Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp Flags_1



    Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp Empty Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp

    Bài gửi by Admin 23/6/2017, 2:52 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/
    Thần tích xã Đặng Xá ở Ân Thi, Hưng Yên cung cấp một số chi tiết khác về sự tích Man Nương và tục thờ Tứ pháp. Ngay ở đầu thần tích cho biết:
    “Tương truyền vào cuối đời Hán Minh Đế có một nhà sư tên là Khâu Đà La vốn dòng đạo Bà La Môn ở nước Thiên Trúc“.
    Thông tin rất rõ ràng, Khâu Đà La là một nhà sư theo đạo Bà La Môn. Trong bài trước về Sỹ Nhiếp đã bàn, bản chất của tục thờ Tứ pháp là thờ thần dông tố Indra của đạo Bà La Môn. Cũng theo thần tích này thì chính Sỹ Nhiếp là người cho tạc tượng Tứ pháp và phổ biến tục thờ Tứ pháp ở khu vực miền Bắc. Như thế Sỹ Nhiếp có thể cũng là một tu sĩ theo đạo Bà La Môn, hoặc chí ít thì tín ngưỡng chính của Giao Châu thời Sỹ Nhiếp là đạo Bà La Môn, chứ không phải đạo Phật như vẫn nghĩ.


    Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp Chua-dau-1

    Cổng chùa Đậu ở Thường Tín.

    Thần tích còn cung cấp thông tin rằng với sự “tư vấn” của thầy địa lý Quách Thông, tượng Pháp Vũ đầu tiên được dựng thờ ở chùa Thành Đạo, thuộc Sơn Nam, ở địa phận xã Gia Phúc, tổng La Phù, huyện Thượng Phúc. Địa chỉ này nay khớp với chùa Đậu ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đậu cũng có nghĩa là Thành (Đạo).
    Đặc biệt, thần tích Đặng Xá cho biết Sỹ Nhiếp đã chọn chỗ này để xây dựng Kính Thiên điện. Ở chùa Đậu tới nay còn lưu giữ cuốn sách bằng đồng do Sỹ Nhiếp viết. Trong sách đồng có đoạn tả cảnh chùa:
    Đồng bằng bát ngát nẩy toà sen
    Phật ngự trang nghiêm tựa động tiên
    Đất phúc xây nên cung Nguyệt Điện
    Trời Nam riêng hẳn cảnh thiên nhiên
    Lô hương khói toả tan niềm tục
    Hồ ngọc trăng soi rõ cửa thiền
    Công đức từ bi bao xiết kể
    Công lao vô lượng lại vô biên.
    Bài thơ trong sách đồng như thế cũng nói tới một cung điện đã từng được dựng ở đây. Nội dung của bài thơ này có thể thấy tương tự bài thơ chép trong thần tích Đặng Xá:
    Trùng trùng dũng địa xuất hồng liên
    Chính khí chung lại bảo điện tiền
    Lệ nhuận tây thiên tân đông vũ
    Hùng khoa nam hải cựu sơn xuyên
    Ngọc khê nguyệt đạm khai từ kính
    Hương các phong lại tấu tuệ huyền
    Tối thượng cập nhập đa phúc trạch
    Huyền công vô lượng cánh vô lương.
    Những thông tin trên rất hữu ích, là chỉ dẫn để hiểu thêm về di tích chùa Đậu và có thể là đầu mối để tìm kiếm vết tích của một cung điện cổ của Giao Châu từ thế kỷ thứ 3 ở chỗ này.


    Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp Bia-chua-dau-624x832-2

    Bia Tu tạo Pháp Vũ tự ở chùa Đậu.

    Đôi câu đối ở chùa Đậu cũng ghi nhận sự tích về Tứ pháp và Sỹ Nhiếp:
    天使甘霖南越遥傳千古蹟
    地開明鏡士王屹立萬年祠
    Thiên sử cam lâm, Nam Việt diêu truyền thiên cổ tích
    Địa khai minh kính, Sĩ Vương ngật lập vạn niên từ.
    Dịch:
    Trời khiến mưa lành, Nam Việt truyền xa tích thiên cổ
    Đất mở gương sáng, Sĩ Vương dựng cao đền vạn năm.
    Vế đầu câu đối nói tới Tứ Pháp (ở đây là Pháp Vũ – mưa) là tích truyện cổ truyền ở nước Nam Việt. Vế đối sau kể tại đất này Sĩ Vương đã cho dựng một ngôi đền cao.


    Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp Chinh-dien-chua-dau-2

    Chính điện thờ của chùa Đậu.

    Theo thần tích Đặng Xá trong 3 pho tượng còn lại thì tượng thánh Pháp Điện đặt tại chùa Trí Quả, gần với chỗ ở của thánh mẫu Man Nương. Chùa Trí Quả là chùa Dàn ở Thuận Thành, Bắc Ninh, nơi thờ Pháp Điện. Tuy nhiên, cũng địa điểm xã Trí Quả là nơi đã phát hiện tấm bia Xá lợi tháp minh thời Tùy. Tấm bia nói về việc Tùy Văn Đế năm Nhân Thọ nguyên niên (601) đã cho nhập xá lợi Phật vào chùa Thiền Chúng ở Giao Châu.
    Có thể thấy, chùa Thiền Chúng được nói đến ở đây phải là chùa Dâu, nơi thờ Pháp Vân, cùng trong hệ thống Tứ pháp ở Thuận Thành. Chùa Dâu còn có tên là Thiền Định. Có thể từng được gọi là Thiền Chúng. Hoặc Thiền Chúng đọc phản thiết cho chữ Chiền, chỉ ngôi chùa nói chung. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời kể của Cổ Châu Phật bản hạnh, một tư liệu cổ của chùa Dâu, kể rằng Tùy Văn Đế đã nhập xá lợi vào “chiền Cổ Châu”:
    Thời ấy có ông Lưu Chi
    Tâu rằng nhà Tùy Cao đế niên gian
    Năm hòm xá lỵ Bụt quan
    Giữa huyện Siêu Loại là chiền Cổ Châu
    Danh lam bảo tháp phù đồ
    Cao dự nghìn trượng khỏe phò thánh cung.
    Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp Thap-hoa-phong-624x832-2

    Tháp Hòa Phong, bia tứ diện và con cừu đá chùa Dâu.

    Tháp xá lợi thời Tùy chính là ở chỗ tháp Hòa Phong nay của chùa Dâu. Tấm bia tứ diện dưới chân tháp Hòa Phong cũng xác nhận sự kiện này.
    Đôi cừu đá, một ở tháp Hòa Phong, một ở lăng mộ Sỹ Nhiếp là tượng chứng về một thời kỳ Giao Châu tự chủ và sự du nhập của đạo Bà La Môn vào Giao Châu qua tín ngưỡng Tứ pháp, cầu mưa.

      Hôm nay: 2/5/2024, 1:20 pm