Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tây lăng - nàng Đê Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Tây lăng - nàng Đê Flags_1



    Tây lăng - nàng Đê

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tây lăng - nàng Đê Empty Tây lăng - nàng Đê

    Bài gửi by Admin 26/3/2018, 10:19 am

    Tư liệu lịch sử Việt có qúa nhiều nhân vật được gọi là À Lã nàng Đê .
    Điểm sơ qua thôi đã thấy :
    *Tây lăng – vợ Hoàng đế tổ ngành nuôi tằm dệt lụa tằm – tàm , lụa – lụy
    *Tây vu vương thời Hiếu vũ đánh Nam Việt
    *Ả Lã Nàng Đê ở làng Vạn Phúc được chép là Quốc vương thiên tử Nga Hoàng đại vương. Đây rõ là danh hiệu của Trưng nữ Vương, như được nêu trong thần tích của làng Nại Tử (Đan Phượng, Hà Nội).
    *Trong bài trước bằng vào chứng cớ ngôn ngữ Triệu Ẩu chính xác là Triệu Ả , Lệ Hải là phiên thiết của Lả – Lã người viết bài này đã chứng tỏ Triệu thị Trinh chính là Ả Lã nàng Đê .
    *Ả Lã nàng Đê mới nhất do tác gỉa Bách Việt trùng cửu nêu ra là vợ của Cao Biền .
    Tại sao lịch sử Việt lại có nhiều Ả Lã nàng Đê đến thế , và bản thân sự việc đã khiến Việt sử rối bời như tơ vò , 1 Ả Lã mà phân thân xuất hiện ở nhiều nơi nhiều lúc khác nhau …cứ loạn cả lên , vậy đâu mới là Ả lã nàng Đê thật , đâu chỉ là lầm lẫn …?.
    Liệu Ả Lã nàng Đê có phải là danh xưng của của 1 nhân vật lịch sử ?, nếu là họ và tên thì không thể nào có thể như thế được .


    Bình tâm suy xét …qúa khứ Việt tộc là qúa khứ đau thương ,hàng mấy trăm năm bị thống trị , lịch sử thực của đất nước – dân tộc chỉ có thể truyền miệng , với vài chữ thôi là có thể bị kẻ thù thống trị khép vào tội phản nghịch giết cả nhà cả họ …, Tiền nhân Việt không còn cách nào khác là …đời cha truyền miệng cho đời con để biết và ghi nhớ về qúa khứ giống nòi …ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ …, nhưng mong muốn ấy thực ra không thể trọn veṇ vì …thời gian dài mấy trăm năm qua bao đời người , bao lần truyền miệng cho đến khi thu hồi độc lập gom góp trong dân gian chuyển từ văn nói sang văn viết ắt là sai lạc rơi rớt mất đi nhiều lắm , đặc biệt còn 1 bất lợi khác mang tính ‘kĩ thuật’ …là về thổ âm của người kể và người ghi chép nếu không phải là người cùng quê thì không thể nào có sự chính xác … nói là huệ thì không thể viết đúng là Huế , viết là Đồng hới …biết là vô nghĩa nhưng khó có thể nhận ra chính xác đó là Động Hời …nghĩa là làng của người Hời , người truyền là sông Lam thì người thụ không thể biết đấy là sông Lang tức đồng nghĩa với sông Cả – Nậm Khan trong tiếng Thái Lào nghĩa là sông vua sông chúa …..Cứ như thế mà qúa khứ người Việt có những chuyện không thể hiểu nổi tương tự chuyện Ả Lã nàng Đê này .
    Thông tin trong lãnh vực sử – địa Việt và cà Trung hoa phải dày công tìm tòi lắm mới có thể biết 1 cách xác thực những diễn tiến trong qúa khứ . Tệ hơn nữa người đời sau khi không thể biết cặn kẽ ý nghĩa của câu chữ trong sách xưa lại tự ý suy diễn và sửa đổi đi để chuyện có thể hiểu được …như thế là sai lại chồng thêm sai cuối cùng là lạc , càng ngày càng xa sự thực .
    Trong bài viết đã đăng cùng trang ,nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt nam Bách Việt trùng cửu đã nêu ra :
    Văn tế tiên tằm vào tháng giêng (Xuân nguyên tế tiên tàm văn) của làng Kim Lan Văn giang Hưng yên xướng:
    Hoàng đế Hữu Hùng thị thánh đế vị tiền
    Nguyên phi Tây Lăng thị Hoàng hậu vị tiền…
    Còn trong văn tế khai hạ tháng giêng của làng Đại Lan nêu:
    Tiên tàm thánh đế Nguyên phi Tây Lăng thị Loa tổ vị tiền…
    “Tây Lăng thị” đây là Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, vị quốc mẫu ở núi Tam Đảo, người cùng với Hoàng đế Hữu Hùng (Đế Minh) khai quốc họ Hùng.
    Phân tích đối chiếu 2 vế của câu đối :
    Hoàng đế Hữu Hùng thị thánh đế vị tiền
    Nguyên phi Tây Lăng thị Hoàng hậu vị tiền…


    Truy trong cổ sử Trung hoa : Tây lang thị đối lại với Hữu Hùng thị chỉ ra sự hợp nhất 2 thị tộc Hữu Hùng ở trung tâm và Tây lang thị tức Tộc người phía Tây , phải chăng chính là nói đến thị tộc của đế Hoàng vạ̀ Xi vưu – Tây vua Thời khai lập Thiên hạ ? .
    Quá tr̀nh mở nước tư liệu cổ Trung hoa thường coi việc mở rộng lãnh thổ quốc gia như những cuộc thôn tính bằng cách đánh thắng rồi chiếm đoạt ,,,
    Hoàng đế đánh bại Hoan Đâu con của vua Xuyên Húc tổ người Tam Miêu ở Đan thủy , Sử thuyết Hùng Việt định vị bằng biến đổi từ ngữ : Đan là biến âm của Đen , Đan thủy – sông Đen cũng là Hắc thủy tên gọi khác của sông Đà ở Tây Bắc Việt Nam ngày nay , Hắc thủy chảy song song với Hồng thủy và Lư thủy (sông Lô) tạo thành vùng đất gọi là Tam giang hay Tam xuyên sau thành tên 1 quận thời Tần (Tam xuyên có tư liệu thay thế chép thành Long xuyên) .
    Cổ tích Việt không dùng kiểu đánh thắng chiếm đoạt mà dùng kiểu …đậm phần Nhân văn là …kết hôn tức hợp nhất 1 cách hoà bình trọn tình trọn nghĩa như … Đế minh tuần thú phương Nam gặp và kết duyên với con gái bà Vụ Tiên , Vụ Tiên – Vũ Tiên sử dân gian Việt cũng gọi là đế Tiên – đế Tiết vương .
    Kinh Dương vương kết hôn với Long Nữ hợp nhất mở rộng lãnh thổ về phía Đông . Sùng Lãm lấy bà Âu Cơ mở rộng lãnh thổ về phía Nam xưa …chẳng phải giết chóc gì mà mọi việc ổn thỏa hết sức tốt đẹp như thế có hay hơn không .
    Tương tự việc hợp nhất 2 thị tộc Trung tâm và phía Tây , cổ tích Trung hoa chép thành trận đánh sống mái giữa Hoàng đế và Xi vưu sau cùng chiến thắng thuộc về Hoàng đế vua Hữu Hùng quốc nhưng cổ tích Việt phần trên lại cho thấy diễn biến khác …đấy là cuộc hôn nhân giữa hoàng đế của Hữu Hùng thị và người con gái của Tăy lăng thị , 2 vùng đất hợp nhất thành lãnh thổ của quốc gia chung ; chồng là vua vợ thành nguyên phi hoặc hoàng hậu …


    Danh hiệu ‘Tây thiên Lăng thị ….’ đã giúp xác định : từ Tây trong Tây lang là phía Tây – trời Tây hay đất phía Tây , Lăng cũng là Lang nghĩa là vua chúa thủ lãnh như thế 2 từ Tây Lang đồng nghĩa với Tây vương nghĩa là chúa đất phía Tây Thiên hạ .
    Trong bài trước người viết đã cho từ Lã trong danh xưng Ả Lã nàng Đê
    có thể là chỉ họ Lữ (Lã hậu cũng là Lữ hậu) …nhưng nay nhiều Ả Lã quá không lẽ ai cũng mang họ Lã – Lữ? , Suy nghĩ thêm …rất nhiều người Việt miền Bắc thường đảo lộn vần N và L , có thể từ Lữ cũng là Nữ chỉ giống cái ; Ả Lã nghĩa là người Nữ .
    (việc này đôi khi khiến cười ra nước mắt …như câu nói ….dân không cần ‘no’vì cán bộ ‘no’ hết rồi , hay ….em lói tiếng Lào ( nào) ra tiếng Ý (ấy) , nói tiếng Lào mà người Lào ngẩn tò te nhưng người Italia thì gật gật hiểu thế mới lạ …)
    Nàng Đê – lang Tê – lang Tây – Tây lăng : chúa phía Tây .
    Cả cụm từ ‘Ả Lã nàng Đê’ thực ra chỉ là cách nói cổ xưa của ‘nữ chúa miền Tây’ .
    Tóm lại : Ả Lã nàng Đê là 1 chức danh tương tự với bộ trưởng Tỉnh trưởng .v.v. không phải họ tên ai cả , Vì là 1 chức danh nên lịch sử có thể có nhiều Ả Lã nàng Đê – nữ chúa miền Tây tương tự như lịch sử có nhiều vua , nước có nhiều Tỉnh trưởng vậy .

      Hôm nay: 7/5/2024, 12:32 am