Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Long và Ly Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Long và Ly Flags_1



    Long và Ly

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Long và Ly Empty Long và Ly

    Bài gửi by Admin 21/11/2016, 9:07 pm

    Bách Việt trùng cửu
    Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Kiều Thu Hoạch đã so sánh quan niệm về con Rồng và hình tượng Tứ linh trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Trong Tứ linh của người Việt 4 con vật thiêng được biết là Long, Ly, Quy, Phượng với loài Rồng (Long) đứng đầu. Nhưng sách Lễ ký của Khổng Tử, tài liệu sớm nhất nói về Tứ linh, lại cho một trật tự khác: Lân, Phụng, Quy, Long. Từ đó tác giả đi đến nhận định là người Trung Quốc không coi trọng con Rồng (xếp nó vào cuối cùng trong Tứ linh) mà đề cao con Lân…
    Tại sao có sự khác biệt trong quan niệm về Tứ linh giữa Việt Nam và Trung Quốc? Các “linh vật” nghĩa là gì? Con Rồng – Long có mặt trong văn hóa phương Đông từ khi nào? Con Ly hay Lân là con gì? Những câu hỏi này thực sự chưa bao giờ được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, trong khi hình tượng Rồng và Kỳ Lân lại là hình ảnh thường gặp trong các vật phẩm kiến trúc, trang trí điêu khắc cổ của cả Việt Nam và Trung Quốc.
    Trước hết cần xác định Tứ linh là 4 loài vật biểu trưng trong văn hóa phương Đông từ rất lâu. Tứ linh là 4 loài đứng đầu 4 giới sinh vật. Khái niệm này bắt nguồn từ học thuyết Ngũ hành. Bảng kê đầy đủ về Ngũ hành được thấy trong sách Lã Thị xuân thu của Lã Bất Vi đời Tần, có thể tóm tắt như sau (4 mùa hay Tứ thời dùng 4 hành hay 4 đức để biểu hiện):
    – Mộc đức: mùa Xuân, phương Đông, màu Xanh. Động vật tiêu biểu là loài có vảy.
    – Hỏa đức: mùa Hè, phương Nam, màu Đỏ. Động vật tiêu biểu là loài chim có lông vũ.
    – Kim đức: mùa Thu , phương Tây, màu Trắng. Động vật tiêu biểu là loài thú có lông mao.
    – Thủy đức: mùa Đông, phương Bắc, màu Đen. Động vật tiêu biểu là loài giáp giới.
    Phương vị về các loài vật và màu sắc tương tự cũng thấy trong quan niệm: “Hành tiền chu điểu nhi hậu huyền vũ, Tả thanh long nhi hữu bạch hổ” (Lễ ký). Chu – Huyền – Thanh – Bạch là 4 màu Đỏ – Đen – Xanh – Trắng, giống như trong Lã Thị xuân thu. Điểu – Vũ – Long – Hổ tương ứng là 4 loài vật đại diện cho 4 giới có lông vũ – giáp giới – vảy – lông mao (vũ, giáp, lân, mao). Các vị trí Tiền – Hậu – Tả – Hữu tương đương với các hướng Nam – Bắc – Đông – Tây (khi đứng quay mặt về phương Nam).
    Bộ tứ Chu tước – Huyền vũ – Thanh long – Bạch hổ được xác thực bằng hiện vật trên các gương đồng Bát quái của thời Chiến Quốc. Ở Việt Nam cũng có những chiếc gương như vậy đã được phát hiện, trong khu vực khảo cổ miền Trung.


    Long và Ly Guong-bat-quai

    guong-bat-quai Gương Bát quái thời Chiến quốc (ảnh Hồ Xuân Em).

    Về con Rồng Thuyết văn giải tự của Hứa Thận từ thời đầu Công nguyên ghi: Long, lân trùng chi trưởng. Rồng đứng đầu loài có vẩy. Hình ảnh con rồng xuất hiện rất sớm trên các đồ đồng từ thời Ân Thương dưới dạng Quỳ long (rồng 1 chân). Thường cặp đôi với rồng thời kỳ này là hình con Phượng (quỳ phượng). Như trên, Rồng là con vật biểu trưng của hướng Đông, màu xanh. Xanh hay Thanh – Thang, cũng là Thương, là màu biểu tượng của nhà Thương. Rồng còn là “Long vương”, gắn liền với biển. Ở cả Trung Quốc và Việt Nam thì chỉ có hướng Đông mới có biển.
    Long và Ly Lien-rong
    lien-rong Chiếc liễn đồng thời Đông Chu trang trí toàn bằng hình rồng.


    Nguyên mẫu của rồng hẳn là loài Rắn. Chỉ cần “vẽ rắn thêm chân” là ra con rồng. Rồng là hình tượng kết hợp giữa loài rắn và cá sấu, dùng biểu tượng cho phương Đông.
    Rồng đứng đầu các loài có vảy, Phượng là vua các loài chim. Còn Lân là loài vật đứng đầu các loài có lông mao, theo ngôn ngữ ngày nay nghĩa là động vật có vú. Ví dụ, Chu Hy (thế kỷ 12) trong chú thích cho bài Lân chi chỉ của Kinh Thi đã viết về con Lân như sau:
    Lân, loại thú mình giống con chương, đuôi bò, móng ngựa, thú đứng đầu trong các loài có lông… Chân con lân không đạp lên cỏ tươi, không dẫm lên côn trùng còn sống.
    Bản thân chữ Lân 麟 trong dùng bộ Lộc 鹿, tức là một dạng như con hươu.
    Mô tả của các thư tịch về con Lân rõ như vậy nhưng không hiểu sao ngày nay con Lân bị biến thành một con vật đầu rồng, mình ngựa, thân toàn vảy là vảy, chẳng thấy lông mao đâu. Con thần thú đứng đầu các loài lông mao mà mình lại mang toàn vẩy là thế nào? Rõ ràng đã có sự nhầm lẫn giữa Kỳ Lân và con Long mã. Kỳ Lân không thể nào là loài thú đầu rồng mình ngựa, thân toàn vảy được.
    Sự lầm lẫn của Trung Quốc về con Lân xuất phát từ việc… ở Trung Quốc không hề có con Lân này. Mãi đến thời nhà Minh đoàn thuyền của Trịnh Hòa đi sang châu Phi mang về một con hươu cao cổ dâng vua Minh, cho rằng là con Lân… Đúng là “kỳ” Lân… Một loài linh vật đứng đầu Tứ linh Trung Hoa mà lại phải đi mượn ở tận châu Phi… Chả nhẽ Khổng Tử ngồi ở châu Phi để viết Lân kinh?
    Kinh Xuân Thu do Khổng Tử soạn còn gọi là Lân kinh vì tương truyền Khổng Tử lúc sinh ra có Kỳ Lân xuất hiện nhả ngọc và khi soạn kinh đến đời Chu Kính Vương thì nước Lỗ săn được con Lân bị què chân trái phía trước. Khổng Tử thấy đó nghĩ đạo của mình đã cạn, liền dừng soạn kinh.
    Vậy con Lân là con gì và vì sao Khổng Tử xếp con Lân đứng đầu Tứ linh?
    Xét bài Lân chi chỉ, một bài thơ trong chính phong của Kinh Thi. Đây là bài thơ ca ngợi dòng dõi Văn Vương nhà Chu:
    Lân chi chỉ. Chân chân công tử. Hu ta lân hề.
    Lân chí đính. Chân chân công tính. Hu ta lân hề.
    Lân chi giác. Chân chân công tộc. Hu ta lân hề.
    Dịch thơ (Tản Đà):
    Chân con lân
    Trán con lân
    Sừng con lân
    Công tử có nhân
    Công tôn, công tộc có nhân.
    Con lân chừ con lân!
    Bài này nằm trong phần Chu Nam, tức là thơ phong dao của vùng đất phong của Chu Công. Chu Công là em trai của Chu Vũ Vương, người đã có công lớn trong việc diệt nhà Ân Thương, khởi lập nên vương triều Chu. Chu Công được phong ở nước Lỗ, chính là đất quê của Khổng Tử.
    Bài thơ trên cho thấy rõ con Lân là biểu tượng của nhà Chu, là vương triều nối tiếp thời Ân Thương. Đây chính là lý do vì sao Khổng Tử xếp con Lân đứng đầu Tứ linh. Lân là hình ảnh của thiên tử Chu, của thời Chu. Con Rồng ở thời Chu được xếp dưới cùng cũng dễ hiểu vì Long là biểu tượng của nhà Ân Thương như đã nói ở trên. Nhà Chu diệt Ân thì hiển nhiên con Lân sẽ phải đứng đầu Tứ linh và con Rồng xếp xuống hàng cuối.
    Con Lân tượng trưng cho nhà Chu vì là con thần thú của hướng Tây (xem Lã Thị xuân thu ở trên). Nhà Chu cũng là triều đại xuất phát từ hướng Tây. Chu = Châu = Chiêu, hướng buổi chiều hay phía Tây. Như thế con Lân ở hướng Tây, chỉ nhà Chu, đối lập với con Rồng ở hướng Đông, chỉ nhà Thương.
    Tiếng Việt gọi Lân là con Ly. Chữ Kỳ Lân đọc phản thiết cho âm Ly. Như thế Kỳ Lân hay Ly chỉ là một. Đặc biệt, chữ mang âm Ly (酈) còn là tên khác của nước Lỗ. Đây là chỉ dẫn vì sao các sự tích của con Lân – Ly lại liên quan đến nước Lỗ.
    Ly thực ra là tên quẻ Ly, trong Hậu thiên bát quái dùng để chỉ hướng Tây. Nước Lỗ của Chu Công được biểu trưng bởi con Ly thì phải là nằm ở phía Tây của Trung Hoa, vì con Ly – Lân không thể là phía Đông được. Định vị nước Lỗ lại nằm ở bán đảo Sơn Đông là hoàn toàn không phù hợp với thư tịch, cũng như thực tế không hề có loài vật nào phù hợp ở đó để gọi là Lân – Ly cả.
    Loài vật đứng đầu các loài thú lông mao tuy có thể là con Hổ hay Voi. Nhưng với mô tả là loài vật dạng như con hươu, có 1 sừng, không ăn các con vật khác, hiếm khi xuất hiện (sống đơn lẻ) thì Lân phải là con… Tê giác. Loài Voi thường sống thành bầy đàn, khá dễ gặp thời cổ, không khớp với mô tả về con Lân. Loài Hổ thì không có sừng và là loài hung dữ, ăn thịt.
    Con Tê giác còn được gọi là con Tây (bản thân chữ Tây 西 còn âm đọc là Tê), hoàn toàn khớp với phương vị của con Lân – Ly.
    Cũng trong Kinh Thi phần Chu Nam có bài Quyển nhĩ nói tới một loại cốc đựng rượu hình con Tê:
    Trắc bỉ cao cương
    Ngã mã huyền hoàng
    Ngã cô chước bỉ tự quang
    Duy dĩ bất vĩnh thương.
    Dịch:
    Muốn lên trên sống núi cao
    Ngựa em quá bệnh, thế nào lên đây?
    Chén sừng tự rót vơi đầy
    Khỏi đau thương mãi uống say, say vùi.
    Bà hậu phi nhà Chu lên núi, nhớ chồng đi xa nên rót rượu vào “tự quang” uống mà say.
    Tự quang 兕觥, còn đọc là Hủy quang, thực ra không phải là chén rượu bằng sừng con Tê. Đây là một loại đồ vật bằng đồng mô phỏng hình Tê giác, dùng để đựng rượu, từng phổ biến ở thời Tây Chu. Một chiếc Hủy quang như vậy cũng được thấy ở Lào (xem hình).


    Long và Ly Huy-quang-2
    huy-quang Hủy quang thời Tây Chu ở Lào.


    Loài Tê giác chỉ sinh sống ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Không thể có con Tê giác nào lại sống được ở vùng giá tuyết như đất Sơn Đông. Nước Lỗ nơi có nhiều con Tê – con Ly ở phía Tây thì chỉ có thể là khu vực nước Lào ngày nay. Và khi nước Lỗ ở đất Lào thì trung tâm của thiên hạ Trung Hoa thời Chu chỉ có thể là vùng Bắc Việt – Vân Nam – Quảng Tây.
    Con Tê đúng là con thần thú một sừng, hình dáng như con hươu, đứng đầu các loài có lông mao, biểu trưng cho hướng Tây. Nhà Chu (thời Chu) lấy con Lân làm biểu tượng, xếp lên hàng đầu của Tứ linh. Cặp đối lập Long – Ly thực chất là sự đối lập của 2 dòng tộc trong lịch sử Trung Hoa theo trục Đông – Tây, giữa nhà Thương và nhà Chu, giữa dân Hoa và Di. Trong truyền thuyết Việt đó là cặp Âu (Âu Cơ) – Lạc (Lạc Long Quân), Sơn Tinh – Thủy Tinh và Hùng – Thục. Hiện vật của thời kỳ này là 2 dòng đồ đồng hiện hữu tại Việt Nam và Trung Quốc. Một là dòng đồ đồng Đông Sơn (trống đồng nói chung, ở vùng Vân Nam, Quảng Tây và Bắc Việt). Một dòng thứ hai là đồ đồng “Hán” hay đồ đồng Thương Chu của phía Đông Bắc Trung Hoa. Trong dòng đồng khí Tây Nam (Đông Sơn) rất ít khi gặp hình tượng con rồng, mà chủ yếu là hình ảnh hươu nai, bò mộng, hổ. Trong khi hình ảnh rồng gặp ở hầu hết các đồ vật của dòng đồ đồng Thương Chu phía Đông.


    Long và Ly Ngoc-ky-lan-624x468

    ngoc-ky-lan Kỳ Lân ngọc tại Căm pu chia.

    Người Việt ngày nay quan niệm cha Lạc Long Quân là tổ, theo dòng Lạc Long đi về phía Đông nên đặt con rồng lên đầu Tứ linh. Tuy nhiên, lịch sử và truyền thuyết ghi chép rằng nước Văn Lang bắt đầu bằng dòng những người con lên núi theo mẹ Âu Cơ, đặc trưng bởi trống đồng. Mà lên núi thì làm gì có Rồng, nên lấy con Lân làm chủ đạo mới là đúng.
    Với việc phục hồi nguyên mẫu của con Lân – Ly là loài Tê – Tây thì định vị Trung Nguyên của Trung Hoa thời Chu chắc chắn phải dời xa về phương Nam, nơi có loài vật này sinh sống. Con Tê như thế đúng là một “linh vật Việt”, thậm chí còn là linh vật đứng đầu trong Tứ linh. Việc đúc, khắc con Lân thành ra con Long mã vừa làm nghèo nàn đi hình ảnh Tứ linh (bị trùng lặp giữa Long và Long mã), vừa có phần bất kính với tổ tiên, chạy theo “đồ Tàu” mà quên đi loài vật đặc trưng vốn có của văn hóa Việt là con Tê. Đã đến lúc cần phát động phong trào thay Long mã bằng Tê, di dời mấy con “sư tử ngựa” Tàu ra khỏi Tứ linh Việt, trả lại sự linh thiêng của lịch sử và văn hóa Việt cho người Việt.

      Hôm nay: 3/5/2024, 6:27 am