Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1) Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1) Flags_1



    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1) Empty Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1)

    Bài gửi by Admin 22/8/2015, 8:41 pm

    Dưới thời Hiếu Vũ Đế Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của nhà Triệu. Đất Nam Việt cũ được chia thành 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô, Đam Nhĩ, Châu Nhai. Theo sử sách hiện tại vào năm 40 tại Giao Chỉ đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
    Câu đối ở cổng đền thờ Trưng Vương tại Hát Môn, tương truyền do Cao Bá Quát đề:
    縱不金刀天再造
    未應銅柱地分疆
    Túng bất kim đao thiên tái tạo
    Vị ưng đồng trụ địa phân cương.
    Trong vế đối thứ nhất có cụm từ “kim đao” 金刀 là chiết tự của chữ Lưu 劉, họ của các vua Hán. Câu đối này có thể được dịch như sau:
    Mặc không Lưu Hán trời riêng tạo
    Chẳng nhận cột đồng đất rạch biên.
    Vế đối thứ nhất nói tới chí khí của Trưng Vương đã khởi nghĩa chống quân Hán, lập nên một “thiên hạ”, một mảnh trời riêng của mình. Vế đối thứ hai nói tới cột đồng do Mã Viện nhà Đông Hán dựng nên, nhưng ở đây lại là để đánh dấu phân giới đất đai với Trưng Vương. Trưng Vương thậm chí còn không bằng lòng với vị trí cột đồng phân giới này.
    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1) IMG_8025-2-1024x682Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội).

    Quan niệm rằng đồng trụ Mã Viện là dùng để phân giới hai nước Hán – Trưng cũng được Thiên Nam ngữ lục nhắc tới:
    Viện bèn cắt giới phân cho
    Man Thành đắp lũy ấy là Tư Minh
    Đồng trụ cắm ở Man Thành
    Hán – Trưng hai nước dẫn binh cùng về.

    Khởi nghĩa Trưng Vương đã không thất bại mà đã buộc nhà Hán phải giảng hòa và đắp lũy, dựng cột phân biên. Biên giới nước của Trưng Vương lúc đó là ở Man Thành – phía Bắc Quảng Tây.
    Tấn thư chép: Nước Lâm Ấp vốn là huyện Tượng Lâm thời Hán, là nơi Mã Viện dựng cột đồng.
    Như vậy cột đồng Mã Viện dựng ở Tượng Lâm là ở phía Bắc Quảng Tây. Phía Nam cột đồng là nước Lâm Ấp. Tức là Lâm Ấp chính là nước hình thành từ khởi nghĩa của Trưng Vương thời Đông Hán.
    Đại Việt sử ký toàn thư chép: Quý Mão, mùa xuân, tháng Giêng, Trưng Nữ Vương cùng em gái là Nhị chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, đều thua chết. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót là bọn Đô Dương. Đến huyện Cư Phong thì [bọn Đô Dương] đầu hàng, [Viện] bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán.
    Cư Phong được chú là ở Cửu Chân – Thanh Hóa. Mã Viện tiến quân đến đất Cửu Chân thì dừng lại, dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng. Như vậy khu vực từ Nghệ An đổ về Nam Trung Bộ không bị Mã Viện tấn công, hay không nằm trong đất của nhà Đông Hán từ sau cuộc tấn công của Mã Viện. Khu vực Trung Bộ Việt này được cho là quận Nhật Nam, là quận đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương. Điều lạ là cũng tại Nhật Nam sau đó Khu Liên đã khởi nghĩa lập nước Lâm Ấp. Quận “Nhật Nam” ở miền Trung Việt chưa hề bị quân Đông Hán chiếm, thì làm sao Khu Liên, con của công tào địa phương lại phải khởi nghĩa giết huyện lệnh?
    Hậu Hán thư chép: Năm thứ 12 hiệu Vĩnh Nguyên (100)… hơn 2.000 người Man Di huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam cướp bóc trăm họ, đốt phá chùa, công quán, quận, huyện phát binh đánh, chém được bọn tướng giặc còn dư chúng thì đầu hàng. Bấy giờ đặt chức Tướng binh trưởng sự ở Tượng Lâm để phòng hậu họa…
    Năm thứ 2 hiệu Vĩnh Hòa (137) người Man Di ngoài cõi là bọn Khu Liên ở Tượng Lâm, quận Nhật Nam, mấy nghìn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt thành và chùa, giết trưởng lại, thứ sử Giao Chỉ là Phàn Diễn phát binh 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân hơn vạn người đến cứu. Quân sĩ sợ đi xa bèn phản trở lại đánh bản phủ. Hai quân tuy đánh phá được bọn làm phản nhưng thế giặc trở lại thịnh. Gặp có quan Thị lang sứ là Giã Xương đương đi sứ ở quận Nhật Nam, bèn cùng với chây quận hợp sức đánh giặc. Đánh không được lại bị giặc vây, hơn 1 năm mà binh khí lương thực đều không gửi đến được. Vua Hán lấy làm lo. Năm sau bèn vời công khanh bách quan cùng các thuộc quan 4 phủ để hỏi phương lược mọi người đều bàn nên sai đại tướng phát 4 vạn quân các châu Kinh Dương Duyên Dự đi đánh, nhưng quan Đại tướng quân tòng sự trung lang là Lý Cố bác đi nói rằng: “… Quân ta ở Nhật Nam đơn chiếc và thiếu lương, giữ không được, đánh cũng không xong, chỉ có thể dời hết cả lại dân (người Trung Quốc) về Bắc để dựa vào Giao Chỉ. Việc yên rồi sẽ khiến trở về. Mộ người Man Di khiến họ tự đánh họ, lại chở vàng, lụa để tự cấp cho họ. Kẻ nào có thể phản gián, khiến giặc đầu thú được thì hứa thưởng bằng cách phong hầu cấp đất…”. Theo lời bàn của Lý Cố, lấy Chúc Lương làm Thái thú Cửu Chân… Lương đến Cửu Chân một mình vào giữa giặc, bày phương lược, lấy uy tín mà chiêu hàng, kẻ hàng có hơn vạn người, đều vì Lương mà xây dựng lại thành và chùa…
    Năm đầu hiệu Kiến Phong (144) hơn nghìn người Man Di quận Nhật Nam lại đánh đốt huyện ấp, rồi phiến động cả dân Cửu Chân, liên kết với họ. Thứ sử Giao Chỉ là Hạ Phương, người Chử Giang, mở ơn chiêu dụ, giặc đều hàng phục…
    Năm thứ 3 hiệu Vĩnh Thọ (157) huyện lệnh Cư Phong tham bạo vô độ, người trong huyện là bọn Chu Đạt cùng người Man Di họp đánh giết huyện lệnh đông đến 4.000 – 5.000 người, rồi tiến đánh quận Cửu Chân. Thái thú Cửu Chân là Nghê Thức tử trận… Đô úy Cửu Chân là Ngụy Lãng đánh phá được…
    Bọn tướng của giặc còn đóng quân giữ Nhật Nam, chúng lại trở nên cường thịnh. Năm thứ 3 hiệu Diên Hy (160) (vua Hán) lại bổ Hạ Phương làm Thứ sử Giao Chỉ. Phương vốn uy tín đã nổi tiếng, quân giặc ở Nhật Nam nghe tiếng thì rủ nhau đến hàng Phương đến hơn 2 vạn người…
    Năm đầu hiệu Quang Hòa (178) người Man ở Giao Chỉ, Hợp Phố, Ô Hử làm phản, chiêu dụ người Cửu Chân và Nhật Nam mấy vạn người đánh lấy quận huyện. Năm thứ 4 Thứ sử Chu Tuấn đánh phá được. Năm thứ 6, nước ở ngoài cõi Nhật Nam lại trở lại triều cống.
    Những thông tin của Hậu Hán thư cho thấy suốt thời Đông Hán khu vực Giao Châu không lúc nào yên. Bắt đầu từ khi quân Đông Hán chiếm được Giao Châu từ tay các thái thú châu mục Đặng Nhượng Tích Quang, người Việt luôn quật cường nổi dậy. Đọc lịch sử lúc này mới hiểu thế nào là lấy máu xương đắp đổi núi sông. Hàng ngàn, hàng vạn người nối tiếp nhau đứng dậy, ngã xuống vì độc lập ở các quân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
    Căn cứ theo các thông tin trên thì quận Nhật Nam là một quận lớn nằm trong đất nhà Đông Hán. Như vậy Nhật Nam không thể là khu vực vùng Trung và Nam Trung Bộ ngày nay được vì Mã Viện đã xác nhận mốc giới nhà Đông Hán ở Cửu Chân, nằm phía Bắc hơn nhiều so với miền Trung.
    Nhật Nam phải là khu vực Quảng Tây. Huyện Tượng Lâm nơi Khu Liên khởi nghĩa là vùng đất nằm giữa Tượng Quận và Quế Lâm, tức là quãng giữa Vân Nam – Quý Châu – Quảng Tây. Quý Châu được chép thành Cửu Chân, không phải ở đất Thanh Hóa. Có như vậy thì mới có thể hiểu cột đồng Mã Viện trên đất Cửu Chân – Tượng Lâm lại là ở Man Thành – Quảng Tây.


    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1) Lam-Ap1-1024x711
    Thời điểm Khu Liên lập quốc qua các sử liệu không rõ ràng. Lúc thì là năm 137 Khu Liên khởi nghĩa. Lúc thì tới tận năm 192 mới giết Thứ sử Chu Phù, lập nước Lâm Ấp. Hai thời gian này cách nhau tới 55 năm. Khu Liên khởi nghĩa từ năm 137 tới năm 192 thì đã ngoài 80 tuổi rồi, còn làm vua gì nữa?
    Cũng trong quãng thời gian giữa 137 và 192 ở Cửu Chân và Nhật Nam lại có khởi nghĩa lớn hàng vạn người của Chu Đạt. Vậy lúc đó Khu Liên ở đâu? Rõ ràng chỉ có thể Chu Đạt chính là Khu Liên (còn có tên là Khu Đạt).
    Cột đồng mà Mã Viện làm mốc giữa hai nước Hán và Lâm Ấp như vậy phải là được dựng ở thời kỳ này. Đô Dương cũng là Khu Liên – Chu Đạt, người đã buộc quân Hán phải dừng bước ở Cửu Chân (Quý Châu), cắm cột đồng ở Tượng Lâm (Quảng Tây). Nước Lâm Ấp từ Khu Liên là toàn bộ khu vực phía Nam từ Quảng Tây tới miền Trung Việt.
    Tùy thư xác nhận mối liên quan giữa Khu Liên và khởi nghĩa Trưng Vương: Lâm Ấp trước đây, nhân loạn người con gái Trưng Trắc ở Giao Chỉ thời Hán Mạt, con viên công tào trong huyện là Khu Liên giết huyện lệnh tư xưng làm vua.
    Khu Liên chính là Đô Dương, người đã tiếp nối thành công sự nghiệp của Trưng Vương trên đất Lâm Ấp, khởi dựng một quốc gia phương Nam rộng lớn không thuộc Hán. Thắng lợi của Khu Liên làm tiền đề cho các vùng đất phương Nam thoát khỏi sự xâm lược của Hán tộc trong hàng trăm năm tiếp theo.

      Hôm nay: 7/5/2024, 9:28 pm