Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nghê và Lân Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nghê và Lân Flags_1



    Nghê và Lân

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nghê và Lân Empty Nghê và Lân

    Bài gửi by Admin 24/11/2014, 7:27 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn


    Một câu hỏi khá đơn giản nhưng không dễ trả lời: Trong 4 con vật thuộc tứ linh Long Li Quy Phụng thì con Ly là con Kì lân hay con Nghê?
    Trước hết xin bàn về con Nghê. Tác giả Trần Hậu Yên Thế cho biết ở Việt Nam hình tượng Nghê có nhiều dạng: sư tử nghê, long nghê, kỳ lân, khuyển nghê… Vậy cuối cùng thì Nghê là con gì? Câu hỏi này thách thức các nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt từ thời Pháp tới nay chưa có lời giải. Các chuyên gia đành kết luận: “Nghê là nghê thôi”. Giải thích vậy thì chẳng cho thông tin gì cả. Nói thế thì biết công dụng của con Nghê là gì, ý nghĩa ra sao?
    Ca dao về con nghê:


    Mỗi người đều có một nghề
    Con phượng thì múa, con nghê thì chầu.

    Nghê thì chầu”, đó là nghề của con Nghê. Ý của câu ca dao này cho biết nghĩa của từ “nghê” là “chầu”.
    Câu ca dao khác:


    Bốn cửa anh chạm bốn nghê
    Bốn con nghê đực chầu về tổ tông.

    Đã là “chầu về tổ tông” thì hiển nhiên phải là “nghê đực”. Có ai cho đàn bà con gái đứng chầu bao giờ…
    Với nghĩa như vậy thì có thể nhận ra: Nghê = Ngô = Ngay trong các từ kép “ngô nghê” và “ngây ngô”. Tất nhiên con Nghê không phải với nghĩa là… ngu… Chữ Ngô hay Ngay ở đây có nghĩa là ngay thẳng, ngay ngắn, nghiêm trang. Nghề chuyên môn của con Nghê là “chầu tổ tông” nên nó phải đứng ngay ngắn, nghiêm trang. Cũng vì thế mà nó được gọi là Nghê, cho dù đó là hình sư tử, rồng, kỳ lân hay hình con chó. Cứ con vật nào dùng làm “lính chầu”, “lính gác” ở cổng đình, nóc điện, thềm lăng… thì gọi là Nghê. Nghê là một dạng “kiêu binh” đứng hành lễ ở nơi thờ cúng.
    Trong thư tịch Nghê được nhắc đến từ thời Lý ở tấm bia Minh Tịnh tự bi văn tại nghè thôn Tế Độ, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bia có câu:
    .
    A Di Đà thuần kim sắc tướng gia phụ tọa sư tử nghê đài.
    Các chuyên gia cho rằng “sư tử nghê đài” ở đây nghĩa là đài nghê sử tử. Vậy thì phải phân biệt giữa “sư tử nghê” và sư tử đứng ở cổng đền cổng chùa phổ biến hiện nay như thế nào?
    Đoạn minh văn “sư tử nghê đài” đơn giản có thể hiểu là “đài sư tử chầu”, chứ không phải là “đài con nghê sư tử”. Nghê là một hình tượng con vật đứng chầu nghiêm trang ở nơi thờ cúng, không phải chỉ một loài vật cụ thể nào. Vì thế mới có đủ các loại nghê sử tử, nghê rồng, nghê kỳ lân, nghê chó…
    Để phân biệt giữa Nghê và Lân nhiều người hiện nay cho rằng con Nghê là loài có móng vuốt, còn Lân là loài móng guốc… Nhưng nếu vậy thử hỏi “kỳ lân nghê” sẽ có móng gì?!
    Vì con Nghê thì phải đứng chầu ngay ngắn, nghiêm trang nên tượng mấy con sư tử nhe nanh, mua vuốt, giẫm cầu hiện nay thì không thể gọi là “sư tử nghê” được cho dù cũng là đứng ở cổng đình cổng chùa, cũng là sư tử. Tiêu chí để xác định con Nghê không phải ở chỗ đó là loài gì, chân tay thế nào, mà là ở chức năng đứng chầu và sự nghiêm trang của nó.





    Nghê và Lân Image002
    Tứ linh ở đình Chèm.

    Quay lại với câu hỏi ban đầu về Tứ linh. Khi đã hiểu Nghê nghĩa là con vật đứng chầu thì thấy rõ con Nghê không hề thuộc Tứ linh. Tứ linh là những thần vật, là đối tượng được thờ, chứ không phải đứng chầu như con Nghê.
    Trong Tứ linh thì có Ly hay Lân? Phép phiên thiết Hoa văn giải đáp câu hỏi này. Kỳ Lân phản Ly. Tức là “Kỳ lân” chỉ là ghi âm của chữ Ly mà thôi. Gọi là Lân hay Ly đều là về một con vật, một hình tượng cả.
    Nếu đã là một con vật thì chắc chắn con Lân phải có nguyên mẫu là một sinh vật sống thực sự. Quy là con rùa, Phượng là loài chim công hay chim trĩ, Rồng có nguyên mẫu là loài bò sát có chân (cá sấu). Nguyên mẫu của con Lân – Ly là loài vật gì?
    Ngày nay cả ta và Tàu đều thể hiện Kỳ lân ở dạng loài động vật bốn chân móng guốc, đầu rồng, thân có vảy (xem bức chạm ở đình Chèm). Nhưng như vậy hóa ra Kỳ lân là con Long mã (đầu rồng chân ngựa). Điều này hoàn toàn không phù hợp vì trong Tứ linh thì đã có riêng Long là loài có vảy. Ở vị trí con Ly phải là loài có lông mao.



    Nghê và Lân Image004


    Cá vượt vũ môn và Long mã ở đình Chèm.

    Bài Tứ linh thi, tương truyền là bài thơ làm từ thời Cao Biền, được khắc trên mái đình Chèm (Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội):
    Thụy vật tương toàn hữu tứ linh
    Hiếu bằng khắc họa kiến văn minh
    Vũ mao lân giáp tề xưng trưởng
    Kim bích đan thanh các tiếu hình
    Bính nhĩ thần cung phương tích tại
    Hoảng nhiên thánh thế mỹ tường trình
    Phù trì thượng ngưỡng vô cùng đức
    Tái tục phù ê vịnh thái bình.
    Dịch:
    Vật đẹp trong đời có tứ linh
    Hãy xem khắc họa thấy văn minh
    Cánh lông mai vảy cùng khoe đẹp
    Vàng biếc son xanh đủ mọi hình
    Rực rỡ cung thần lưu dấu tốt
    Nguy nga đất thánh rạng điềm lành
    Chở che ngưỡng vọng bền ân đức
    Lại thấy chim ca khúc thái bình!
    Bộ tứ “vũ mao lân giáp” cho thấy rõ Kỳ Lân là loài có lông mao vì Phượng có lông vũ, Rồng có vảy cá, Rùa có mai giáp.
    Bàn về nguyên mẫu và ý nghĩa của con Lân phải tham khảo bài phong dao Lân chi chỉ (Chân con Lân) trong Kinh Thi (Chu Nam):
    Lân chi chỉ
    Chân chân công tử
    Hu ta lân hề.
    Lân chí đính
    Chân chân công tính
    Hu ta lân hề.
    Lân chi giác
    Chân chân công tộc
    Hu ta lân hề.
    Dịch thơ:
    Kìa là chân của kỳ lân
    Con Văn Vương cũng hậu nhân rõ là
    Ôi, như kỳ lân thật mà!
    Kìa là trán của kỳ lân
    Cháu Văn Vương cũng hậu nhân vô cùng
    Ôi, như kỳ lân, một lòng!
    Kìa là sừng cuẩ kỳ lân
    Họ Văn Vương cũng hậu nhân xiết nào
    Ôi, như kỳ lân làm sao!
    Về con Lân trong bài Lân chi chỉ Chu Hy (thế kỷ 12 thời Nam Tống) chú giải như sau:
    Lân, loại thú mình giống con chương, đuôi bò, móng ngựa, thú đứng đầu trong các loài có lông… Chân con lân không đạp lên cỏ tươi, không dẫm lên côn trùng còn sống.
    Lân là “thú đứng đầu trong các loài có lông”. Rõ ràng việc thể hiện con Lân ra con Long mã mang vảy cá là sai với nguyên mẫu ban đầu, chỉ là quan niệm mới xuất hiện trong khoảng vài trăm năm trở lại đây.
    Bài Lân chi chỉ trong Kinh Thi ca ngợi dòng dõi Văn Vương, có lòng nhân hậu, có thánh đức (con lân không dẫm lên côn trùng, không ăn sinh vật…). Con Lân hay Ly như vậy là con thần thú biểu tượng của nhà Chu.
    Theo Lã thị Xuân Thu:
    -    Mạnh xuân kỷ (mùa xuân): mặt trời ở phương Giáp Ất (phương Đông)… Động vật tiêu biểu là loài có vảy (Long).
    -    Mạnh hạ kỷ (mùa hè): mặt trời ở phương Bính Đinh (phương Nam)… Động vật tiêu biểu là loài chim có lông vũ (Phượng).
    -    Mạnh thu kỷ (mùa thu): mặt trời ở phương Canh Tân (phương Tây)… Động vật tiêu biểu là loài thú có lông mao (Ly).
    -    Mạnh đông kỷ (mùa đông): mặt trời ở phương Nhâm Quý (phương Bắc)… Động vật tiêu biểu là loài giáp giới (Quy).
    Như vậy con Ly – Lân, loài thú có lông mao là động vật tiêu biểu của phương Tây. Bản thân Ly là quẻ trong Hậu thiên bát quái dùng chỉ hướng Tây. Hướng Tây cũng là hướng dựng nghiệp của Văn Vương nên nhà Chu lấy con Lân làm con thần thú, biểu trưng cho nòi giống của mình. Kỳ Sơn là đất gốc tổ của nhà Chu, rất có thể đây là chữ Kỳ trong Kỳ Lân.


    Nghê và Lân Image006

    Tê giác ở đảo Borneo – Malaysia.

    Con vật có lông mao, hình dáng như con hươu (con chương) lớn, có móng guốc như ngựa, đuôi như đuôi bò, không ăn sinh vật (không ăn thịt), có 1 sừng lại biểu tượng cho hướng Tây thì chắc chắn là con… Tê giác. Tê giác trong ngôn ngữ xưa gọi là con Tây, hoàn toàn trùng khớp với định phương vị của con Lân.
    Hình tượng con Tây (Tê) đã bắt gặp trong các hiện vật đồ đồng từ thời Thương như chiếc đôn đựng rượu Tiểu Thẩn Du hiện bảo quản tại Bảo tàng nghệ thuật châu Á San Francisco. Đây chính là hình ảnh con Ly – Lân trong Tứ linh xưa.
    Vấn đề đáng chú ý là loài Tê giác một sừng chỉ có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bản đồ phân bố của Tê giác một sừng cho thấy rõ điều này. Đó cũng là lý do vì sao người ở phương Bắc (Trung Quốc) không biết nguyên mẫu con Lân là con Tê giác nên đã biến nó thành một con vật hoàn toàn tưởng tượng (Long mã).


    Nghê và Lân Image008


    Phân bố Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus (Foose và Van Strien, 1997 http://vi.wikipedia.org/wiki/ Tê_giác_Java).

    Vì loài Lân – Tê chỉ có ở vùng nóng ẩm (cận nhiệt đới và nhiệt đới) nên… nhà Chu, triều đại dùng biểu tượng con Lân, không thể nào nằm ở tận vùng sa mạc Thiểm Tây ở Hoàng Hà được. Điều này bổ chứng thêm cho nhận định khu vực đất đai của thiên tử Chu phải là vùng Vân Nam – Bắc Việt ngày nay, nơi loài Tê giác trong quá khứ đã từng sinh sống.
    Khu vực nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử, cũng là nơi có nhiều con Tê vì theo ghi chép trong đời của Khổng Tử có tới 2 lần con Lân xuất hiện. Nước Lỗ như vậy phải nằm ở quãng … nước Lào ngày nay.

    Nghê và Lân Image010


    Quang đựng rượu thời Thương tìm thấy ở Lào.

    Theo truyền thống chép sử Trung Hoa, Khổng Tử viết Kinh Thư (Kinh Xuân Thu) đến năm Lỗ Ai Công săn được con Lân thì dừng bút. Tư Mã Thiên chép Sử ký cũng dừng lại khi Hiếu Vũ Đế bắt được con thú một sừng, chân có 5 móng, cho là con Lân. Năm nay, 2014, con Kỳ Lân – Tê – Tây lại hiện nguyên mẫu, nguyên hình. Lịch sử thành văn Hoa Việt hẳn sẽ sang trang mới …

      Hôm nay: 28/4/2024, 9:47 pm