Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bàn về hai chữ Giang, Hà và bài thơ Hán quảng trong Kinh Thi Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn về hai chữ Giang, Hà và bài thơ Hán quảng trong Kinh Thi Flags_1



    Bàn về hai chữ Giang, Hà và bài thơ Hán quảng trong Kinh Thi

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bàn về hai chữ Giang, Hà và bài thơ Hán quảng trong Kinh Thi Empty Bàn về hai chữ Giang, Hà và bài thơ Hán quảng trong Kinh Thi

    Bài gửi by Admin 25/8/2016, 8:24 am

    Bách Việt trùng cừu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=1841
    Wikipedia tiếng Trung về danh từ Hà lưu 河流, tức Sông ngòi có đoạn, nội dung dịch đại ý như sau: Thời thượng cổ Trung Quốc, nghĩa của hai chữ Hà và Giang đều khác bây giờ. Hà chỉ Hoàng Hà, Giang chỉ Trường Giang, cổ nhân tạo ra hai chữ Giang và Hà từ bộ Thủy, thoạt kỳ thủy gọi Hoàng Hà là Hà thủy, Trường Giang là Giang thủy. Sau thời Nam Bắc triều do quan sát thấy Hà thủy có màu hơi vàng nên gọi là Hoàng Hà, còn Giang thủy do có chiều dài nhất nên gọi là Trường Giang, từ đó gọi sông ngòi phía Bắc là Hà, sông ngòi phía Nam là Giang.
    Quan niệm rằng Hà là từ của phương Bắc chỉ sông, thậm chí cụ thể là sông Hoàng Hà trong cổ thư, còn Giang là từ của phương Nam, trong cổ thư chỉ sông Trường Giang khá phổ biến hiện nay. Nghe chừng quan điểm này có vẻ có lý… vì người Trung Quốc cổ sinh sống ở vùng giữa Hoàng Hà và Trường Giang…
    Thế nhưng khi xem xét kỹ những trường hợp sử dụng hai từ Giang và Hà trong cổ thư thì quan niệm này hoàn toàn không đúng, thậm chí chỉ là ngụy giải, ngụy biện thiếu căn cứ. Nhiều trường hợp đã dẫn đến hiểu sai, hiểu ngược ý của cổ thư, nhất là trong Kinh Thi, do sự định vị định kiến của người Tàu rằng Hà là Hoàng Hà, Giang là Trường Giang.
    Đã không ít người chứng minh rằng Giang 江 là từ có nguồn gốc ngôn ngữ Nam Á, còn dấu tích trong âm K’long chỉ sông ở Tây Nguyên. Bản thân phần tượng thanh trong chữ Giang là 工 cho phép khẳng định âm cổ của Giang thực ra vốn là Sông. Phải nói thẳng “ngôn ngữ Nam Á” đây là tiếng Việt (chí ít cũng là Bách Việt), là đại tộc nắm giữ vùng từ sông Trường Giang đổ về phía Nam thời cổ đại. “Giang” như vậy là từ tiếng Việt, rõ không cần bàn.
    Còn từ Hà cũng chẳng phải là “tiếng Tàu” gì. Đơn cử ngay trong Chu Nam, phần đầu tiên của Kinh Thi, đã bắt gặp cả 2 từ Giang và Hà.
    Bài Quan thư, bài thơ đầu tiên của Kinh Thi có 2 câu mở đầu nói ngay đến từ Hà 河:
    關關雎鳩, 在河之州
    Quan quan thư cưu. Tại hà chi châu.
    Nhưng cũng trong phần Chu Nam cùa Kinh Thi bài thứ 9 là Hán quảng thì lại có từ Giang 江:
    江之永矣, 不可方思
    Giang chi vĩnh hĩ. Bất khả phương ti.
    Kinh Thi là tác phẩm được tập hợp san định bởi Khổng Tử, tức là thời nhà Chu, khoảng trong nửa đầu thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên. Chu Nam là chính phong, là phong dao vùng thực ấp của Cơ Đán, tức Chu Công. Ấp phong này nằm trên phạm vi vùng đất khởi nghiệp của nhà Chu. Vậy nếu hiểu Giang là Trường Giang, Hà là Hoàng Hà như các học giả hiện đang chú giải Kinh Thi, thì một thực ấp như Chu Nam nằm ở chỗ nào mà có thể vừa có Hà lại vừa có Giang?
    Còn nếu hiểu Chu Nam là nước phong của Chu Công, tức là nước Lỗ, hiện được xác định ở bán đảo Sơn Đông thì cũng không thể vừa có Hoàng Hà vừa có Trường Giang chảy qua.

    Bàn về hai chữ Giang, Hà và bài thơ Hán quảng trong Kinh Thi P1260299-2a
    Địa đồ các nước trong Quốc phong, Kinh Thi do Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu biên vẽ.
    Kiểu diễn giải gán ghép với ý nguồn gốc của người Trung Quốc là ở giữa Hoàng Hà và Trường Giang là vô lý. Làm gì có tộc người nào mà mới sinh ra lại có thể ở cả trên 2 cái nôi, cách nhau xa cả ngàn cây số như vậy.
    Giang và Hà trong Kinh Thi hoàn toàn không phải Hoàng Hà và Trường Giang. Đơn giản đây là 2 từ chỉ các con sông nói chung, được sử dụng trong cùng một thứ ngôn ngữ, của cùng một tộc người. Vì thế không thể kết luận đất Chu Nam hay Kinh Thi được sáng tác ở vùng giữa Hoàng Hà và Trường Giang.
    Chính xác hơn, ý nghĩa gốc của 2 từ Giang Hà được kiến giải như sau. Giang tương đương với Giêng, là số 1. Số 1 trong Hà thư và tượng Nước (giang) là hành Thủy trong Ngũ hành để chỉ hướng lạnh (hướng Bắc nay).
    Còn hay Hồ, tương đương với Hai, số 2, là những tượng số chỉ phương Xích đạo (hướng Nam nay). Ví dụ nước ở phía Nam nước Văn Lang được gọi là nước Hồ Tôn.
    Cặp từ Giang – Hà tạo thành từ ghép “Giang hồ” với nghĩa Bắc – Nam, hay khắp nơi. Sông và Hồ rõ ràng là những từ tiếng Việt, chẳng phải tiếng “Tàu Nam” hay “Tàu Bắc” nào cả.
    Còn có cặp Hà – Lạc có nghĩa là Bắc – Nam, Trên – Dưới, Trời – Đất. Lạc = Nác = Nước, cũng tương tự như Giang. Hà đồ (chính xác hơn là Hà thư) không phải là đồ hình tìm thấy ở sông Hà (Hoàng Hà), mà là Thiên thư, là sách trời. Còn Lạc thư (chính xác hơn là Lạc đồ) không phải cuốn sách thấy ở sông Lạc, mà nghĩa là Địa đồ, là bản vẽ mặt đất.
    Với nhận định như vậy, việc đọc giải Kinh Thi cần có nhiều điều phải xem lại. Ví dụ bài Hán quảng (chương 1):
    南有喬木
    不可休息
    漢有遊女
    不可求思
    漢之廣矣
    不可泳思
    江之永矣
    不可方思
    Nam hữu kiều mộc
    Bất khả hưu tức
    Hán hữu du nữ
    Bất khả cầu ti
    Hán chi quảng hĩ
    Bất khả vịnh ti
    Giang chi vĩnh hĩ
    Bất khả phương ti.
    Tương tự như những chữ Giang và Hà, chữ Hán 漢 ở đây hoàn toàn không phải sông Hán Thủy ở vùng Nam Thiểm Tây – Hồ Bắc Trung Quốc. Vùng này vốn là khu vực nước Tần và Sở. Làm sao có thể có chuyện đất Chu Nam của thiên tử Chu hay của Chu Công lại nằm ở vùng “Man Di” Tần Sở được?
    Đối chiếu trong bài thơ thì chữ “Hán” được dùng đối lập hoặc đẳng lập với chữ “Nam”. Nam hữu kiều mộc (nghĩa là Bên Nam có cái cây cao) đối với: Hán hữu du nữ. Hán như vậy là từ chỉ phương hướng. Hán là hướng Bắc (nay), ví dụ như sao Hán là sao Bắc đẩu. Câu thơ Hán hữu du nữ có nghĩa là Bên Bắc có người con gái đang bơi lội. Phải dịch đúng nghĩa chính của từ “Du” là “đang bơi” thì mới liên quan đến nội dung của đoạn thơ tiếp theo.
    Đoạn điệp khúc “Hán chi quảng hĩ. Bất khả vịnh ti. Giang chi vĩnh hĩ. Bất khả phương ti” cũng cần hiểu lại vì chẳng có sông Hán Thủy, Trường Giang nào ở đây cả. Giang có nghĩa là sông nói chung, còn Hán là chỉ phía Bắc, bờ Bắc của sông.
    Chữ “Vịnh” 泳 với nghĩa thông thường là “Lặn”. Nghĩa này tỏ ra không phù hợp với bối cảnh bài thơ. “Lặn sang sông” để cầu cô gái? Sao thơ lại có ý thô tục vậy?
    Ở đây chữ Vịnh phải hiểu với nghĩa rộng hơn, hay hiểu theo nghĩa bóng. Vì bờ Bắc ở xa (Hán chi quảng hĩ) nên việc đi qua (xuyên qua, lặn lội qua) là không thể (Bất khả vịnh ti). Bờ Bắc cũng là nơi cô gái đang bơi nên một cách bóng gió phương Hán và dòng sông đây chính là cô gái. “Lặn” qua nghĩa là vượt qua khó khăn, đi được vào lòng cô gái.
    Tương tự trong 2 câu cuối. Chữ “Phương” 方 dịch là “đi bè” thì vô lý (bè trôi dọc sông, chứ sao lại sang ngang sông?), và bản thân từ này không hề có nghĩa nào là làm bè hay đi bè.
    Chữ “Phương” 方 ở đây có thể hiểu: vì sông dài (Giang chi vĩnh hĩ) nên không thể đi song song (song phương, đi dọc) sông được. “Giang” ở đây cũng là tấm lòng của cô gái đang du bơi nên không đi cùng được, cũng giống như không cầu được vậy. Như thế bài thơ nêu sự đối lập Nam – Bắc (Nam – Hán) và rộng – dài (vịnh – phương), rất chỉnh và đúng ngữ cảnh.
    Dịch lại bài thơ Hán quảng:
    Bên bờ Nam cây cao chót vót
    Bóng không nhiều chẳng mát nghỉ ngơi
    Cô gái bên Bắc du bơi
    Khó lòng quân tử trao lời cầu mong
    Kìa bờ Bắc xa trông vời vợi
    Biết làm sao vượt được ngang sông
    Sông dài nước chảy không cùng
    Sánh sông chẳng thể mãi lòng người ta.
    Những bài thơ trong
    Kinh Thi là bằng chứng xác đáng rằng Hà không phải là Hoàng Hà và Giang không phải Trường Giang. Xuất phát điểm của thiên hạ Trung Hoa nhà Chu không nằm ở Hoàng Hà cũng như Trường Giang. Ngôn ngữ mà thiên hạ “Trung Hoa” từng dùng không phải tiếng Tàu, mà là tiếng Việt chính cống.

      Hôm nay: 28/4/2024, 4:30 pm