Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Flags_1



    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Empty Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang

    Bài gửi by Admin 16/12/2018, 10:22 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2018/12/15/bai-da-co-nhung-dan-xa-tac-cua-nuoc-van-lang/

    Để hiểu được khu đá khắc cổ ở Sa Pa nói riêng và các khu khác trong vùng này nói chung trước hết nên nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát. Về địa bàn phân bố các khu đá khắc ta thấy nổi lên một điểm là chúng đều ở các khu vực núi đất ở vùng cao, có mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng lúa. Những điểm phát hiện có đá khắc đều gắn với các khu ruộng bậc thang nổi tiếng của nước ta:


    • Bãi đá Mường Hoa là khu Sa Pa của Lào Cai.

    • Bãi đá Nấm Dẩn ở Xín Mần là khu ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

    • Bãi đã ở Yên Bái là khu Mù Cang Chải.


    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture1

    Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, Hà Giang.

    Đá khắc không gặp ở vùng Đông Bắc, nơi có địa chất núi đá vôi và không gặp xa hơn sâu trong lục địa về Tây Bắc vì khu vực đó khô hạn hơn.

    Về niên đại, tạm thời có thể khống chế đá khắc có vào thời “tiền sử”, tức là khoảng trước Công nguyên, khi chưa có sử sách rõ ràng vì những nét khắc khá thô sơ và chữ viết chưa phổ biến. Niên đại sớm được ước định bởi khắc đá phải cần phải có công cụ kim khí phát triển, tức là từ khi có đồ sắt hoặc khi kỹ nghệ đồ đồng đã đạt mức cao.

    Với việc xác định thời gian như vậy thì đoán định niên đại của bãi đá nằm tương đương với thời văn hóa Đông Sơn từ khoảng 3000 trước Công nguyên tới khoảng gần Công nguyên. Trên niên biểu lịch sử Việt Nam thì đây tương ứng thời kỳ nước Văn Lang và Âu Lạc của các vua Hùng và Thục An Dương Vương.

    Mục đích của việc khắc đá, một công việc không đơn giản với người tiền sử, phải rất quan trọng đối với những cư dân này. Trong các khu đá khắc không tìm thấy các dấu vết mộ táng có niên đại tương ứng nên có thể xác nhận đây không phải các khu mộ táng. Khả năng rất cao đây là nơi cúng tế của người xưa, là hình thức đền miều, tín ngưỡng sơ khai của người dân.

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture2

    Một tảng đá khắc ở Sa Pa trông giống như một bệ thờ cúng.

    Các di chỉ đàn tế đá đã có từ lâu, được biết với tên các di tích cự thạch (Dolmen). Ở Xín Mần (Hà Giang) cạnh bãi đã khắc cổ cũng có các di tích cự thạch, mang dấu ấn của một nơi cúng tế rất rõ.

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture3


    Một bệ đá trong khu Nấm Dẩn, Xín Mần, Hà Giang.

    Vấn đề đặt ra là những bái đá này được tạo ra để cúng tế cái gì?

    Câu trả lời hẳn nằm ngay trong các hình khắc. Cúng tế gì thì người ta sẽ khắc lên đá mà cúng. Chúng ta thử xem nội dung được khắc họa chính trên các tảng đá này là gì.

    Dễ nhận thấy là phần lớn các tảng đá khắc đều có hình các vạch song song, lượn cong giống như các đường đồng mức trên bản đồ. Hình này rất giống với hình ảnh ruộng bậc thang rất phổ biến ở khu vực này.

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture4

    Hình ruộng bậc thang trên đá khắc Sa Pa.

    Theo thống kê của nhóm Giải nghĩa di sản đá khắc Sa Pa thì 1/5 số đá khắc tại đây có hình vuông, ở dạng 1 hình hay chia thành nhiều ô, có vạch chéo.

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture5

    Một bản khắc có hình vuông.

    Từ 2 hình chủ đạo là hình uốn lượn song song và hình vuông ta có thể nhận định mục đích cúng tế chính được thể hiện ở đây là tế ruộng lúa và khu đất đai sinh sống. Một cộng đồng thời cổ chắc chắn điều quan trọng nhất là cầu mong cái ăn và cái mặc. Các tảng đá được khắc vẽ với mục đích cầu mùa màng bội thu và cuộc sống an bình cho các cư dân.

    Với quy mô và số lượng hàng trăm tảng đá khắc ở một loạt các tỉnh thuộc dãy Hoàng Liên, có thể thấy đây là một tập quán mang tính chất quốc gia rộng lớn chứ không phải chỉ của một bộ tộc nhỏ ở vùng quanh Sa Pa. Rõ hơn thì đây là nơi để nhà nước Văn Lang thực hành việc cúng tế cầu mùa và cầu phúc cho nhân dân. Đối chiếu khái niệm ngày nay, ta nhận ra đây là những đàn Xã Tắc của nước Văn Lang.

    Trong tục thờ cúng xã tắc thì:


    • Xã là thần Hậu Thổ, chủ quản về đất đai.

    • Tắc là Thần Nông, vị thần của các loại ngũ cốc.


    Trên hình khắc các hình ruộng bậc thang nơi trồng lúa là hình ảnh của Tắc. Bản thân chữ tắc nghĩa là lúa nếp. Các hình khắc vuông là hình ảnh của Xã, nơi có cộng đồng sinh sống (làng xã?) Có thể là hình ảnh địa điểm cư trú (thành).

    Việc xác định khu đá cổ Sa Pa là di tích có tính quốc gia của nước Văn Lang giúp ta liên hệ được nó với lịch sử dựng nước của các vua Hùng. Phong tục tập quán của nước Văn Lang hiển nhiên được biết thông qua… thư tịch Trung Hoa cổ đại.

    Tục tế xã tắc có từ thời Chu của Trung Hoa. Sách Chu Lễ chép: Ngày đông chí tế Trời ở đàn Viên Khâu (gò tròn), tế Đất ở đàn Phương Trạch (gò đất vuông), đấy là lễ của vương giả.
    Trời tròn đất vuông. Do đó hình vuông tượng trưng cho đất hay cho thần Hậu Thổ (thần Xã). Tế Xã là lễ tế của bậc vương giả, mang tầm quốc gia, không phải của địa phương, làng xóm.


    Về tế trời, truyền thuyết Việt cho biết Thục Phán sau khi tiếp ngôi của Hùng Vương đã lên núi Nghĩa Lĩnh lập cột đá thề trung thành với quốc tổ họ Hùng. Như thế vùng Phong Châu Nghĩa Lĩnh có thể chính từng là một đàn tế trời và cây cột đá thề là dạng cự thạch như tìm thấy nhiều ở khu Đại Đình, Tam Đảo của Vĩnh Phú.

    Nếu bãi đá cổ là đàn tế Xã Tắc thì rất có thể khu ruộng xung quanh đó là nơi đã diễn ra lễ “tịch điền”, lễ xuống đồng do vua làm chủ lễ thời xưa. Về lễ tịch điền chương Nguyệt lệnh, Kinh Lễ chép:

    Tháng ấy, thiên tử bèn lấy ngày bắt đầu làm lễ dâng lúa gạo lên cho thượng đế. Thiên tử chọn buổi sáng ngày đầu, tự thân mang theo cày bừa, cho các quan phò tá cùng đi xe ngựa, dẫn tam công cửu khanh chư hầu và các đại phu kính cẩn cùng cày ruộng tịch điền. Thiên tử (đẩy cày) năm lần, khanh và chư hầu chín lần.
    Việc tế và lễ tịch điền đã có từ thời trước Công nguyên và là một nghi lễ quan trọng không chỉ của nhà Chu mà của cả thiên hạ thời đó.


    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture6


    Một lễ hội trên trống đồng văn hóa Điền.

    Về phạm vi của nước Văn Lang thời Hùng Vương Đại Việt sử ký toàn thư chép: Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn), chia nước làm 15 bộ.

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture12



    Phạm vi nước Văn Lang tho chính sử và truyền thuyết.

    Nhìn trên bản đồ ta thấy nước Văn Lang theo sử liệu bao gồm khu vực nay là Bắc Việt, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Đặc biệt thấy rõ khu vực phân bố đá khắc ở Lào Cai – Yên Bái – Hà Giang nằm ở tâm điểm của nước Văn Lang. Đây cũng là nơi có độ cao cao nhất vì nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn với nóc nhà Đông Dương là đỉnh Phan Xi Păng.

    Liên hệ với tư liệu thư tịch Trung Hoa ở thời kỳ tương đương chép về tục thờ tế lễ. Chương Vương Chế trong Kinh Lễ ghi:

    Thiên tử ngũ niên nhất tuần thú. Tuế nhị nguyệt Đông tuần thú. Chi vu Đại tông, sài nhi vọng tự sơn xuyên. Cận chư hầu. Vấn bách niên giả tựu kiến chi. Mệnh thái sư trần thi dĩ quan dân phong. Mệnh thị nạp giả dĩ quan dân cho sở hiếu ô, chi dâm, hiểu tịch. Mệnh điển lễ khảo thời nguyệt, định nhật. Đồng luật lễ nhạc chế độ y phục, chính chi.
    Dịch:


    Thiên tử 5 năm đi tuần thú một lần, vào dịp tháng hai. Đi về phía Đông đến núi Thái Sơn vua đốt đuốc vọng tế sơn xuyên. Tiếp kiến chư hầu. Đến thăm các cụ già trăm tuổi. Sai quan thái sư dâng những bài thơ sưu tập trong dân gian để biết phong tục của dân. Sai nộp giá cả ở chợ để xem xét sở thích của dân, chuộng xa xỉ dẫn đến tà tịch. Sai quan trông coi điển lễ quan sát sự vận hành của mặt trăng mặt trời và thời tiết. Làm cho pháp luật, lễ nhạc, chế độ, quần áo được đồng nhất.
    Núi Thái Sơn ở phía Đông được nói đến không thể là ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc hiện nay như vẫn giải thích vì nhà Chu không hề có đất đai ở Sơn Đông. Từ kinh đô (Thiểm Tây?) vua Chu đi ra bán đảo Sơn Đông quá xa. Hơn nữa Sơn Đông là vùng đất Nhung Địch ngay thời đầu Chu mà Chu Công đã phải cất quân đi dẹp phản loạn. Ngọn Thái Sơn của Trung Hoa nhà Chu không thể ở đất Nhung Địch.


    Khi kết nối với nhà nước Văn Lang thì phần Đông chính là đất Bắc Việt nay và ngọn Thái sơn cao nhất là nóc nhà Hoàng Liên Sơn. Do đó bãi đá khắc ở đây có thể chính là nơi vua Chu tế núi sông và tiếp kiến chư hầu. Cứ 5 năm thiên tử Chu lại lên núi Hoàng Liên Sơn tế xã tắc một lần. Vương triều Chu kéo dài hơn 800 năm, chia ra có khoảng 150 lần tế, tương ứng với số đá khắc ở khu vực này.

    Để hiểu được mối liên hệ giữa nhà Chu và nước Văn Lang của vua Hùng cần phải điểm qua lịch sử lập quốc của nhà Chu và so sánh với huyền sử Việt. Cơ Xương là thủ lĩnh miền Tây (Tây Bá Hầu) dưới thời Trụ Vương nhà Ân Thương đã thu phục được nhân tâm nhằm gây nghiệp lớn. Được sự giúp đỡ của Lã Vọng Cơ Xương đánh nước Lê của Sùng Hầu Hổ. Sau đó ông dời về đất Phong. Huyền sử Việt ghi bằng câu chuyện Âu Cơ người Lăng Xương (Cơ Xương) lấy Sùng Lãm, rồi dẫn đàn con về Phong Châu lập nước Văn Lang. Tên gọi Văn Lang là tên hiệu của Cơ Xương – Chu Văn Vương.

    Cơ Phát, con trai của Cơ Xương, nối nghiệp cha, phát động toàn bộ chư hầu tấn công tiêu diệt Trụ Vương, lên ngôi thiên tử của cả thiên hạ Trung Hoa. Huyền sử Việt chép Thục Phán (Cơ Phát) đánh Hùng Vương và lên ngôi lập cột đá thề với trời. Hoặc Thánh Dóng ở Vũ Ninh đánh giặc Ân. Cơ Phát lên ngôi là Chu Vũ Vương, được sử Việt gọi là Vũ Ninh, hay Ninh Lang (Linh Lang). Vũ Vương cho dời lại đô về vùng phía Tây đất gốc của nhà Chu, lập kinh đô ở đất Cảo, bắt đầu thời kỳ Tây Chu. Cảo Kinh của Tây Chu nay là Côn Minh (Côn Ninh = Vũ Ninh) ở vùng Vân Nam.

    Như vậy, vùng bãi đá cổ là khu vực giữa Đông và Tây Chu (giữa Bắc Việt và Vân Nam), là trung tâm của nước Chu – Văn Lang với phạm vi đã thấy trên bản đồ.

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture9


    Hoàn tiền Đông Chu và Tây Chu tìm thấy ở Việt Nam.

    Bản thân chữ Chu 周 là Điền 田+ Khẩu 口, chỉ mối liên hệ trực tiếp của nhà Chu với văn minh lúa nước.

    Khi nhận ra nước Văn Lang của vùa Hùng chính là nước của Chu thiên tử Trung Hoa thì bãi đá cổ trở nên có nguồn tư liệu thành văn. Đó chính là những ghi chép về nhà Chu và về tục tế xã tắc cầu mùa được Khổng Tư ghi lại trong Ngũ Kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc.

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture8


    Chuông có chữ Nho tìm thấy ở Cốc Lếu, Lào Cai.

    Trong Thượng Thư (Kinh Thư), bài Thái Thệ Hạ có: Nay vua Thụ nhà Thương… chẳng sửa tế Giao, tế Xã, chẳng cúng tông miếu…
    Thái Thệ là lời thệ của vua Chu khi phạt Trụ. Ở đây lời thệ vạch tội vua Trụ nhà Ân Thương đã không tôn trọng việc tế trời tế đất và tế tổ tiên, là một nguyên nhân quan trọng để lật đổ hôn quân vô đạo, chuyển thiên mệnh từ Thương sang Chu. Ta thấy tầm quan trọng của việc tế xã tắc đối với sự hưng suy của một triều đại như thế nào qua dẫn liệu này.
    Trong Kinh Thi có bài Phủ ĐiềnTiểu nhã có đoạn 2 như sau:
    Dĩ ngã tư minh. Dữ ngã hy đường. Dĩ xã dĩ phương. Ngã điền ký tang. Nông phu chỉ khánh. Cầm sắt kích cổ. Dĩ nhạ điền tổ. Dĩ kỳ cam vũ. Dĩ giới ngã tắc thử. Dĩ cốc ngã sĩ nữ.
    Dịch nghĩa:
    Lấy xôi của ta
    Và dê của ta
    Để tế thần Hậu Thổ và khí tốt bốn phương
    Ruộng của ta đã tươi tốt
    Đó là nhờ hồng phúc của nông phu
    Gảy đàn cần đàn sắt và đánh trống lên
    Để rước Thần Nông
    Để cầu mưa lành
    Để cây lúa cây nếp của ta được lớn
    Để nuôi dưỡng con trai con gái nhân dân của ta.
    Bài nhã này mô tả rất đầy đủ cách thức và ý nghĩa của tục tế xã tắc. Dùng xôi, dùng dê tế Xã (Hậu Thổ) tế phương. Cho ruộng tươi tốt, nông dân vui mừng. Tế “Điền tổ” (Thần Nông) để có mưa lành. Cho lúa tẻ lúa nếp được lớn nuôi sống trai gái.
    2 vị thần được cúng tế cầu mùa ở đây là Xã và Điền Tổ, được ghi nhận là Hậu Thổ và Thần Nông. Cây trồng của nhà Chu được ghi rõ là Tắc – Thử, là lúa tẻ và lúa nếp hay lúa nước và lúa nương. Nhà Chu ở đâu mà trồng được cả lúa tẻ và lúa nếp?
    Đặc biệt bài này có nói tới việc dùng chiêng trống để cúng tế: Cầm sắt kích cổ. Vì khu vực Lào Cai nằm trong văn hóa trống đồng nên “kích cổ” ở đây có thể hiểu là đánh trống đồng. Ví dụ như hình ảnh người Điền (Vân Nam) đánh trống đồng trong ngày hội mùa được thấy trên thạp đồng. Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái cũng là nơi tìm thấy hàng chục chiếc trống đồng của thời kỳ này.


    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture10


    Cảnh cúng tế có trống đồng trong văn hóa Điền.

    Tinh thần trọng nông của văn minh Trung Hoa thể hiện rõ ở Kinh Dịch, với hào nhị của quẻ Càn:
    Hiện long tại điền, lợi, kiến đại nhân.
    Rồng xuất hiện ở ruộng, là điều tốt để thành người quân tử. Cải cách xã hội bắt đầu từ cuộc cách mạng về nông nghiệp.
    Bài Sở từ trong Tiểu Nhã cũng thể hiện tinh thần “dĩ nông vi bản” của nhà Chu, một chế độ rất chú trọng phát triển nông nghiệp:
    Sở sở giả từ. Ngôn trừu kỳ cức. Tự tích hà vi. Ngã nghệ thử tắc. Ngã thử dư dư. Ngã tắc dực dực. Ngã thương ký doanh. Ngã dữu duy ức. Dĩ vi tửu thực. Dĩ hưởng dĩ tự. Dĩ giới cảnh phúc.
    Dịch nghĩa:
    Cây từ chen rậm rạp
    Phải trừ dẹp cho hết gai góc
    Từ xưa sao lại làm như thế
    Là để ta trồng lúa và nếp
    Khi nếp của ta đã tươi tốt
    Khi lúa của ta đã rườm rà
    Khi vựa của ta đã đầy
    Khi bồ của ra đã chứa đủ mười vạn hộc
    Thì làm rượu làm món ăn
    Để dâng lên để cúng tế
    Để rước xác thần ngồi yên và để khuyên mời ăn uống
    Để được phúc lớn.
    Bài nhã này nêu phải chú trọng làm cỏ để cho lúa nếp lúa tẻ được tươi tốt, nặng hạt, cho thóc đầy vựa đầy bồ và phải cúng tế để có phúc lớn.


    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture11


    Tảng đá khắc hình ruộng bậc thang và thạp.

    Đối chiếu trên hình khắc của bãi đá có một tảng đá khắc ruộng bậc thang dày đặc và bên cạnh là hình một chiếc thạp. Ý nghĩa rõ ràng, mong cho ruộng lúa được tốt tươi, cho thóc đầy thạp đầy vựa. Bồ thóc ở đây được gọi là Thương 倉.
    Thạp đồng được phát hiện nhiều ở khu vực Lào Cai, Yên Bái. Điển hình như thạp đồng Đào Thịnh tìm thấy ở Văn Yên. Vừa mới đây Bát Xát, Lào Cai gần đây cũng đã phát hiện được chiếc thạp đồng thời Đông Sơn cùng với các vật dụng khác.
    Từ những phân tích trên có thể đi đến một số kết luận:



    • Các đá khắc là những đàn tế xã tắc dùng để cầu mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no. Xã là nơi ở (đất đai), Tắc là lúa gạo. Người Việt xưa cầu tế 2 nhu cầu quan trọng nhất là ăn và ở. Trên đá khắc thể hiện bằng hình vuông (xã) và ruộng bậc thang (đường song song).
    • Đây là khu vực trung tâm của nước Văn Lang thời Hùng Vương, là đỉnh núi cao nhất vùng nên việc tế xã tắc có ý nghĩa toàn quốc chứ không phải là một phạm vị hẹp. Thời gian của tập quán này kéo dài hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm, đã tạo ra hàng trăm tảng đá khắc – các đàn tế của các thời kỳ khác nhau.
    • Tư liệu thư tịch cho việc tế xã tắc có thể tìm thấy trong Ngũ Kinh Trung Hoa bởi vì nước Văn Lang là nước do Văn Vương nhà Chu thành lập, là khu vực trồng lúa tắc thử trù phú, là nơi thiên tử hội kiến chư hầu.


    Với cách tiếp cận này có thể đề xuất một số phương hướng cho nghiên cứu tiếp theo về đá khắc cổ như sau:


    • Xây dựng một bản đồ phân bố các đá khắc và đá cự thạch ở các nơi, làm cơ sở cho việc nhìn nhận về bài trí và ý nghĩa của các đàn tế.
    • Đối chiếu thư tịch trong Ngũ Kinh để phát hiện và làm rõ cách thức tế xã tắc cũng như góp phần hỗ trợ giải mã ý nghĩa các hình khắc.
    • Kết hợp với các cổ vật, đặc biệt là đồ đồng được tìm thấy trong phạm vi nước Văn Lang để so sánh, đối chiếu các hình khắc đá.


    Văn Nhân thêm ý .


    Có liên hệ gì với nhau giữa hình khắc trên đá ở bãi đá cổ Sapa

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Picture5

    và chữ Việt bộ Mễ ?

    Bãi đá cổ – những đàn xã tắc của nước Văn Lang Viet-1

    Phải chăng cả 2 đều ẩn chứa ý nghĩa : nơi các ̣đường kẻ Bắc Nam – Đông Tây tượng trưng cho Tứ phương và các đường nối 4 góc – gốc giao cắt nhau là đất Giao chỉ – chỗ Giữa – trung tâm Thiên hạ .

      Hôm nay: 28/4/2024, 2:00 am