Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Flags_1



2 posters

    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Empty Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương

    Bài gửi by Admin 2/3/2013, 2:23 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/

    Sử sách Việt có những chuyện viết rõ bằng chữ nghĩa hẳn hoi nhưng các sử gia bao đời nay cứ phải đi tìm chân lý ở tận đâu đâu...

    “Người Tây chép sử Nam nói rằng: Sử nước Nam mãi đến đời Trần mới bắt đầu làm, thì những đời trước tất phải theo sử Tàu mà chép ra. Đời Tiền Lý sử Tàu đã không có thì sử thần nước Nam lấy đâu mà chép? Vậy thì thế nào cũng có chỗ bịa đặt, mà có một điều khiến cho nhiều người tin là bịa đặt là chuyện Nhã Lang đi gửi rể và đổi móng rồng, y như chuyện Trọng Thủy và Mỵ Châu” (H. Maspero, trích theo Đại Nam dật sử của Ứng học Nguyễn Văn Tố).

    Ông Tây Maspero nói có lý … một phần. Sử Nam ngoài chép theo sử Tàu còn chép theo … “dật sử”, tức là sử trong dân gian người Việt. "Móng rồng" trong chuyện Nhã Lang – Cảo Nương không phải bịa đặt, mà là hình tượng của một câu chuyện lịch sử có thật, khác "móng rùa" của chuyện Trọng Thủy – Mỵ Châu…

    Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lý Bôn: “Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy.”
    Lý Bôn là Nam Việt Đế. Sách nào cũng chép vậy, từ Việt sử lược tới An Nam chí nguyên. Nam Việt Đế tức là vua nước Nam Việt. Không hiểu sao các sử gia lại chép chỉ còn là Lý Nam Đế?

    Câu đối ở Quán Giang (Hoài Đức – Hà Nội), nơi thờ Lý Bôn, bắt đầu bằng: “Hồng duy Nam Việt triệu cơ...”.
    Lý Bôn là vua nước Nam Việt. Nam Việt là nước do Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) lập nên, đô đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Như vậy Lý Bôn chính là Triệu Vũ Đế, là người Việt (Giao Chỉ) đầu tiên xưng đế, mở đầu một thời đại huy hoàng của sử Việt. Lý Nam Việt Đế là cách gọi theo kiểu sử Việt lấy họ vua và tên nước mà gọi. Triệu Vũ Đế là cách gọi của Hoa sử theo quốc danh và miếu hiệu của vua. Tuy 2 tên nhưng là một người.

    Ở Quán Giang Lý Bôn được thờ với tên Cử Long Hưng. Còn ở đình Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên) Triệu Vũ Đế lập điện Long Hưng bên bờ sông Hồng. Long Hưng nghĩa là Hưng Vương, ứng với câu đối ở Phủ Giầy: “Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ”.
    Hưng Vương Lý Bôn cũng là Long Hưng Triệu Vũ Đế, và cũng chính là “Hán” vương Lưu Bang của Hoa sử.

    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Hoi%20Bat%20Trang Lễ hội làng Bát Tràng, nơi thờ Lưu thiên tử và hoàng hậu

    Tương tự, tiếp theo Lý Bôn các sử gia xác định có thời Triệu Việt Vương dựa vào đoạn chép của An Nam chí nguyên và Việt sử lược: “Năm Nhân Thọ thứ hai thời Tùy Văn Đế, người cầm đầu châu là Nguyễn (Lý) Phật Tử chiếm Việt Vương Thành”. Vì có “Việt Vương Thành” nên suy ra có Việt Vương và kết luận Việt Vương này là Triệu Việt Vương (!?).

    Thực ra chuyện Hậu Lý Nam Đế dưới thời Tùy Văn Đế chiếm Việt Vương Thành là thành … Việt Trì (Phong Châu), cổ thành của người Việt từ thời Chu Văn Lang.

    Còn để xác định Triệu Việt Vương dựa vào chữ “Việt Vương Thành” thì cách xác định sau còn chính xác hơn: Việt Vương là vua nước … Nam Việt, họ Triệu tức là con cháu Triệu Vũ Đế. Triệu Việt Vương là vua Nam Việt của nhà Triệu. Triệu Việt Vương tiếp ngôi của Lý Nam Việt Đế thì không phải là vua Nam Việt thì là gì?

    Dật sử Việt chép Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) đóng quân ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), nằm mộng thấy rồng vàng hiện lên, trao cho móng rồng. Lấy móng rồng đó làm mũ đâu mâu. Từ đó đánh đâu thắng đấy…

    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Dinh%20Da%20Hoa Đền Dạ Trạch thờ Triệu Quang Phục và Chử Đồng Tử

    Đầm Dạ Trạch gần bãi Tự Nhiên, gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử và Tiên Dung thời Hùng Vương. Lĩnh Nam chích quái chép sự tích của Chử Đồng Tử và Triệu Quang Phục vào trong một truyện Đầm Nhất Dạ. Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ thì thấy người trao móng rồng cho Triệu Việt Vương không phải là Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử tu tiên, chỉ có “bảo bối” là trượng lạp (gậy nón), cưỡi hạc, chứ không cưỡi rồng. Rồng là hình tượng của đế vương mà Chử Đồng Tử thì không làm vua bao giờ.

    Người trao móng rồng cho Triệu Quang Phục chính là … Triệu Vũ Đế ở điện Long Hưng (Xuân Quan - Văn Giang) ngay bên cạnh đầm Dạ Trạch. Móng rồng mà dùng làm mũ thì có khác gì là vương miện? Ý nghĩa của việc này là Triệu Vũ Đế (Lý Bôn) đã trao vận hội đế vương (Long Hưng) cho Triệu Quang Phục. Điều này nhấn mạnh triều đại Nam Việt của Triệu Việt Vương là vương triều chính truyền của Triệu Vũ Đế (Lý Bôn – Lưu Bang).

    Vế đối về Triệu Việt Vương ở đình Phù Sa (Ninh Bình): “Đâu mâu thánh vũ hưng Nam Lý”, mô tả rất chính xác ý nghĩa của mũ đâu mâu. Triệu Việt Vương là người đã “hưng Nam Lý”, tức là đã chấn hưng nước Nam Việt từ Lý Bôn.

    Người tiếp nối Triệu Vũ Đế chấn hưng Nam Việt là Triệu Văn Vương hay Triệu Mạt. Mạt< -> Một. Triệu Mạt là vị vua họ Triệu thứ nhất, cũng là Triệu Đà (Đà <->Đầu). Mạt còn đọc là Muội <-> Mùi <->Dê< -> Dương, là vua Triệu ở Dương Thành (Phiên Ngung).

    Thành Phiên Ngung (Quảng Đông) còn có tên là Ngũ Dương Thành với hình tượng 5 vị tiên cưỡi 5 con dê. Thực ra Dương nghĩa là phương Đông, nơi mặt trời lên. Ngũ Dương nghĩa là 5 đời vua nhà Triệu phía Đông (gồm cả Triệu Vũ Đế Lưu Bang).

    Sau khi Lữ Hậu mất Triệu Văn Vương đã nối tiếp Triệu Vũ Đế Lưu Bang cai quản đất Nam Việt, xưng đế ngang với nhà Tây Hán. Truyền thuyết Việt chép là Triệu Việt Vương và Lý Phật Tử giảng hòa, chia đôi lãnh thổ, lấy bãi Quân Thần làm ranh giới… Không rõ giữa Triệu Việt Vương và Lý Phật Tử thì ai là Quân ai là Thần. Có lẽ ai có vương miện “móng rồng” thì sẽ là Quân, người kia là Thần.

    Triều đại của Lý Phật Tử là triều Tây Hán của các vua danh Hiếu, cũng là con cháu Lý Bôn – Lưu Bang. Lý Phật Tử không có mũ đâu mâu móng rồng của Triệu Vũ Đế nên có vấn đề về danh nghĩa so với triều đại Nam Việt của Triệu Việt Vương. Vì thế Nhã Lang mới được cử đi ở rể để lấy trộm đâu mâu...

    Chuyện Nhã Lang – Cảo Nương là hình ảnh của chuyện Minh Vương Triệu Anh Tề làm con tin ở nhà Tây Hán, lấy Cù Thị về lập làm Hoàng hậu và sứ giả Tây Hán là Thiếu Quý xúi giục Cù Thị và Triệu Ai Vương hàng nhà Tây Hán. Anh Tề và Nhã Lang cận nghĩa. Cù Thị và Cảo Nương cận âm.

    Sử ký Tư Mã Thiên, Nam Việt Úy Đà liệt truyện có đoạn:
    "[Triệu] Hồ mất, thụy là Văn Vương. Anh Tề lên ngôi thay, lập tức giấu ngay ấn Vũ Đế của Triệu Đà".

    Thì ra ấn Vũ Đế của Lưu Bang nằm trong tay nhà Triệu. Đây chính là "móng rồng" mà Triệu Việt Vương đã nhận từ thần nhân. Có thể khi Lữ Hậu mất, người nhà họ Lữ (Lữ Gia) đã lấy ấn Hoàng đế của Lưu Bang mang về phương Nam, rồi tôn một người cháu Lưu Bang lên làm vua nước Nam Việt.

    Ấn Vũ Đế là “móng rồng” đã bị Anh Tề giấu. Sau khi Triệu Anh Tề mất Cù Hậu lập thái tử Hưng lên là Triệu Ai Vương, hẳn ấn Vũ Đế nằm trong tay Cù Hậu. Nhà Tây Hán cử Thiếu Quý sang dụ, cả Triệu Ai Vương và Cù Hậu vào chầu như các nước chư hầu, xin nội thuộc. Có thể Cù Hậu đã nộp lại ấn Vũ Đế cho Hiếu Vũ Đế.

    Nàng Cảo Nương - Cù Thị phản quốc, sau đó bị tể tướng Lữ Gia giết, rồi đưa Triệu Kiến Đức lên ngôi vua Nam Việt là Triệu Vệ Dương Vương.

    Khi Lộ Bác Đức nhà Tây Hán tấn công, quân Nam Việt thất bại. Ngũ Dương Thành thất thủ, Vệ Dương Vương đã cùng tể tướng Lữ Gia lên thuyền nhẹ chạy về cửa biển Giao Chỉ.


    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Trieu%20dan%20Han%20nhan


    Câu đối ở đền thờ Lữ Gia tại Vân Côi (Nam Định):
    Triệu dân hữu thiên tồn xã tắc
    Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền.
    Dịch:
    Còn trời xã tắc còn dân Triệu
    Không Hán lên thuyền đất chẳng chung.

    Theo truyền thuyết người Việt thì Triệu Việt Vương thua Lý Phật Tử, bỏ chạy và chết ở cửa biển Đại Nha. Đây chính là vị vua Triệu cuối cùng, Triệu Vệ Dương Vương. Có thể Vệ Dương Vương đã bị bắt ở vùng cửa sông Đáy (Nam Định, Ninh Bình) ngày nay, là nơi tập trung có các đền thờ Triệu Việt Vương và Lữ Gia.

    Vệ còn đọc là Duệ, có nghĩa là cuối cùng. Dương là phía Đông. Triệu Vệ Dương Vương nghĩa là vị vua cuối cùng của nhà Triệu phía Đông… Bởi vì sau đó còn nhà Triệu phía Tây là Nam Triệu của Tây Vu Vương (Tây Lý Vương).

    Truyền thuyết Triệu Việt Vương trong dật sử Việt đã chép đầy đủ những sự kiện chính của 4 đời vua Triệu nước Nam Việt kể từ Văn Vương Triệu Mạt tới Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức. Dật sử dân gian còn đầy đủ và chính xác hơn chính sử chép theo sách Tây sách Tàu.

    Văn Nhân góp ý .

    Sau khi Lữ hậu mất đất nước do Lý Bôn gầy dựng chia làm 2 ; ở thành Phiên Ngung ; Lữ Gia tức nhà họ Lữ lập ra 1 triều đình Nam Việt khác tôn Lý Bôn - Triệu Đà làm Triệu Vũ đế tức vua tổ tương tự như ông Khải tôn Đại Vũ là vua tổ nhà Hạ , Ninh tôn Văn vương là tổ nhà Châu , như thế Lý Bôn vừa là Hiếu tổ của triều Hiếu Trung hoa (sử Tàu biến thành nhà Tây vưà là Triệu vũ đế tổ của nước Nam Việt .
    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Nha+han+3

    Hiếu Vũ đế đã phong Lộ bác Đức làm phục ba tướng quân đem quân đánh diệt Nam Việt của Vệ vương – Kiến đức và tể tướng Lữ Gia thống nhất giang sơn , cổ sử Việt chép thành Lý Nam đế đánh Triệu Việt vương , thông tin rõ ràng hơn thì Nam đế chính là Hiếu Vũ và Việt vương là Kiến Đức của Nam Việt- Phiên Ngung . Lộ bác Đức không phải họ tên mà là danh hiệu với nghĩa là ông tướng đã đánh đổ triều vua Kiến Đức .
    Theo tôi câu hỏi ai là quân ai là thần đã được chỉ rõ trong danh hiệu Nam đế và Việt vương rồi .
    Xin nhấn mạnh Mã Viện hay mã Phục Ba của sử Tàu không hề chiếm được đất Giao chỉ thời 2 bà Trưng nên tất cả miếu thờ Phục Ba tướng quân ở Việt nam đều là nơi thờ phục ba tướng quân Lộ bác Đức tuyệt đối không phải là Mã phục Ba tức Mã Viện . Dân Mã lưu giữ cột đồng và miếu thờ Mã phục ba trên đất Việt nam ngày nay chỉ là sản phẩm của bọn đểu cáng tạo ra nhằm gây nhiễu để dễ bề tráo đổi Lịch sử người họ Hùng mà thôi .
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Empty Re: Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương

    Bài gửi by Bách Việt 18 20/10/2013, 3:04 pm

    Tên Cù Hậu trong Sử ký Tư Mã Thiên được Sách ẩn chú: âm Kỷ Cầu phản. Trong Hán thư thì Sư Cổ chú âm Cư Cầu phản.
    Có thể thấy tên Cù Thị được đọc là Cầu, rất cận âm với Cảo trong chuyện Cảo Nương.
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Empty Re: Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương

    Bài gửi by Bách Việt 18 6/2/2014, 9:06 am

    Việt Điện u linh chép về Triệu Việt Vương: Quang Phục vào chiếm thành Long Biên quản trị cả hai xứ Lộc Loa và Vũ Ninh, tự hiệu là Nam Việt Quốc Vương.

    Nam Việt Quốc Vương họ Triệu thì rõ ràng là nhà Triệu Nam Việt. Xứ Vũ Ninh là chỉ vùng đất của Ninh Vương Cơ Phát nhà Chu, tức là vùng phía Tây gồm cả Tây Bắc và Vân Nam. Đây là vùng đất Âu trong truyền thuyết. Xứ Lộc Loa là vùng đất Lạc ở phía Đông. Triệu Nam Việt quốc vương đã cai quản cả hai vùng Âu – Lạc này.

    Sponsored content


    Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương Empty Re: Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 8/5/2024, 4:03 pm