Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn. Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn. Flags_1



    Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn. Empty Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn.

    Bài gửi by Admin 10/2/2013, 1:23 pm

    Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn.
    Khai bút năm  Tỵ - con Rắn ; Rắn ↔Lắn↔Lớn , tìm hiểu về thiên “Hồng phạm – khuôn thước lớn” .
    Kinh Thư viết  sau khi vua Đại Vũ trị thuỷ thành công đã được Trời ban cho Lạc Thư , và dựa vào đó vua chế ra Hồng Phạm Cửu Trù 洪 範 九 疇.
    Hồng phạm Cửu trù  nghĩa là khuôn thước lớn gồm 9 khoản ,( trù là cái bờ ruộng ) , hiểu theo nghĩa triết học thì Hồng phạm là những nguyên lý phổ qúat chi phối mọi  biến đổi trong trời đất và xã hội , con người muốn thành công thì phải tuân theo. Hồng phạm - cửu trù được ngôn ngữ ngày nay gỉan lược thành từ kép ‘Phạm – Trù’ hiểu là khái niệm khoa học phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung nhất  , cơ bản nhất của các hiện tượng biến đổi.
    Theo Hồng Phạm, thiên tử trong khi trị dân phải tuân theo quy luật tự nhiên phối hợp với trật tự vận hành của trời đất , thấu hiểu tâm lý người dân , thúc đẩy sản xuất cải thiện đời sống vật chất từ đấy mà chuyển hóa nhân tâm hướng dần con người theo chiều chân thiện mỹ  , mọi khía cạnh của công việc to lớn ấy được chia thành 9 trù , Nội dung thực sự của thiên Hồng phạm chỉ có thể hiểu trong sự đơn giản mộc mạc , nó trở thành ...chẳng hiểu gì vì đã bị thần bí hóa ...trời trao cho vua coi như sự chuẩn y ngôi thiên tử và vua có trách nhiệm phải suy nghĩ và hành động theo khuôn thước ấy .
    Hồng phạm viết :
    Năm thứ 13,  vũ vương tới phỏng vấn Cơ Tử.
    Vua nói: «Này, ông Cơ Tử ! Trời luôn ám trợ chúng dân để cho họ được an hòa thái thịnh. Trời còn cộng tác với dân để giúp đỡ phù trì họ trong công cuộc bảo tồn giang sơn. Ta không biết đạo trị dân phải diễn tiến thế nào cho phù hợp với những nguyên lý hằng cửu chi phối nhân loại.»
    Cơ Tử tâu: «Tôi nghe xưa chúa Cổn ngăn lấp Hồng Thủy, làm đảo lộn tính chất ngũ hành. Thượng Đế nổi giận, không ban Hồng Phạm Cửu Trù, vì thế các định luật hằng cửu bị hiểu sai trật. Cổn bị đày mà chết. Vua Võ nối tiếp công trình trị thủy. Trời ban cho Ngài Hồng Phạm Cửu Trù cho nên các định luật hằng cửu được áp dụng đúng cách, hợp theo thứ tự diễn biến.»
    Cơ Tử bèn lần lượt trình bày chín thiên Hồng Phạm cùng vua Võ...
    Ông Cổn trị thủy mà  đắp đê cản nước lại ngược với thuộc tính tự nhiên của ‘Thủy’ là rút xuống thì lụt lội là chắc  , đến ông Đại Vũ thay cha khơi thông nguồn lạch cho nước thóat đi là làm thuận theo tính tự nhiên nên trị thủy thành công , ý của Hồng phạm thật vô cùng  đơn gỉan y như chuyện mùa đông thì phải mặc áo bông , ban ngày làm việc ban đêm thì ngủ vậy ...
    ...thành thực mà nói mãi tới nay chưa chắc gì người ta đã biết Hồng phạm chứa gì dạy gì ..., khuôn thước lớn cho con người phải theo mà  cứ tù mù như người cầm cây nhang đi đêm vậy , có thấy bờ mốc gì đâu mà tìm ra lối đi ?.
    Hồng phạm có tới 9 trù , phạm vi  Bài viết này  chỉ xét đến trù thứ I : Ngũ Hành theo tôi  là trù dạy về phép suy luận .
    “Nhất viết Thủy, Nhị viết Hỏa, Tam viết Mộc, Tứ viết Kim, Ngũ viết Thổ.
    Thủy viết nhuận hạ, Hỏa viết viêm thượng, Mộc viết khúc trực , Kim viết tòng cách, Thổ viết giá sắc .
    Nhuận hạ tác Hàm, Viêm thượng tác Khổ, khúc trực tác Toan, tòng cách tác Tân, giá sắc tác Cam”.
    Chỉ 55 chữ mà gói gọn đạo lý cao siêu vô cùng con người thuận theo thì thành công ngược lại thì thất bại .
    Dịch  sang tiếng Việt ngày nay :
    Ngũ hành gồm có: 1 là Nước , 2 là Lửa , 3 là Cây , 4 là Kim loại , 5 là Đất . Nước thấm  xuống, Lửa bốc  lên , Cây cong và thẳng , Kim – loại phải  theo mà đổi, Đất thì  gieo rồi gặt .
    Nước chảy xuống nên sinh ra vị mặn  , Lửa bốc lên nên sinh ra vị đắng , Cây  cong rồi ngay nên sinh ra vị chua, Kim loại phải theo để sửa đổi nên sinh vị cay, Đất có gieo có gặt  nên sinh vị 4 ngọt
    Theo lối hiểu hiện nay thì  bản văn trên chia ra ba đoạn .
    Đoạn 1 -  nói về thứ tự các Hành : 1 là THỦY, 2 là HỎA, 3 là MỘC, 4 là KIM, 5 là THỔ .
    Đoạn 2 - nói về tính chất hay sự vận động của mỗi Hành .
    Đoạn 3 -  nói về ngũ vị: mặn, đắng, chua, cay, ngọt  (hàm, khổ, toan, tân, cam).
    Hồng phạm kỳ bí cao siêu qúa nên  thực ...chẳng hiểu gì cả ,  thánh nhân làm ra và lưu truyền đã bao đời  đọc đến thuộc lòng rồi mả có hiểu gì đâu ?. Bốc lên thấm xuống thì dễ rồi nhưng Khúc trực và tòng cách là ý gì  ? , nhuận hạ thì liên quan gì tới hàm – mặn ?, Viêm thượng sao lại đẻ ra  Khổ - đắng ...???
    Muốn hiểu Hồng phạm thì phải đặt nó trong khung Dịch học Hùng Việt .
    Dịch học Hùng Việt cho là cách hiểu như đoạn 1 là sai , các số 1-2-3 không phải là số thứ tự mà là các số của Hà Thư , Hồng phạm đã đem đặt Ngũ hành trên cái khung Hà thư không phải là Lạc đồ như có người đã làm .

    *Xét Đoạn 1 -  nói về thứ tự các Hành.

      

    Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn. Csrxdo10
    Hà đồ của Dịch học Trung quốc ---------- ------Hà Thư của Dịch học Hùng Việt

    Dịch học Hùng Việt cho 10 con số kết thừng thể hiện trên Hà Thư không đơn thuần chỉ là số thứ tự hay chỉ dẫn số lượng thông thường mà chính là “Thập Can’ biểu thị bằng chữ nút số , mỗi Can số đều mang 1 ý nghĩa nhất định  ; Thập can  bao trùm  cả vũ trụ - nhân sinh .
    1 là THỦY, 2 là HỎA, 3 là MỘC, 4 là KIM, 5 là THỔ
    Dịch Hùng Việt đổi lại là :
    1 là THỦY, 2 là HỎA, 3 là MỘC, 4 là THẠCH- THỔ , 5  LÀ KIM - CAM .
    Hà thư Lạc đồ là 2 đồ hình bằng “chữ thắt nút” tương truyền là có từ thời vua Phục Hy nên lúc này chắc chắn chưa biết đến Kim loại vì thế không thể có hành Kim với thuộc tính là Cứng rắn trấn phía Tây Hà thư   chết cứng không thay đổi .
    Phương đông Mềm sống động thuộc về Hành Mộc tức gỗ - Cây cối , phương Tây chết cứng tượng trưng bởi Đất Đá hành Thổ – Thạch là Hợp Lý .
    Trung tâm mọi diễn biến luôn là con người , Nhân là con người và Nhân cũng là cốt lõi tức trung tâm mọi diễn biến thay đổi . .
    Quan niệm cơ bản của Dịch học xét về vật chất thì trung tâm đồ hình hành Cam – Kim  là “Khí”, Khí phân lập chất Nhẹ bay lên  tức hành Hỏa , nhẹ ↔nhị -2 chỉ năng lượng , chất nặng chìm xuống thành Vật chất tượng trưng bởi hành Thủy ,  Hành Trung tâm là Hành Cam không phải Kim theo nghĩa là kim loại , Cam tiếng Việt cũng là màu Vàng  sắc Trung tâm trong ngũ Sắc , Cam là vị Ngọt  vị trung tâm trong ngũ vị , nhưng quan trọng hơn hết là vai trò của nó trong dòng thời gian ; Kim là hiện nay lúc này là điểm nối qúa khứ và tương lai ; Xét như vậy chính giữa phải gọi là Hành   Cam ; về vật chất là chất Khí uyên nguyên , còn trong cõi  nhân sinh  thì Hành Cam chính là con người – loài người , trong thời gian là lúc này tức hiện tại .
    Triết gia phán ... Hành là cái gì đó không thể  mô tả  , không hình tích mà lại bàng bạc khắp nơi ...thôi đành chịu vỡ đầu ra mất , người viết chỉ biết hiểu theo kiểu dân gỉa , hiểu  một cách mộc mạc ....Ngũ hành là  5 hình hay 5 dạng tức 5 thành phần của 1 chỉnh thể đang vận động biến đổi ,sự vật  thay hình đổi dạng như thế nào chính là kết qủa tổng hợp của sự tương tác giữa 5 hành ấy  .
    5 hình là 1 cơ cấu tổ chức, 1 cơ chế hoạt động có 5 thành phần, trong đó hình quan trọng nhất có vị trí trung tâm là hành Cam – Kim (Dịch học Tàu là hành Thổ) , Xét về xã hội loài người có ý thức thì Chính giữa là điểm khởi đầu và kết thúc của 2 chuỗi phản ứng dây chuyền  1 tương sinh và 1tương  khắc , 2 vòng Ngũ hành cùng 1 tâm  đồng thời chuyển động là nghĩa đúng thực của từ ‘9 Trù’ , còn hiểu 9 trù là 9 khoản của thiên Hồng phạm chỉ là lối hiểu gán ép ngụy tạo nhằm che đi nghĩa thực của danh xưng 9 trù  , ai đó đã cố ý đẻ cho ra đủ số 9  nên ta thấy trong Hồng Phạm độ nông sâu uyên áo giữa các trù rất khác nhau , có Trù thì bề sâu tư tưởng như biển như trời ngược lại có trù lại vớ va vớ vẩn chẳng ra sao không thể cho nằm trong ‘khuôn thước lớn’ được ..
    Hồng phạm Hùng Việt viết:
    Nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Thạch (Thổ), ngũ viết Cam (Kim); Dịch học họ Hùng khác Dịch Tàu ở 2 điểm: trong 5 hành đã hoán đổi vị trí hành Kim và Thổ (viết thành Cam- Kim  và Thạch- Thổ) .
    Đối chiếu những con số của  5 hành Hồng phạm và nút số của Hà Thư  ta nhận ra sự tương đồng vị trí hoàn toàn  đúng y  như tính chất các Dịch tượng trong Dịch học Hùng việt chỉ định .
    Hành Hỏa ở phía trên hoặc phương Bức (hướng xích đạo); Hành Thủy chiếm bên dưới hoặc hướng địa cực Bắc hiện nay.
    Mộc ở phương Đông, Thục (Thạch, Thổ) ở phương Tây và Cam ở chính giữa.

    Đoạn văn chỉ dẫn trên cho ta biết Hà Thư chính là Dịch học dùng nút số vì có sự thống nhất hoàn toàn về tính chất và phương vị các Hành và các nút số Thập can hiểu theo nghĩa trong tiếngViệt  .

    *Xét Đoạn 2 - nói về tính chất của mỗi Hành :  
    Hỏa viêm thương
    Thủy nhuận hạ
    Mộc viết khúc trực
    Thạch viết tòng cách
    Cam viết giá sắc
    (Nguyên văn cổ thư Trung Hoa : Kim viết Tòng cách ,Thổ viết giá sắc)
    Dựa vào truyền thuyết nhiều nhà nghiên cứu đã đặt thứ tự Ngũ hành vào Lạc đồ Kết quả không chỉ ra được điều gì về tính chất các hành Nhưng khi lồng Ngũ hành vào Hà thư như chúng ta đang làm thì chợt nhận ra ...Hồng phạm đúng là  khuôn thước lớn , là nguyên lý nền tảng và phổ quát .
    Chỉ vài hàng tưởng là vớ vẩn ...Hỏa viêm thượng ,  Thủy nhuận hạ , Mộc viết khúc trực, Thạch viết tòng cách , Cam viết giá sắc... thực ra chính là nền tảng của tư duy , chỉ ra các mối liên quan cơ bản giữa con người và nhiên giới , con người và Xã hội cũng như con người với chính mình ....qủa đúng là Hồng phạm .
    Ta đã biết số 2 và 1 trong Hà Thư là nhẹ và nặng, số 8 và 9 là mềm và cứng nên so sánh mới viết:
    . Hỏa số 2 viêm thượng, lửa thì nhẹ nên bốc lên trên cao; đấy là nghĩa vật lý còn ý nghĩa triết học: tinh thần là phần làm nên giá trị con người, tức trở nên cao quí hay viêm thượng.

    . Thủy số 1 nhuận hạ, thân xác cũng là 1 sinh vật trong sinh giới, nó cũng bị chi phối bởi các quy luật vật lý và sinh học như các động thực vật khác nên Dịch viết: Thủy nhuận hạ, hạ đây không phải là hạ cấp, bên dưới mà là sự ràng buộc vào thế giới vật chất thực tế, cụ thể.

    . Thạch số 4 viết Tòng cách (nguyên văn Kim viết Tòng cách)
    Tòng là tuân theo Cách là sửa đổi .
    Hướng Tây là cứng (Hà Thư) là mối quan hệ người – tự nhiên (tứ tượng) nên ngũ hành tượng trưng bởi đá, tục ngữ Việt thường nói cứng như đá; không thay đổi là đặc tính của quy luật lý lẽ.
    Chi phối mối tương quan con người và tự nhiên là lý lẽ; đứng trước các quy luật con người chỉ có một cách duy nhất là tuân theo, không thể nào sửa đổi được vì nếu sửa đổi được thì đâu có còn là quy luật tự nhiên, đó chính là nghĩa chữ Tòng.
    Tôn trọng theo đúng các quy luật để vận dụng ngay các quy luật đó làm lợi cho mình gọi là cách.
    Thí dụ: ta không thể bắt nước chảy ngược từ thấp lên cao được; nhưng vận dụng ngay quy luật nước chảy xuống thấp để đắp đập tưới tiêu, làm thủy điện v.v… Biến thủy tai thành thủy lợi đấy chính là tòng cách.

    . Mộc số 3 viết khúc trực .
    Khúc trực có nhiều ý:
    - Gẫy khúc và thẳng thắn
    - Cong và ngay
    - Gián tiếp và trực tiếp
    Ý rất rõ muốn đến thẳng phải đi đường vòng … nói như thế nghe hơi kỳ…
    Quẻ Mộc phương Đông chỉ xã hội chỉ mối tương quan – Người và Người.
    Hà thư có vòng trong là vòng sinh, vòng ngoài là vòng thành; vòng thành chỉ những gì đã hiện ra; đã hình thành rồi; nhưng cái gốc rễ sinh ra nó lại nằm chìm ở vòng sinh. Thí dụ: trộm cắp như rươi có nguyên nhân chính ở vòng trong là: sự thiếu thốn quá mức như vậy nhà cầm quyền không phải chỉ biết có trừng phạt… mà còn phải biết giải quyết tệ nạn tận gốc rễ tức làm sao để không còn nghèo đói, ai cũng đủ ăn, đủ mặc.
    Tóm tắt mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa, muốn giải quyết nó tức “trực” thì phải thay đổi nguyên nhân đã tạo ra nó tức “khúc” Mộc viết khúc trực không phải là một quan niệm cổ nữa mà là một định luật của ngành khoa học chính trị hiện đại.

    . Cam số 5 viết giá sắc
    Nguyên văn trong Dịch học của Tàu Thổ viết giá sắc.
    Cam là hành trung tâm, là nơi xuất phát và qui về. Cam chính là chỉ con người hay loài người sống thực, một cá nhân bị vây tứ phía bởi các quy luật, tự nhiên và xã hội
    Cam = chính ta, tại đây, lúc này.
    Dịch viết: cam viết giá sắc (nguyên văn Thổ viết giá sắc)
    Giá là gieo, sắc là gặt. Hiểu theo ngôn ngữ này là bởi con người, vì con người
    Chính con người phát động chuỗi phản ứng dây chuyền mà cũng chính con người lãnh hậu quả sau cùng. Có 2 chuỗi phản ứng: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc .

    *Xét đoạn 3 -  nói về ngũ vị :
    Trọng tâm của bài viết nằm ở đoạn này .
    ....  “Nhuận hạ tác Hàm, Viêm thượng tác Khổ, khúc trực tác Toan, tòng cách tác Tân, giá sắc tác Cam”.
    Đoạn nói về ngũ vị đã Chỉnh sửa lại theo Ngũ Hành của Hà Thư Dịch học Hùng Việt :
    Thủy thấm  xuống nên sinh ra vị mặn  , Hỏa bốc lên nên sinh ra vị đắng , Mộc phải cong để mà ngay nên sinh ra vị cay, Thạch phải tuân theo để lợi dụng nên sinh vị chua, Cam là gieo và gặt tức xuất phát và quy về nên sinh vị 4 ngọt .    

    Năm Lớn nói chuyện Khuôn thước lớn. Image013

    Thực ra đoạn văn chẳng có gì là rắc rối , hiểu 1 cách mộc mạc đây chỉ là sự định vị 5 vị trên sơ đồ 5 Hành .
    Hành Thủy và vị Hàm – Mặn cùng ở bên dưới .
    Hành Hỏa và vị Khổ - Đắng cùng ở bên trên .
    Hành Mộc và vị Tân – cay ở bên Đông.
    Hành  Thạch và vị Toan – chua ở bên Tây .
    Hành Cam và vị Ngọt ở trung tâm .
    Điều lạ lùng nằm ở chỗ  :
    Về mặt ngôn từ  Các từ hàm khổ tân toan cam không  chỉ ra chút gì mối liên hệ bên trong  để xác định sự tương đồng vị trí Giữa 5 hành và 5 vị .
    Nhưng khi dùng từ Việt thì tương quan về mặt ngôn ngữ đặt trong khuôn khổ Dịch học giúp nhận ra 1 cách dễ dàng sự liên quan này .
    Theo Dịch học thì Nhỏ bên dưới lớn bên trên .
    Thủy ở dưới là nhỏ , nhỏ=mọn , mọn ↔mặn ; mọn ↔mặn
    Hoả bốc lên theo trục ‘đứng’ nên Hoả có vị ‘Đắng’; đứng↔đắng
    Vị trí của Mộc cũng là bên Mục , ban Mai  mặt trời mọc , Mộc là gỗ là ‘cây’ nên vị của nó ‘Cay’; cây↔cay
    Ngược với bên Mục là bên ‘Chiêu’ , ban chiều ở phía Tây , đất –đá tức hành Thổ – Thạch phía Tây  có vị ‘Chua’; chiêu↔chua .
    Ở trung tâm : hành  Cam – Kim là sắc vàng là vị ngọt (sắc trung tâm , vị trung tâm ).
    Xem Xét sự hợp lý của tên 5 vị trong tiếng Việt và phương vị của nó trong Hà thư  , căn cứ vào tính chất các Dịch tượng có thể nói mà không sợ sai lầm ...Dịch học nguyên thủy viết bằng Việt ngữ , tên gọi các thành phần Dịch học ngày nay đều là các từ hoặc là ký âm  hoặc là chuyển ngữ sang Hán văn từ cái gốc tiếng Việt
    .

      Hôm nay: 12/5/2024, 2:33 pm