Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bà Trưng - Bà Triệu Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bà Trưng - Bà Triệu Flags_1



    Bà Trưng - Bà Triệu

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bà Trưng - Bà Triệu Empty Bà Trưng - Bà Triệu

    Bài gửi by Admin 20/6/2016, 11:06 am

    Khi xua quân đánh chiếm đại Việt , vua Ngô  Minh thành tổ Chu Đệ đã hạ chỉ cho quan binh …đập sạch đốt sạch đến sách dạy trẻ con cũng không tha , sau đó nhà Mãn Thanh đã ra lệnh tịch thu tất cả sách vở và bản đồ trên toàn cõi Trung hoa đem về cạo sửa , nếu làm gỉa không nổi thì đốt …, thực tế không phải tới nhà Minh  thế kỉ 14  mới thực hiện việc này trên đất Giao chỉ mà ngay từ đầu công nguyên Quang Vũ nước Đông hãn đã làm triệt để …bắt ‘cừ súy’ tịch thu trống đồng nấu chảy  , dùng luật Hán thay luật Việt mà cai trị , đi đến đâu lập huyện xã theo kiểu Hán tới đó …,  sự việc trải dài trước sau 2000 năm chỉ ra sự nhất quán trong chính sách của Hán tộc đối với người Việt là hủy diệt nền văn hóa – văn minh , xóa nguồn cội đê thực hiện sự đồng hóa , họ đã thành công trên cả tuyệt vời trong việc Hán hóa  mảnh đất ngày nay gọi là lục địa Trung hoa , các chi Việt của cộng đồng Bách Việt ở đấy nay ‘vui vẻ’ nhận mình là người Hán , quê hương bản quán là lưu vực  Hoàng hà và trong lãnh vực tâm linh đấy là nơi họ hướng vọng .

    Tưởng thế là song ….nào ngờ khi ánh sáng khoa học ngày nay rọi tới thì vỡ lỡ …hơn 2 – 3 ngàn năm trước công nguyên lưu vực Hoàng hà là nơi sinh trú của giống người tên khoa học là chủng Mongoloid còn từ Trường giang đổ xuống phía Nam , tây quá sông Mê kông tới tận Tây – Nam Ấn độ , cực Nam vượt đại lục trải tới các quần đảo ngoài khơi là đất của chủng người khoa học gọi là Nam Mongoloid .

    Monggoloid và  Mongoloid phương Nam là 2 chủng tộc khác nhau chứ không phải 2 dòng hay chi tộc của cùng 1 chủng người  tức sự khác biệt phân nhánh trên cây tiến hóa là cực kì lớn , nói theo kiểu bình dân là 2 đám người hoàn toàn xa lạ …nào quen biết gì nhau …

    Oái oăm là ở chỗ … 1 số đông dân Trung quốc ngày nay nhất là ở miền Nam lại thuộc chủng Mongoloid phương Nam như thế về mặt dòng máu đâu có dây mơ rễ má gì với cái đống xương Mongoloid bên dưới lòng đất ở lưu vực Hoàng hà thời xa xưa ?.Thì ra họ chỉ là người Hán hóa hay bị Hán hóa chứ không phải người Hán chính tông . Không phải là người Hán thì những người mang dòng máu Mongoloid phương Nam này là người gì ? , lịch sử của họ thuộc về dòng sử nào ?. Hay hơn hết việc này tùy họ tìm biết và tự nhận .

    Nói tới những đợt sóng hủy diệt văn hóa và lịch sử do Hán tộc thực hiện là  để soi rọi lại lịch sử Việt , tư liệu lịch sử thành văn hầu như trắng , trước đây sử gia Việt viết lịch sử nước mình hầu như hoàn toàn dựa vào sách Tàu mà đống sách vở ấy  không phải là tư liệu nguyên bản mà là loại văn bản đã  cạo sửa làm mới …theo ý đồ của đám vua quan Hán tộc chủng Mongoloid  , tiêu biểu nhất là ‘Tứ khố toàn thư’ của đế quốc Mãn Thanh .

    Trong lịch sử chính thống Việt Nam  có ghi chép về 2 cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng và đô hộ của Hán tộc do 2 nữ thủ lãnh cầm đầu :

    *Khởi nghĩa bà Trưng chống quân Đông Hán năm 39 – 42 SCN

    *Khởi nghĩa bà Triệu chống quân Đông Ngô năm …246 – 248 SCN

    Bên cạnh dòng thông tin tạm coi là chính thống đó còn có các nguồn tin khác …

    Chỉ suy từ dòng tin chính thức chép trong sử  Khi Mã Viện dẹp tan cuộc khởi nghĩa bà Trưng đã đầy dãy mâu thuẫn  :

    Mã Viện đã :

    Bắt hơn 200 cừ súy người Việt giải về Linh lăng Hồ Nam

    Tịch thu tất cả trống đồng đem nấu chảy đúc ngựa và cột đồng cắm mốc đánh dấu biên giới cực Nam của Đông Hán ở động Cổ Sâm Khâm châu nay thuộc Quảng Tây .

    Báo cáo luật Việt khác luật Hán 10 điều và xin áp dụng luật Hán để cai trị

    Đi tới đâu lập huyện xã kiểu Tàu tới đó …

    Nhưng chi tiết khác lại nói Mã Viện chôn cột đồng ở động Cổ sâm – Khâm châu nay thuộc Quảng Tây đánh dấu ranh giới cực Nam của Đông Hán tức Mã Viện không hề chiếm được Giao Chỉ .

    Nội dung bản văn đã cung cấp thông tin về Giao chỉ trước khi quân Đông Hán đến :

    Xã hội Việt vẫn do các cừ súy tức qúy tộc Việt lãnh đạo (cừ súy thiết qúi).

    Xã hội vẫn vận hành theo Việt luật 

    Quốc gia có nền Địa lí hành chánh không giống với Hán quốc

    Và sau cùng đời sống tâm linh xoay quanh chiếc trống Đồng mà người Việt gọi là ‘cối đồng’ hoàn toàn xa lạ với người Hán .

    Với những thông tin trên thì không thể nào nói Giao chỉ trước khi Mã Viện đến đã nằm dưới sự cai trị của ngoại bang  mà ngược lại vẫn còn  y nguyên đất nước – xã hội của dòng giống Việt .

    Nếu chưa hề bị đô hộ thì bà Trưng khởi nghĩa năm 39 TCN chống ai  ?.

    Sách vở còn ghi chép rành rành ….Mã Viện sau khi diệt đám tàn quân bà Trưng do  Đô Dương cầm đầu đã chôn cột đồng trên khắc dòng chữ “Đồng trụ chiết Giao chỉ diệt” ở động Cổ sâm Khâm châu nay thuộc Quảng Tây đánh dấu ranh giới Hán quốc . Thông tin này  xác định 1 cách rõ ràng Giao chỉ không hề bị chiếm và ranh giới cực nam của Hán quốc là động Cổ Sâm – Khâm châu nay thuộc Quảng Tây như thế hoàn toàn mâu thuẫn với thông tin về việc làm của Mã Viện ở Giao chỉ … ;không chiếm được Giao chỉ làm sao có thể …bắt cừ súy , thu trống đồng …?

    Việc Đông Hán không chiếm được Giao chỉ thời khởi nghĩa bà Trưng đã được sách ‘Thiên Nam ngữ lục’ xác nhận :

    ……

    Bắc nam bờ cõi cứ đâu đấy làm .

    ………
    Man thành đắp lũy đấy là Tư minh.
    Đồng trụ cắm ở Man thành .
    ‘Hán – Trưng’ hai nước dẫn binh cùng về .
    …………….

    Sự việc khiến có thể suy đoán : có tới 2 cuộc hành binh của Đông Hán nhằm chiếm Giao chỉ , 1 thành công đã chiếm đóng và thực hiện việc đồng hoá dân  Giao chỉ , chính sự tàn bạo này đã đưa đến cuộc khởi nghĩa phục quốc cuả Trưng vương và Đông Hán đã phải 1 lần nữa cử ‘Phục ba tướng quân’  tiến đánh lấy lại đất Giao chỉ từ tay quân khởi nghĩa nhưng lần này không thành công buộc Mã Viện phải cắm mốc phân ranh 2 nước “Hán – Trưng” ở động Cổ Sâm nay thuộc Quảng Tây như sử chép .

    Đoạn sử trên đã chỉ ra :

    Triều đại của Lí Bôn – Lưu Bang kiến lập không phải là 1 triều đại của Hán quốc , cuộc chiến giữa quân của Hiếu vũ và vua Nam Việt năm 111 TCN là cuộc nội chiến xảy ra giữa 2 triều đình : Trường An và Phiên Ngung , bên nào thắng cũng chỉ là thu giang sơn về 1 mối không hề có việc chiếm đóng cai trị , xã hội Việt vẫn nguyên là xã hội Việt cho tới khi quân tướng Mã Viện kéo đến .

    Sử thuyết Hùng Việt cho rằng cuộc tiến quân xâm chiếm Giao chỉ năm 39 – 42 là cuộc xâm lăng của Đông Hán chiếm Giao chỉ bộ đang do Kẻ Sĩ Đặng nhượng và Tích Quang trấn giữ , Sử chép…Sĩ nhiếp tự đóng cửa giữ thành .Vua và triều đình trung ương đã bị đám ‘lục lâm thảo khấu’ diệt nên thân đâu  còn là mệnh quan triều đình , trong tình cảnh này những nơi khác thì quan mục tự xưng vương xưng tướng để nắm quyền cai trị , riêng ở Giao chỉ thì không , không chức không tước mà vẫn cai quản  vì thế mà sách sử phải tạo ra từ mới là ‘Sĩ nhiếp’ nghĩa là kẻ sĩ tạm  làm chủ …, Sĩ nhiếp thua Mã Viện , Giao chỉ rơi vào tay Đông Hán  , thực ra không có tướng nào là Mã Viện , Mã Viện âm khác đọc là Mã diện nghĩa là ‘mặt ngựa’, ‘đầu trâu mặt ngựa’  là từ người Việt gọi chung đám quân xâm lược Bắc phương nòi Mongoloid  . Hiểu như thế nên lịch sử có thể có nhiều Sĩ nhiếp cũng như nhiều Mã Viện , không phải chỉ 1 Mã phục ba .

    Sử thuyết Hùng Việt nhận định Thực ra cuộc khởi nghĩa bà Trưng chống quân xâm lược Đông Hán diễn ra vào năm 187 SCN sử gọi là cuộc khởi nghĩa ‘Khăn vàng’ của tín đồ đạo Giáo đã nổ ra không riêng ở Giao chỉ mà  trong toàn cõi Thiên hạ .

    Từ năm 260 SCN  Thiên hạ nằm dưới móng ngựa Mongoloid phương Bắc nên cả ở Trung hoa và Việt Nam dân chúng thờ kính các  anh hùng  dân tộc thời khởi nghĩa Khăn vàng không còn cách nào khác là phải dùng vỏ bọc đạo mẫu ; vì là đạo Mẫu – Mẹ nên  anh hùng Liệt nữ hết thảy hóa thành nữ giới , ở Việt nam có tư liệu chép …hầu như toàn bộ tướng lãnh của khởi nghĩa 2 bà Trưng đều là nữ tướng…, liệu thực tế có thể như thế không (?).

    Theo Sử Việt nam  thì 2 cuộc khởi nghĩa của bà Trưng và bà Triệu là 2 cuộc khởi nghĩa riêng biệt cách xa nhau cả 200 năm ; bà Trưng chống quân Đông Hán còn anh em bà Triệu chống quân Đông Ngô .

    Nhưng bài thơ Nôm về Bà Triệu trong Hồng Đức quốc âm thi tập thế kỷ XV lại có câu :

    … …

    Ví biết anh hùng duyên định mấy
    Thì chi Đông Hán dám hung hăng.

    Thực là lạ …rõ ràng Bà Triệu đánh quân Đông Hán đâu có phải là chống Đông Ngô như sử chép .

    Thông tin này kết hợp với những dòng tin khác :

     “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” nói về bà Triệu

    …Đầu voi phất ngọn cờ vàng
    Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha…

    Nhiều tư liệu khác viết khi ra trận bà Triệu thường mặc áo giáp vàng .

    – Áo vàng – cờ vàng nhưng Rõ hơn hết là có tư liệu viết  : Khi ra trận bà thường cưỡi voi, chít khăn vàng trên đầu…

    Màu vàng là sắc chủ đạo của khởi nghĩa Khăn vàng .
    Chống quân Đông Hán mà …cờ vàng  đầu đội khăn vàng ….không là “giặc” Hoàng cân thì là ai ?.

    Thông tin anh em bà Triệu khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 246 SCN chỉ là thông tin gây nhiễu nhằm che lấp sự thực lịch sử . Sử liệu Trung hoa viết ….ở Giao chỉ có người đàn bà là Chinh Trắc cầm đẩu nổi loạn …, Bản thân 2 từ Chinh Trắc đã là đầu mối của sự rối rắm  , Chinh là Trinh tên gọi của bà Triệu thị Trinh còn Trắc lại là tên của Trưng Trắc tức Trưng nữ vương , theo 1 nguồn tin đăng trên internet ở Hoa Nam còn nhiều đền thờ thờ ‘mụ Trưng – mụ Trắc’ tức Trưng và Trắc là 2 bà khác nhau không phải 1, rất có thể đã có sự sai lạc về chữ nghĩa , đúng ra là thờ ‘mụ Trinh và mụ Trắc’ tức 1 nữ vương và 1 nữ chúa  , vương lãnh đạo khởi nghĩa trong cả thiên hạ , chúa là bộ tướng lãnh đạo bộ phận khởi nghĩa ở Giao chỉ và miền Tây Nam Trung quốc .

    Người Việt hiểu sao đây về 2 nữ anh hùng ?; chính xác  …khởi nghĩa năm nào và chống quân xâm lược chiếm đóng nào ???.

    Như đã viết ở phần đầu do dã tâm của các vương triều phương Bắc ; Việt Nam hầu như trắng không còn tư liệu lịch sử gốc , trước đây thời phong kiến sử gia Việt viết sử hầu như hoàn toàn dựa vào các tư liệu ‘dỏm’ đã qua xử lí của Trung quốc hỏi làm sao tránh khỏi lầm lẫn sai lạc .

    Sử thuyết Hùng Việt cho … đúng bà Trưng và bà Triệu là 2 nhân vật lịch sử nhưng chỉ có 1 cuộc khởi nghĩa là  khởi nghĩa Khăn vàng .

    Sử Việt gọi là khởi nghĩa bà Trưng khi xét tổng thể cuộc nổi dậy trong toàn Thiên hạ  , còn khi  sét riêng phần khởi nghĩa ở miền Tây Nam Trung quốc và Giao chỉ  ngày nay thì gọi là khởi nghĩa cuả anh em bà Triệu , nói khác đi cuộc khởi nghĩa ở Giao chỉ và vùng Tây Nam Trung quốc do bà Triệu lãnh đạo là 1 phần của cuộc khởi nghĩa trên toàn Thiên hạ , anh em  Triệu quốc Đạt  Triệu thị Trinh chính là 2 bộ tướng của bà Trưng .
    Sự việc nay có thêm thông tin :

    Trước đây sử thuyết Hùng Việt cho Đô Dương bộ tướng của 2 bà Trưng bị Mã Viện diệt ở Cửu chân chính là Triệu quốc Đạt , tên gọi Đô Dương chỉ là tam sao thất bản của Đạt vương , các từ Đô – Đạt chỉ là biến âm của Đoạt , quẻ Đoạt tức quẻ Đoài chỉ hướng Tây (người Việt  gọi phương Tây là phương Đoài) , bản thân từ Trinh trong tên nữ chúa Triệu thị Trinh cũng là dịch tượng chỉ sự bền vững lâu dài của hướng Tây .

    Nhà Nghiên cứu văn hóa Lãn Miên chỉ ra thêm : Đạt vương là 1 vì vua của người Choang , ngày nay hàng năm vẫn tổ chức lễ giỗ rất long trọng và Đạt vương nghĩa là ‘vua Nước’ , Đạt là kí âm của Dak trong ngôn ngữ người  Choang là nước (vật chất), nay luận theo Dịch học thì Đạt vương – Đak vương không phải là vua nước mà phải hiểu là Nam vương , Nam chúa vì Nước là Dịch tượng chỉ phương Nam xưa ngược với Lửa của hướng Xích đạo nóng bức .

     Tên gọi khác của bà Triệu là Triệu Ẩu và Lệ Hải bà vương đã đưa đến kiến giải mới về thời kì lịch sử này .

    Trong bài viết : Ả Lã Trưng vương nhà Nghiên cứu Bách Việt trùng cửu đã  trưng dẫn .

    … Trong số các nữ tướng của Trưng Vương có một vị là Thánh bà Ả Lã Nàng Đê. Thánh bà này được thờ ở 11 tỉnh thành, tổng cộng lên tới 56 làng, chủ yếu là ở Hà Nội và Vĩnh Phúc (theo Thư mục thần tích thần sắc của Viện Thông tin khoa học xã hội). Thần tích làng Nghĩa Lộ và Yên Lộ (Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết bà là con gái ông Nguyễn Viên quê ở Hoằng Hóa Ái Châu, theo giúp Trưng Vương đánh giặc. Thần tích ở làng Sa Khúc (Yên Lãng, Mê Linh, Hà Nội) thì chép bà là con người họ quê ở Tống Sơn Thanh Hóa và bà trở thành một danh tướng của Hai Bà Trưng, lập nhiều chiến công…

    Từ tên của thánh bà Ả Lã xem lại danh xưng Triệu Ẩu và Lệ Hải bà vương của bà Triệu như Việt sử viết thì nhận ra :

    Trong danh xưng Triệu Ẩu , Triệu không phải là họ mà là từ ‘chậu’ nghĩa là ông hoàng bà chúa trong ngôn ngữ Thái – lào ,  tiếng Việt ‘triệu – chậu ’ là biến âm của ‘chủ – chúa’; Ẩu là từ kí âm của  Ả chỉ người nữ ; Triệu Ẩu hiểu chính xác là bà chúa hay nữ vương chứ không có bà nào họ Triệu tên Ẩu .

    Cũng không có nhân vật lịch sử nào gọi là Lệ Hải bà vương , đây chỉ là trò đánh đố chữ với nghĩa , Lệ Hải thiết Lã – Lữ , Lệ Hải bà vương thực ra  là : bà vương họ Lữ , nữ chúa họ Lữ người đã làm khiếp hãi quân Đông Hán .

    Hoành qua đương hổ dị,

    Đối diện Bà vương nan.

    Dịch

    Múa giáo đánh cọp dễ,

    Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

    Ả→Ẩu ; Lã →Lệ Hải chỉ ra thánh nữ Ả Lã chính là bà Triệu trong Việt sử và như đã nói ở phần trước ; bà Triệu là thủ lãnh quân khởi Nghĩa Khăn vàng ở Giao chỉ và Tây Nam Trung Hoa .


    Quan trọng hơn hết là qua thần tích này đã xác định được bà Triệu tức Triệu Ẩu hay Lệ Hải bà vương  là người họ Lữ và là danh tướng của Trưng vương . Thông tin này đã kiện chứng cho nhận định của Sử thuyết Hùng Việt : cuộc khởi nghĩa của bà Trưng và bà Triệu diễn ra ở thời Đông Hán cai trị là 1 nhưng được sử chép thành 2  tùy theo góc nhìn : cùng là khởi nghĩa Khăn Vàng nhưng xem xét trên tổng thể gọi là khởi nghĩa bà Trưng còn khi xét theo cục bộ chỉ riêng ở Giao chỉ và Tây Nam Trung quốc thì gọi là khởi nghĩa bà Triệu .

      Hôm nay: 27/4/2024, 10:55 pm