phía Nam” như bản dịch. Châu đây là Giao Châu thời Hán. Châu trưởng Giao Châu thời Hán thì còn ai khác ngoài Đặng Nhượng?
    Đoạn tiếp theo thần tích kể Tam Trinh đến trại Mai Động và lập trường dạy học cho dân. Còn trong thần tích về Đặng cư sĩ cho biết ông cũng lập hành cung và dạy học tại Gia Lâm.
    Cần nói rõ đây chính là vị thầy giáo có công phổ biến văn hóa chữ viết rộng rãi trong nhân dân, tức chính là “Nam Giao học tổ“, danh hiệu đã gán cho Sĩ Nhiếp.
    Câu đối ở đình Mai Động:
    Đức bác thánh văn truyền Việt địa
    Uy dương thần vũ trấn Nam thiên.
    Dịch (theo Vũ Tuân Sán):
    Văn thánh đức cao truyền đất Việt
    Võ thần vui mạnh dậy trời Nam. 
    “Văn giáo” như thế là công lao chính của thánh Tam Trinh, cũng với võ công của ông.


    Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán Img_1008
    Tiền tế đình Mai Động.

    Tiếp theo thần tích Mai Động kể việc Tam Trinh đã theo Trưng Vương khởi nghĩa, đánh đuổi quân Tô Định xâm lược, thu được non sông nước Nam cũ 65 thành trì. Tam Trinh được phong là Liệt hầu. Còn thần tích Gia Lâm thì kể Đặng cư sĩ đã dẹp loạn các tù trưởng ở 7 quận của Giao Châu, và cũng được phong là Liệt hầu, và được cho làm chức Thái thú cai quản Châu.
    Tiếp nữa, thần tích Mai Động kể quân Hán (Mã Viện) kéo sang, Tam Trinh được cử ra trấn giữ cửa ải. Quân Hán tràn vào, bao vây ông ở Mai Động. Ông phá vây chạy ra ngoài, ngửa mặt lên trời than rồi hóa.
    Trong khi đó, thần tích Gia Lâm kể y hệt. Thời Vương Mãng, Đặng thái thú cũng ra đóng quan ải, không giao ước với Hán quân. Quân Hán phá ải, vây ông ở Long Biên. Ông phá vây, ngửa mặt lên trời than rồi cũng hóa (ngày 10/2 trùng với thần tích của vị họ Đặng ở làng Lý Đỏ, Tân Việt, Bình Giang, Hải Dương).
    Câu đối ở nghè Mai Động:
    鄊而師國而將而文而武
    生為英死為灵為聖為神
    Hương nhi sư, quốc nhi tướng, nhi văn nhi võ
    Sinh vi anh, tử vi linh, vi thánh vi thần.
    Dịch:
    Thầy với làng, tướng với nước, vừa văn vừa võ
    Sống anh hùng, chết linh thiêng, là thánh là thần.

    Đến về sau, các lần linh hiển phù trợ quốc gia của thần Mai Động và Gia Lâm cũng giống y nhau. Một lần vào thời Lê Đại Hành phá tống (theo thần tích ở làng Lý Đỏ), một lần thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên, chém Ô Mã Nhi (hiển linh tại Gia Lâm), một lần thời Lê Thái Tổ bình Minh Liễu Thăng.
    Như vậy, cả về thời gian, sự tích của Tam Trinh ở Mai Động và Đặng Nhượng ở Gia Lâm đều hoàn toàn giống nhau, nếu chỉ cần thay “Trưng Vương” bằng “Vương Mãng”. Tam Trinh chính là Đặng thái thú của Giao Châu 7 quận vào cuối đời Tây Hán và nhà Tân của Vương Mãng, đã hy sinh chống cự lại sự xâm chiếm của quân Đông Hán tới vùng này.
    Câu đối ở nghè Mai Động:
    一陣黑雲除漢寇
    千秋香火應洲區
    Nhất trận hắc vân trừ Hán khấu
    Thiên thu hương hỏa ứng Châu khu.
    Dịch:
    Một trận mây đen trừ giặc Hán
    Nghìn thu hương lửa ứng châu Nam.


    Châu trưởng Tam Trinh hay cuộc chiến của Trưng Vương thời Đông Hán Img_1086
    Hoành phi Thông minh Duệ trí ở nghè Mai Động.


    Dấu vết di tích, sự tích của các vị cư sĩ Nam Giao học tổ (Sĩ Vương) dạy học cho nhân dân và hy sinh chống giặc ngoại xâm còn lại ở khá nhiều nơi, trải dài từ Gia Lâm, Mai Động, Hưng Yên, Thanh Oai, Ứng Hòa. Đây là những dẫn chứng rất rõ ràng rằng, sự kiện các cư sĩ địa phương là châu mục và thái thú Giao Châu Đặng Nhượng, Tích Quang chống lại quân Đông Hán xâm lược đã bị gán thành chuyện Mã Viện đánh dẹp Hai Bà Trưng trong chính sử. Khởi nghĩa Trưng Vương thực sự xảy ra dưới thời Tây Hán, là hậu chiến của nước Nam Việt chống Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức.

      Hôm nay: 3/5/2024, 8:01 am