Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Flags_1



2 posters

    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Empty Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2)

    Bài gửi by Admin 24/8/2015, 3:49 pm

    Vào thời Hán Mạt, tại khu vực Giao Châu Đô Dương Khu Liên đã tiếp nối sự nghiệp của Nhị Trưng Vương, chặn Hán quân tại khu vực Tượng Lâm, là vùng đất nằm giữa Cửu Chân và Nhật Nam hay Quý Châu và Quảng Tây. Khu Liên có lẽ đã tử trận trong cuộc chiến này, nhưng cả một vùng đất phương Nam rộng lớn từ Nhật Nam đổ về đã thoát khỏi sự thống trị của Hán tộc.
    Đối với vùng đất Lâm Ấp, nhà Hán thực hiện theo chính sách mà Lý Cố đề ra (Hậu Hán thư):
    Quân ta ở Nhật Nam đơn chiếc và thiếu lương, giữ không được, đánh cũng không xong, chỉ có thể dời hết cả lại dân (người Trung Quốc) về Bắc để dựa vào Giao Chỉ. Việc yên rồi sẽ khiến trở về. Mộ người Man Di khiến họ tự đánh họ, lại chở vàng, lụa để tự cấp cho họ. Kẻ nào có thể phản gián, khiến giặc đầu thú được thì hứa thưởng bằng cách phong hầu cấp đất.
    Nhà Đông Hán đã không thể đánh dẹp được những cuộc khởi nghĩa ở phương Nam, đành phải rút hết người Hán về, để quyền quản lý cho người bản xứ, chấp nhận phong hầu cấp đất. Chính tình thế này đã làm xuất hiện Sĩ Nhiếp ở Giao Châu.
    Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ Sĩ Vương chép: Đinh Mão năm thứ 1 (187) (Hán Trung Bình năm thứ 4). Vương có 3 người em trai là Nhất, Vĩ và Vũ. Bấy giờ thứ sử Chu Phù bị giặc Di giết chết, châu quận rối loạn, vương (Sĩ Nhiếp) bèn dâng biểu cử Nhất làm thái thú Hợp Phố, Vĩ làm thái thú Cửu Chân, Vũ làm thái thú Nam Hải.
    Thứ sử Chu Phù đã bị giết chết trong cuộc khởi nghĩa của Khu Liên. Anh em Sĩ Nhiếp nhân đó đã được phong nhận làm thái thú các quận của Giao Châu (Giao Chỉ, Nhật Nam, Hợp Phố, Cửu Chân, Nam Hải). Theo như chính sách mà Lý Cố đã đề ra thì có thể thấy anh em Sĩ Nhiếp là những người bản xứ, được phủ dụ phong hầu cấp đất tại Giao Châu. Năm 203 theo đề nghị của Sĩ Nhiếp, nhà Đông Hán đã buộc phải công nhận 7 quận phía Nam gộp lại thành Giao Châu, do Sĩ Nhiếp quản lý. Nhìn từ góc độ của người Việt ở phương Nam thì Sĩ Nhiếp chính là người đã tiếp quản nước Lâm Ấp của Khu Liên, dưới danh nghĩa chư hầu của nhà Đông Hán. Vì vậy mặc dù Sĩ Nhiếp không lên ngôi nhưng sử Việt vẫn gọi là Sĩ Vương và dành hẳn một kỷ trong sách sử cho thời kỳ này.
    Trong khi đó nhà Đông Hán suy sụp sau khởi nghĩa Khăn Vàng của Trưng Trắc Trưng Nhị (Trương Giác, Trương Lương). Người Bách Việt ở Hoa Nam đã dành thắng lợi trước quân Hán ở khu vực Nam Trường Giang. Tôn Quyền dựng nên nước Ngô ở phía Đông. Anh em Lưu Biểu Lưu Bị làm nên nước Thục ở vùng Kinh Châu, Quý Châu và Ích Châu. Năm 210 Sĩ Nhiếp đem Giao Châu về với Ngô Quyền, được phong làm Tả tướng quân, rồi Long Biên hầu.
    Truyền thuyết Việt lưu lại công đức của Sĩ Nhiếp dưới tên danh tướng Phạm Tu của Lý Nam Đế. Lý Nam Đế ở đây là Khu Liên, người khởi dựng nước Nam – Lâm Ấp. Phạm Tu cũng có các danh phong Tả tướng quân, Long Biên hầu. Sĩ Nhiếp mang họ Phạm vì sử sách cho biết người kế tục ở Lâm Ấp là cháu bên ngoại của Khu Liên họ Phạm.
    Câu đối ở cổng đền thờ Sĩ Nhiếp tại thôn Tam Á, xã Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh:
    豈忠義功神心祁彼何辰此何辰安得六百載遺容能攝林邑
    是事業文科舉昔治亦進乱亦進最矩四十年政策拯表交州
    Khởi trung nghĩa công thần tâm kì, bỉ hà thì thử hà thì, an đắc lục bách tải di dung năng nhiếp Lâm Ấp.
    Thị sự nghiệp văn khoa cử tích, trị diệc tiến loạn diệc tiến, tối củ tứ thập niên chính sách chửng biểu Giao Châu.
    Dịch:
    Há tấm lòng công thần trung nghĩa lớn, đây thời nào đấy thời nào, yên ổn sáu trăm năm khoan dung ấy giúp quản Lâm Ấp.
    Là thi cử văn khoa sự nghiệp xưa, trị cũng tiến loạn cũng tiến, quy củ bốn mươi thu chính sách kia cứu tỏ Giao Châu.
    Với ân đức của Sĩ Nhiếp duy trì yên ổn Giao Châu trong 40 năm trong vòng vây của quân Hán và dưới thời Ngô, Sĩ Nhiếp còn được dân gian tôn thần, trở thành vị thành hoàng của thành Thăng Long. Thần Long Đỗ thực ra là danh phong Long Độ đình hầu của Sĩ Nhiếp. Vị thần sông Tô Lịch là Phạm Tu hay Phạm Tô, cũng chính là Sĩ Nhiếp.
    Sĩ Nhiếp trở thành một vị thủy thần, bảo hộ cho thành Thăng Long. Hơn nữa Sĩ Nhiếp còn là người tác lập nên tục thờ Tứ pháp, đứng đầu là Pháp Vân (thần Mây) ở khu vực Luy Lâu cũ (Bắc Ninh – Hưng Yên). Phạm Tu Sĩ Nhiếp cũng là vua Mây họ Phạm ở đất Đằng Châu (Hưng Yên).

    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Me-dau10
    Ban thờ Sĩ Nhiếp ở đình Mễ Đậu, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

    Trong khi ở phía Đông Giao Chỉ Sĩ Nhiếp nắm quyền cai quản thì ở phía Tây, trên các khu vực miền núi Mường Mán, người lãnh đạo lúc này là Mạnh Hoạch. Mạnh Hoạch là dòng dõi của nhà Triệu Nam Việt, sau khởi nghĩa của Trưng Vương họ Lữ không thành, vẫn hoạt động ở các khu vực miền núi Tây Bắc, Lào và Thanh Nghệ như trong Truyện Nam Chiếu chép:
    Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà. Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu.
    Không rõ Mạnh Hoạch có tham gia trong khởi nghĩa của Khu Liên hay không, nhưng chắc chắn khu vực Tây Bắc Việt vẫn bất phục Đông Hán từ trước. Phải mãi tới khi Vũ Hầu Gia Cát dẫn binh xuống và dùng chính sách chiêu dụ thì Mạnh Hoạch mới phục tùng nhà Thục, nhưng vẫn giữ quyền tự trị ở phương Nam.
    Tộc phả họ Phạm Công ở Quảng Ngãi cung cấp những thông tin rất xác đáng về thời kỳ này: Cuối đời Hùng Duệ Vương con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân – Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái Châu (Bình Trị Thiên) và Trung Châu (gọi là xứ Lâm Ấp) – tức là Nam Trung Bộ ngày nay.
    Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 TCN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm Ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Việt, nhà Triệu bị diệt vong (111 TCN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa (xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay).
    Đời Hùng Duệ Vương ở đây có thể hiểu là thời Vương Mãng. Vương Mãng nghĩa là vị vua cuối cùng (Mãn) của họ Hùng (người Bách Việt). Cuối thời Tân của Vương Mãng là thời Đông Hán. Phạm Duy Minh trong tộc phả này là Đằng Châu Sĩ Nhiếp Phạm Tu. Lý Thành là đại diện cho nước Nam Triệu ở vùng Tây Bắc, hay Mạnh Hoạch. Vùng Nam Trung Bộ do con của Sĩ Nhiếp là Phạm Duy Hinh vào trấn thủ. Cả 3 khu vực này đều bắt đầu từ nước Lâm Ấp của Khu Liên khởi dựng trước đó, có quan hệ mật thiết với nhau, cùng là đồng minh chống Hán.
    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Lam-Ap-Tam-quoc

    Lâm Ấp thời Tam quốc.

    Câu đối ở đình Mễ Đậu (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên) về Sĩ Nhiếp:
    於北朝當吳蜀之衝保全一境
    衍南海以孔孟之道徳澤千秋
    Ư Bắc triều đương Ngô Thục chi xung, bảo toàn nhất cảnh
    Diễn Nam Hải dĩ Khổng Mạnh chi đạo, đức trạch thiên thu.
    Dịch:
    Đối đầu Ngô Thục ở Bắc triều, giữ vẹn toàn cảnh sắc
    Lấy đạo Khổng Mạnh truyền Nam Hải, thấm công đức ngàn thu.
    Sĩ Nhiếp, vị tướng họ Phạm đã kế tục sự nghiệp của Khu Liên tại Lâm Ấp không thể bị lãng quên. Mối liên hệ Giao Châu và Lâm Ấp rất gắn bó trong thời kỳ này.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Empty Re: Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2)

    Bài gửi by Admin 24/8/2015, 4:14 pm

    Văn Nhân xin góp bàn  .


    Thiên Nam ngữ lục đoạn nói về khởi nghĩa của Khu Liên như sau:

    Khu Linh người nước Nam ta
    Bình sinh tập dụng can qua một mình
    Bèn vào Tượng quận dấy binh
    Toan làm sự cả công danh ở đời.


    Khu Liên thực ra là Khu Linh , Khu Linh thiết Kinh chỉ Kinh tộc tức người phương Nam  không phải là họ và tên 1 người  .

    Kinh tộc có 2 lần khởi nghĩa :

    *Khởi nghĩa của Kinh tộc Năm 137 – 138 dưới sự lãnh đạo của Khu Đạt sử Việt nam gọi là khởi nghĩa của anh em Triệu quốc Đạt – Triệu thị Trinh , Triệu quốc Đạt được người Choang Quảng Tây gọi là Đạt vương cũng chính là Đô Dương bị Mã viện truy kích và giết ở Cửu chân ngày 20/7 âm lịch trong khởi nghĩa Trưng vương  ,  câu ...Đầu voi phất ngọn cờ vàng ...., chẳng hiềm Mã Viện hơn phân Lí thù ...chỉ ra Bà Triệu và Đạt vương khởi nghĩa chống quân Đông Hán trong khuôn khổ cuộc tổng khởi nghĩa Khăn vàng  không phải đánh quân Đông Ngô như tư liệu của Tàu viết .

    *Khởi nghĩa Kinh tộc năm 192 là nói đến việc Lí Bí kế thừa sự nghiệp của Lí thiên Bảo – Lưu Biểu lập ra nước Lâm ấp  ban đầu ở Quảng Tây và Vân Nam , Tên gọi chính xác phải  là Nam – Ích hay Ất , Quảng Tây là đất  Nam Giao  (Kinh Thư) gọi tắt là Nam , Nam biến thành Lâm , Vân Nam thời Tần là quận Tượng , thời nhà Hiếu của  Lí Bôn đặt thành quận Ất châu , Ất sau  biến ra Ích - Ấp .

    Nước Lâm  Ấp -  Nam  Ất gọi tắt là nước Nam nên Lí Bí  có vương hiệu  là ‘hậu’ Lí Nam đế ;  vua nước Nam họ Lí

    (Trước đã có Lí Bôn xưng ...là Lí Nam đế và Nam Việt đế).

     Xét như thế :

    Phạm Hùng vua của ‘hậu’ Lâm Ấp là anh em dòng bên mẹ của Khu Linh - Kinh tộc  , ở đây rõ ràng  chỉ tộc La (La - Canh là 2 cực của La bàn xưa) ; tộc La – Lửa xưa là ‘gốc tổ’ của  giống ‘Liêu tử’ ở Tây Nam Trung quốc ( liêu tử thiết lửa )và người Chăm ngày nay  . (Biển phía Đông Chiêm Thành được người Tàu gọi là La hải ).


    Lưu Biểu là Lí thiên Bảo thì  Lí Bí chính là Lưu Bị còn gọi là Lí phật Tử , (phật tử cũng là bụt tử ; bụt tử thiết Bự) như vậy sử không hề có Lí Bí và Lưu Bị mà chỉ có Lí BỰ – Lí Nam đế (hậu) .

    Nước Nam hay Lâm Ất của tộc Kinh bị sử Trung quốc biến ra nước Thục hay Tây Thục theo thế đối ứng Tây Thục  với Đông Ngô  rồi ghép chung vào đấy nước Bắc Ngụy  tức ‘giặc Giả’ Hán tộc tạo  ra thời lịch sử   gọi là  Tam quốc ...lừa thiên hạ cứ như là cả 3 nước cùng 1 giống  đều thuộc chủng Mongoloid vậy .

    Sử thuyết Hùng Việt gọi thời Tam quốc của sử Tàu là thời ‘thù trong giặc ngoài’ ; rất rõ ràng : thù trong chỉ tương quan Thục - Ngô 2 nước của dòng Bách Việt , giặc ngoài chỉ Bắc Ngụy của Hán tộc chủng Mongoloid ; (giặc Ngụy – ngoại – ngoài) .

    Nước Nam không phải ‘yểu tử’ chôn cùng thời Tam quốc của Tàu mà ngược lại sống mãi tới tận ngày nay theo chuỗi truyền thừa :  Nam Việt - Lâm ấp –( Nam chiếu – Đại Việt) – Việt Nam – Đại Nam – Việt Nam hiện nay.

    baogianghansy likes this post

    avatar
    baogianghansy


    Tổng số bài gửi : 18
    Join date : 30/10/2021

    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Empty Re: Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2)

    Bài gửi by baogianghansy 15/12/2023, 6:36 pm

    Như vậy làm gì có 1000 năm Bắc thuộc.
    Mà chỉ có 1000 năm tầng lớp quý tộc Việt ở Giao Chỉ cố duy trì sự thuần chủng của Vương Quốc Thiên Hạ và sự bí truyền Dịch Học, Hà Thư, Lạc Đồ...bằng cách chấp nhận sự co giãn về mặt vật chất của Đất Nước lúc rộng lúc hẹp lúc bĩ lúc thới. Nhưng tựu trung, dù chỉ còn Dãi Đất Hình Rồng nơi khởi thủy Hữu Hùng Quốc và tiến lên Hoa Lục với Xích Quỹ, Văn Lang rồi phải bỏ lại tất cả phần lớn lãnh thổ và người Thiên Hạ quay về cố hương. Nhưng có hề chi. Lấy bất biến ứng vạn biển. Nhờ vậy mà ta vẫn là ta, người Việt chánh cống với Dịch Học, Hà Thư, Lạc Đồ...Đó chính là Quốc Hồn Quốc Túy Việt Vương Nho Chánh Đạo. Ta đã chấp nhận cắt bỏ phần thối rữa của xác thân Vương Quốc Thiên Hạ, loại bỏ thành công lũ ký sinh trùng Mông Thát Hung Hãn tội đồ oan gia nghiệp chướng luôn theo đuổi văn minh Bá Đạo cặn bã cuối cùng chúng sẽ tự hủy diệt vì chúng làm chết vật chủ mà chúng ký sinh đó chính là những gì Việt Nam đã bỏ lại phía sau trên Hoa Lục nơi giờ chỉ thấy Hỏa với Lụt.

    Sponsored content


    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2) Empty Re: Lâm Ấp và Giao Châu (phần 2)

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 28/4/2024, 11:37 am