Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp Flags_1



    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp Empty Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp

    Bài gửi by Admin 20/8/2017, 9:02 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2594

    Tứ pháp là bộ bốn vị thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (Mây, Mưa, Sấm, Chớp), được kể trong Truyện Man Nương. Chuyện xảy ra dưới thời Sỹ Nhiếp, liên quan tới vị sư đến từ Ấn Độ là Khâu Đà La. Tứ pháp được tạo tượng thờ từ thân cây dung thụ, nơi ẩn chứa đứa con gái của Man Nương và Khâu Đà La và được tin là các thần cầu mưa rất linh ứng.
    Sự tích Tứ pháp được tóm tắt trong câu đối sau ở chùa Đậu (chùa Thành Đạo thờ Pháp Vũ ở Thường Tín, Hà Nội):
    萬古仰玄功涸潤枯繁嘉惠普霑南海甸
    两間鍾灝氣樹藏石化慶源溯自士王朝
    Vạn cổ ngưỡng huyền công, hạc nhuận khô phồn, gia huệ phổ triêm Nam hải điện
    Lưỡng gian chung hạo khí, thụ tàng thạch hóa, khánh nguyên tố tự Sỹ Vương triều.
    Dịch:
    Vạn năm ngưỡng phép thiêng, thấm hạn tưới khô, ơn lành phủ khắp điện Nam Hải
    Hai gian đúc khí lớn, giấu cây hóa đá, nguồn tốt đến từ triều Sỹ Vương.
    “Thụ tàng” chỉ chuyện Man Nương sinh con, mang cho Khâu Đà La, Khâu Đà La giấu đứa bé trong cây Dung thụ, sau trở thành Tứ pháp. “Thạch hóa” chỉ chuyện phần cây Dung thụ có đứa bé con Khâu Đà La cứng như đá, rìa búa bổ vào đều mẻ. Sau được tạc thành Thạch Quang Phật.
    Trong các bài viết trước đây đã từng xác định, Tứ pháp là bốn tính chất hay là hiện thân của thần dông tố Indra, vị thần tối cao của đạo Bà La Môn. Khâu Đà La và bản thân Sỹ Nhiếp là những tu sĩ theo Bà La Môn giáo.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp Bia-chua-dau-1-624x825

    Bia đá “Tu tạo Pháp Vũ tự bi” chùa Đậu.

    Chùa Đậu ở Thường Tín còn gọi là chùa Vua, không phải là chùa dành cho vua chúa (Sỹ Nhiếp không xưng vua), mà là chùa thờ Vua. Vua ở đây là thần Phạm Thiên – Đế Thích của đạo Bà La Môn. Chùa này theo các tư liệu vốn có tên là Kính Thiên điện hay điện thờ Trời.
    Tương tự, ở thành phố Hà Nội cũng có chùa Vua thờ thần Đế Thích. Khu vực chợ gần đó gọi là chợ Trời, không phải là chợ ở ngoài trời, mà là khu vực thờ ông Trời. Chùa Vua đúng tên mà nay còn ghi ở đó là Thiên Đế điện.
    Đế Thích là vị thần cai quản thời tiết và chiến tranh. Cũng vì vậy mà dân gian kể thành ra Đế Thích rất giỏi chơi cờ. Chơi cờ tướng là nghệ thuật điều binh khiển tướng, tức là tổ chức chiến tranh.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp Thien-de-dien-1

    Thiên Đế điện – chùa Vua Hà Nội.

    Đạo Bà La Môn như vậy rất thịnh hành dưới thời Sỹ Nhiếp ở cả miền Bắc và miền Trung Việt. Họ Phạm của Sĩ Nhiếp cũng như họ Phạm ở Lâm Ấp có thể vừa là pháp danh trong đạo, vừa là họ. Trong quan niệm của Bà La Môn thì tầng lớp thống trị là con của thánh thần. Thần Bà La Môn là Phạm Thiên nên người cai quản đất nước cũng mang họ Phạm.
    Như thế trung tâm Luy Lâu vốn khởi đầu không phải là bởi Phật giáo mà là đạo Bà La Môn. Chỉ sau khi Sỹ Nhiếp mất thì Phật giáo ở đây mới bắt đầu nổi lên, bằng sự xuất hiện của sư tổ Khương Tăng Hội, chép dịch kinh và truyền đạo. Việc Khương Tăng Hội từng sang Kiến Nghiệp để thuyết giáo cho Tôn Quyền nay có thể hiểu lại.
    Khi Sỹ Nhiếp mất, Tôn Quyền cho Lữ Đại sang thay họ Sỹ – Phạm cai quản Giao Châu. Việc Đông Ngô khuyến khích Phật Giáo ở Giao Châu như thế còn có ý nghĩa về chính trị, nhằm loại bỏ “tàn dư” của thời Sỹ Nhiếp do Bà La Môn giáo thống trị. Giao Châu từ đó chuyển sang chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Trong khi khu vực miền Trung vẫn tiếp tục do họ Phạm lãnh đạo và tiếp tục theo Bà La Môn giáo. Khương Tăng Hội không chỉ từ Giao Châu sang thuyết giáo Tôn Quyền mà có thể đã dựa vào Tôn Quyền để khuếch trương Phật giáo tại Giao Châu, nơi vốn là lãnh địa của Bà La Môn giáo họ Phạm.
    Vị sư tổ Thiền tông Khương Tăng Hội đã soạn các bản kinh bằng chữ Nho rõ ràng là với mục đích truyền bá Phật Giáo ở Giao Châu sau thời Sỹ Nhiếp. Tác phẩm Lục độ tập kinh của Khương Tăng Hội do đó không phải là kinh nguyên văn của Ấn Độ được dịch mà là sách do Khương Tăng Hội sáng tác với mục đích truyền giáo vào Giao Châu – Trung Quốc. Chính vì vậy mà trong Lục độ tập kinh ta thấy xuất hiện có những mô típ điển hình của truyền thuyết Việt như chuyện sinh trăm trứng hay chuyện sừng tê bảy tấc rẽ nước (An Dương Vương). Thiền sư Lê Mạnh Thát đã từng lấy đây làm dẫn chứng để cho rằng các truyền thuyết của nước ta là đi chép từ kinh của Ấn Độ. Như vậy là không hợp lý. Ngược lại, đây là những truyền thuyết Việt đã được Khương Tăng Hội vận dụng đưa vào trong kinh Phật để cho phù hợp với tâm lý và tư tưởng người Việt khi mới truyền giáo. Thủ pháp truyền giáo này được áp dụng ở thời kỳ đầu du nhập đạo Phật sang phương Đông như thời Đông Tấn có sư Tuệ Viễn đã dùng các điển tích của Trang Tử để giảng đạo Phật ở Trung Quốc.
    Việc một khu vực chuyển từ ảnh hưởng của Bà La Môn giáo sang Phật giáo gặp rất phổ biến ở thời kỳ đầu của Phật giáo. Sự việc này được hình ảnh hóa thành ra 2 vị thần tối cao của Bà La Môn giáo là Indra (Đế Thích) và Brahma (Phạm Thiên) trở thành 2 vị hộ pháp khi Phật tổ ra đời. Trong các chùa ngày nay thường gặp tượng của Phạm Thiên và Đế Thích đặt ở 2 bên tượng Cửu long (Thích Ca sơ sinh) hoặc thờ thành ban Đức Ông riêng.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp Duc-ong-1-624x832

    Ban thờ Đức Ông chùa Bộc.

    Ở chùa Bộc có ban thờ Đức Ông nằm phía bên trái chính điện. Bức tượng Đức Ông này có quần áo trang phục như một vị vua và được cho là hình tượng của vua Quang Trung. Tuy nhiên, đôi câu đối hai bên ban thờ này chép:
    洞裡無塵大地山河留棟宇
    光中化佛小天世界轉風雲
    Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vũ
    Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.
    Dịch:
    Trong động bụi không, đất rộng núi sông lưu đền mái
    Giữa quang phật hóa, một trời thế giới chuyển gió mưa.
    Đoạn câu đối “tiểu thiên thế giới chuyển phong vân” là chỉ thần Đế Thích, vị thần cai quản chuyện làm mưa làm gió ở trên thế giới này đã theo Phật. Tứ pháp, Vân Vũ Lôi Điện, là hiện thân của thần Đế Thích, bắt nguồn từ Bà La Môn giáo du nhập vào Giao Châu dưới thời Sỹ Nhiếp. Sau này, từ khi Khương Tăng Hội soạn kinh và truyền giáo ở Giao Châu thì các điện thờ Tứ pháp mới chuyển hóa thành các chùa thờ Phật.

      Hôm nay: 8/5/2024, 2:40 am