Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nam Giao học tổ Đặng Sĩ Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nam Giao học tổ Đặng Sĩ Flags_1



    Nam Giao học tổ Đặng Sĩ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nam Giao học tổ Đặng Sĩ Empty Nam Giao học tổ Đặng Sĩ

    Bài gửi by Admin 12/8/2018, 9:42 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn : http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3227

    Xã Liên Bạt ở Ứng Hòa, Hà Nội là nơi có ngôi đình cổ Lương Xá mới bị hạ giải để thay bằng đình… bê tông. Lễ hội ở Liên Bạt là một lễ hội lớn nổi bật với tục rước kiệu giao quan giữa 3 thôn Bặt Trung, Bặt Ngõ và Bặt Chùa. Theo tác giả Nguyễn Hữu Thức trong Hội làng Thăng Long – Hà Nội (tập 3) thì hội lễ làng Liên Bạt diễn ra vào mùa xuân ngày 15 tháng Ba hàng năm…
    Thôn Bặt Trung rước long ngai bài vị Đức thánh đệ tam choàng áo màu vàng, tên gọi là Đặng Lang, cùng anh dạy dân chữ nghĩa, thủ tiết và hy sinh cùng ngày với anh ở bãi Cấm của làng, nay là lăng Thánh. Kiệu đốn theo sau thánh giá đặt sắc phong và hương nhang thờ thần, hai bên có hai pho tượng phỗng (kiểu tượng Chàm), mô phỏng tướng giặc bị quy phục…
    Kiệu bát cống của thôn Bặt Chùa trên là long ngai bài vị Đức thánh đệ nhị, choàng áo màu tím, tức ông Đặng Xã, có công dạy dân Liên Bạt biết chữ nghĩa, xây dựng đồn binh chống lại giặc nhà Hán vào thời loạn Vương Mãng những năm đầu thế kỷ (8-23 sau Công nguyên). Ông giữ trọn khí tiết không chịu để thân mình rơi vào tay giặc và “hóa” ở bãi Cấm trên cánh đồng phía Đông Bắc cạnh làng. Đám rước của thôn Bặt Chùa có khác là thêm hai kiệu tư (bốn người). Mỗi người đặt một tượng tục gọi là thần đồng, cao 1,45m đi song song áp giá tả hữu kiệu bát cống rước thánh giá Đức thánh đệ nhị…
    Đám rước Bặt Ngõ có kiệu bát cống trên uy nghi long ngai bài vị Đức thánh đệ nhất, tên là Đặng Sĩ, vị châu trưởng xứ Giao Châu hồi đầu Công nguyên có công mở trường dạy học giáo hóa dân làng Liên Bạt. Đức thánh đệ nhất choàng áo màu xanh…
    Đám rước của ba thôn nhập làm một… Quả là “Tam quang hợp minh”…
    Khi các vị thành hoàng đã yên vị, dân ba thôn lại mang kiệu tư, tổ chức đi rước văn. Đám rước vào nhà cụ Tú Mậu, cụ đồ nhiều chữ Hán nhất làng để rước bài văn tế do cụ đại diện người có học của làng soạn thảo, mang ra đình trình lễ thánh và để chủ tế lễ hội đồng.

    Nam Giao học tổ Đặng Sĩ 1

    Liên Bạt đình môn.

    Câu đối ở cổng đền ba thôn Liên Bạt:
    [size=18]台岳拱朝鍾作三村文献地

    春秋祈報造成壹境禮義風
    Đài nhạc củng triều chung tác tam thôn văn hiến địa
    Xuân thu ký báo tạo thành nhất cảnh lễ nghĩa phong.
    Dịch:
    Núi đài cúi chầu, ba thôn hun đúc nền văn hiến
    Xuân thu tế đáp, một cõi tạo thành tục lễ nghi.
    Khi xem xét sự tích ba vị thành hoàng này sẽ nhận thấy điều lạ, trái ngược với chính sử. Những hình ảnh Tam Thai, Ngũ Nhạc cũng như tục rước văn, rước thần đồng trong lễ hội Liên Bạt là dùng để ca ngợi công đức các vị họ Đặng trong giáo dục văn hóa, chữ nghĩa cho nhân dân trong vùng. Ba vị quan dưới thời Bắc thuộc sau Công nguyên ở nước ta mà lại có ân đức sâu dày với nhân dân Việt, dạy dân chữ nghĩa, tạo nên một miền đất Liên Bạt văn hiến còn lưu mãi tới ngày nay.
    Lạ hơn nữa là vị châu trưởng Giao Châu là Đặng Sĩ cùng với hai người em đã chiến đấu chống “giặc Hán” đến hơi thở cuối cùng, bảo vệ đất nước, hy sinh ngay tại quê nhà. Vậy những vị quan cai trị Giao Châu này là ai? Thuộc về triều đại của người Việt hay thời ngoại xâm?
    Ba anh em họ Đặng còn có công bình định phương Nam, đánh giặc Man, được thể hiện trong hình ảnh những tượng phỗng được rước cùng kiệu trong lễ hội.
    Đối chiếu với sử sách hiện tại, người cai quan Giao Châu dưới thời nhà Tân của Vương Mãng là thứ sử Đặng Nhượng. Như thế rõ ràng vị Đức thánh đệ nhất ở Liên Bạt chính là Đặng Nhượng, người đã “tự cát cứ” Giao Châu vào thời Vương Mãng. Nhưng sử sách lại chép về sau Đặng Nhượng nghe lời tướng Hán là Sầm Bành, đầu hàng nhà Đông Hán và được phong tước hầu. Điều này trái ngược hẳn với sự tích ở Liên Bạt, khi mà cả 3 anh em họ Đặng đã kiên cường chống giặc Hán và 2 người em đã hy sinh tại bãi Cấm ở trong làng. Nơi đây nay còn quán Bặt Chùa cùng với khu rừng lăng thánh.
    [/size]

    Nam Giao học tổ Đặng Sĩ 2

    Khu lăng thánh và quán Bặt Chùa.

    Người anh cả Đặng Sĩ (hay Đặng Nhượng) không hy sinh ở Liên Bạt nhưng ông cũng không hề theo giặc Hán nhận phong hầu. Thần tích ở đình Gia Lâm (Lệ Chi, Gia Lâm) đã cho biết vị Đặng cư sĩ đã từng đi học và làm quan ở Gia Lâm, và cũng hy sinh tại Gia Lâm. Cả 3 anh em họ Đặng đã bỏ mình vì nước, chứ không có chuyện hàng giặc như sử sách hiện đang chép.
    Đặc biệt cái tên Đặng Sĩ và công nghiệp dạy chữ cho dân thời đầu Công nguyên của họ Đặng cho thấy Đặng Nhượng chính là “Nam Giao học tổ” Sĩ Nhiếp mà sử sách nói tới. Sử Việt thời kỳ đầu Công nguyên có tới 2 thời Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp thứ nhất là các châu mục thái thú Đặng Nhượng, Tích Quang thời nhà Tân của Vương Mãng, là những người đã mở mang nền văn hiến ở Giao Châu và kiên cường chống giặc Hán xâm lược. Sĩ Nhiếp thứ hai ở vào cuối thời Đông Hán, nổi dậy cai quản Giao Châu 7 quận sau khởi nghĩa thắng lợi của Khu Liên.

    Nam Giao học tổ Đặng Sĩ 3

    Hoành phi tiền đình Ang Phao.

    Dấu vết của Sĩ Nhiếp thứ nhất (Đặng Nhượng) còn thấy ở một số di tích khác như tại đình Áng Phao (Thanh Oai), nơi thờ một vị Cư sĩ chống lại ách đô hộ của Hán. Thực ra “cư sĩ” đọc thiết là “quý”, chỉ những người lãnh đạo, “quý tộc” lúc này. Từ này cũng tương đương với từ “cừ súy” (đọc thiết cũng là “quý”), trong chuyện Mã Viện đã bắt hàng trăm “cừ súy” Việt về phương Bắc. Cuộc tấn công của Mã Viện vào thời Đông Hán là tiến đánh các vị cư sĩ – cừ súy Việt hay Sĩ Nhiếp đang cai quản Giao Châu, chứ không phải đánh Hai Bà Trưng. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng họ Lã (Ả Lã Nàng Đê) diễn ra từ thời trước Công nguyên, chống chọi với Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức nhà Tây Hán.

    Nam Giao học tổ Đặng Sĩ 4

    Đình Bặt Ngõ.

    Câu đối ở đình Bặt Ngõ ca ngợi công ơn của Đức thánh đệ nhất Đặng Sĩ – Nam Giao học tổ Sĩ Nhiếp:
    [size=18]教澤匡含開文峯五岳

    神髙通鬱造秀氣三台
    Giáo trạch khuông hàm khai văn phong ngũ nhạc
    Thần cao thông uất tạo tú khí tam thai.
    Dịch:
    Giáo ơn thấm sâu, mở núi văn Ngũ nhạc
    Thần thông cao vọi, tạo khí đẹp Tam thai.
    [/size]

      Hôm nay: 27/4/2024, 9:03 pm