Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Khải ngả Nam Giao Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Khải ngả Nam Giao Flags_1



    Khải ngả Nam Giao

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Khải ngả Nam Giao Empty Khải ngả Nam Giao

    Bài gửi by Admin 1/4/2013, 10:10 am

    Khải ngả Nam Giao
    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog

    Xem phần mở đầu Đại Việt sử ký toàn thư: Xét: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị , tên Việt bắt đầu có từ đấy. Kỷ Hồng Bàng Thị
    Kinh Dương Vương
    Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông.
    Nhâm Tuất, năm thứ 1. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
    Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân…
    Các sử gia Việt xưa một mặt chép chuyện của Hoàng Đế – Đế Nghiêu -Hy Thị – Đại Vũ ở đầu sử Việt, một mặt xuống dưới lại kể ngay chuyện Đế Minh – Đế Nghi – Lộc Tục – Kinh Dương Vương. Rõ ràng phần trên là chép theo Hoa sử (sách người Hoa), phần dưới là chép theo huyền sử Việt.
    Theo Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời nhà Tống và phần bổ Tam Hoàng bản kỷ cho Sử ký Tư Mã Thiên của Tư Mã Trinh thời Đường thì dòng Thần Nông truyền từ Đế Minh – Đế Nghi – Đế Lai tới Du Võng thì xảy ra cuộc chiến giữa Hiên Viên và Xuy Vưu. Còn theo Truyện họ Hồng Bàng thì Lạc Long Quân đã lấy Âu Cơ là con của Đế Lai, nghĩa là cùng lúc với sự xuất hiện của Hiên Viên trong các sách của người Hoa.
    Có thể thấy thời mở sử thì trong Hoa sử có huyền sử Việt (chuyện Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai), còn trong Việt sử có Hoa sử (chuyện Xuy Vưu, Hiên Viên). Các sử gia Hoa, Việt không phân định được nên đã chép thông tin từ cả 2 dòng sử. Có khác là sử gia Đường Tống nhấn mạnh vai trò của Hiên Viên và từ đó chép tiếp Hoa sử. Còn sử gia Đại Việt thì nhấn mạnh chuyện Lạc Long Quân, lấy đó chép tiếp Việt sử.
    Thực ra 2 cách chép mở sử này đều là một chuyện vì Hoa chính là Việt, chỉ có 1 lịch sử mở nước Hoa Việt. So sánh 2 đoạn sử Hoa và Việt ở đầu Đại Việt sử lý toàn thư sẽ thấy rõ:
    - Hoàng Đế mở muôn nước = Đế Minh, cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông.
    - Đế Nghiêu = Đế Nghi cai quản phương Bắc.
    - Hy Thị định Nam Giao (chính là Đế Thuấn) = Lộc Tục làm vua phương Nam
    - Đại Vũ chia 9 châu (trị thủy) = Kinh Dương Vương lấy Thần Long Động Đình.
    Các sử gia thời Đường thời Tống có quan niệm Hiên Viên là tổ người Hoa Hạ, còn người Việt thì quan niệm Lạc Long Quân là tổ. Từ đó dẫn đến 2 cách chép khác nhau. Chuyện Hiên Viên đánh tây dẹp bắc lập nước Hữu Hùng trong Hoa sử đã dùng để thay cho chuyện Lạc Long Quân đánh Thục trong Việt sử.
    Hiên Viên Hoàng Đế lập nước Hữu Hùng, vậy phải là … vua Hùng dựng nước của người Việt. Trong sự tích của Hiên Viên không hề có chữ Hoa hay chữ Hạ nào để xác định Hiên Viên bắt đầu Hoa Hạ.
    Chuyện Lạc Long Quân thì ngược lại, Vĩnh Công Bát Hải Động Đình mở Hoa Đào Trang chính là bắt đầu Hoa Hạ. Lạc Long Quân mới là người mở đầu nhà Hạ của Hoa sử.

    Khải ngả Nam Giao Cong%20den%20Hung

    Cổng lên đền Hùng ở Phú Thọ
    Câu đối ở đền Hùng: Khải ngả Nam Giao, Hồng Lạc thiên thu tôn đế quốc
    Hiển vu Tây thổ, Tản Lô nhất đái thọ tân từ.
    Dịch: Bắt đầu ở ngả Nam Giao, nghìn năm Hồng Lạc xưng đế quốc
    Sáng lên nơi Tây Thổ, một dải Tản Lô mãi lưu đền.
    Câu đối trên đã khái quát đầy đủ phần mở đầu của sử Việt. Người họ Hùng đã phát triển theo 2 hướng. Đầu tiên nước mở ở Nam Giao do công của Nghiêu Thuấn hay Lộc Tục Kinh Dương Vương. Lập nên “đế quốc Hồng Lạc” là Lạc Long Quân. Hồng Lạc là tên khác của Hoa Hạ mà thôi. 50 người con theo cha Lạc Long đã xây dựng nhà Hạ, phát triển theo hướng Đông (Động Đình) và Nam (Nam Giao). Hướng Nam xưa là hướng Lạc = Nác = Nước, là hướng Bắc ngày nay.
    Hướng thứ hai là hướng Tây trong vế đối dưới. Đây là hướng của Tản Viên, của Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, lập nước Văn Lang ở Phong Châu trên vùng đất Tam Giang (Đà, Lô, Thao).
    Cuộc phân ly Lạc Long – Âu Cơ là hình ảnh của cuộc chiến Hùng – Thục trong thần tích Việt hay cuộc chiến tranh dành vương vị giữa Hạ Khải và Bá Ích trong Hoa sử. Dù phân tách nhưng cả hai vẫn đều là con cháu Đế Minh – Hiên Viên từ Hữu Hùng hay Họ Hùng ban đầu. Con cháu họ Hùng hai dòng Đông – Tây đã lại hòa hợp khi Thục Phán lập nước Âu – Lạc, thống nhất 2 vùng đất của cha Lạc Long, mẹ Âu Cơ.
    Truyền thuyết Lạc Long – Âu Cơ đã xác định 2 hướng phát triển của người Bách Việt (trăm trứng sinh trăm trai) thời mở sử. Điều này hoàn toàn đúng với các phân tích di truyền nhân chủng học ngày nay. Thuyết “Nhất nguyên nhị phân” từ nghiên cứu ADN người Bách Việt đã cho thấy rõ 2 hướng lan rộng sang Đông Bắc và Tây của người Bách Việt. Cái gốc “nhất nguyên” của Bách Việt nằm ở vùng Nam Giao là Bắc Việt và Lưỡng Quảng ngày nay.

      Hôm nay: 27/4/2024, 9:03 pm