Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần II Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần II Flags_1



    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến - Phần II

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần II Empty Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến - Phần II

    Bài gửi by Admin 10/11/2012, 1:53 pm

    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến - Phần II

    Khi nhìn dưới nhãn quan người Việt thì mọi sự khác hoàn toàn .

    Ngay trong lòng Lục Lâm quân buổi đầu kiến lập Hãn quốc thứ I đã có mâu thuẫn giữa người Thát và người Mông tức 2 dòng tộc chính của người chủng Mongoloid .

    Ban đầu dòng Hán Thát phía tây thắng thế kinh đô Hán quốc đặt ở Trường an phía Tây nên tên nước gọi là Hãn quốc Tây , sau khởi nghĩa Xích My triều đình Hãn phía tây tiêu vong ...Lưu Tú chớp thời cơ dựng Hán quốc đông ở Hà Bắc – Sơn tây đóng đô ở Lạc Dương từ đấy dòng Hán Mông phía đông làm chủ ..., nhân khởi nghĩa khăn vàng Đổng Trác tức rợ Đát – Thát cánh phía Tây chụp lấy cơ hội kẹp cổ vua Hán khống chế triều đình nhà Hán ..., đám Tướng Hán – Mông hợp nhau lại thành ‘liên minh Quan Đông’ chống lại ‘tập đoàn Tây Lương’ của Đổng trác tức rợ Đát , Lương trong danh xưng là Lương châu nay là vùng Cam túc – Thiểm Tây , còn Quan là tên gọi vùng Sơn Tây – Hà Bắc từ thời nhà Ân (thuộc quốc Quang) nên Lưu tú mới có tên là Hán Quan vũ đế ...(các từ hãn – vũ - đế đều nghĩa là vua , qua nhiều lần chuyển ngữ sử gia Hán tộc mắt kèm nhèm không nhìn ra đã đội anh chàng người Nam man (quan = nom ↔ Nam) lên tới 3 tầng vua) .

    Xét như thế vùng Hoa Bắc thời này thành ra nơi tranh dành giữa 3 tộc người : Hán Thát – quân tập đoàn Tây Lương thủ lãnh là Đổng Trác , Hán Mông - quân liên minh Quan đông do Viên Thiệu cầm đầu và Việt - quân khăn vàng của Thủ lãnh họ Trưng – Trương . ..., Tàn cuộc chiến ...cả Hoa Bắc rơi vào tay đại gian hùng Tào tháo . Tháo khôn ngoan không để tiếng với đời làm bộ tiếp tục phò vua Đông Hán cho tới khi con là Tào phi mời họ Lưu xuống ...lập ra nước của họ Tào , Hán sử gọi là nước Bắc Ngụy , là 1 trong Tam quốc .

    Ở miền Nam ... thông tin người Hán để lại về nước Thục và Ngô cực kỳ lộn xộn rất có thể là do nhiều dòng sử ghi chép riêng biệt ; tên đất tên người rất khác nhau rối như tơ vò ...

    *Nước Tây Thục :

    Tây Thục là tên trong chính sử Hán tộc .

    Bản thân từ Thục đã nghĩa là phía Tây rồi không hiểu còn thêm chữ Tây vào làm gì ?, điểm rất nhỏ nhưng chỉ ra điều không nhỏ chút nào , dòng sử Trung hoa thời kỳ này không do 1 người thấu đáo về nền văn minh đặt trên nền tảng Dịch học của Trung hoa viết hay chỉnh sửa (cạo sửa ?) nên mới hố hàng ...

    Tây Thục là 2 lần tây thì chỉ tức cười thôi ...đau nhất cho ‘họ’ là quốc danh Ngụy ...

    Thông thường thì tên nước của nhà họ Tào chiếu quy tắc sử học Trung hoa chỉ có thể đặt tên theo 2 cách .

    - Gọi là nước Hán nhà Tào hay thêm vào từ Nam bắc gì đó tương tự nước Hán Tây Đông trước đó vì thời điểm lịch sử này chỉ có sự thay đổi là họ Tào lên họ Lưu xuống còn nước Hán thì vẫn y nguyên .

    - Gọi là nước Tào vì ông tổ Tào Tháo đã là Tào vương thì con cháu lập nước Tào mới phải đạo , thực ra Tào cũng chẳng phải họ tên gì , Tào chỉ là biến âm cùa Từ , tên thuộc quốc phía đông của người Từ Nhung thời Thương Ân .

    Tại sao lại gọi là nước Ngụy ? tư liệu khác gọi là nước Tào – Ngụy ?.

    Ngụy là tên do người Việt đặt cho , Tam quốc trong sử Tàu được người Việt gọi là thời “thù trong giặc ngoài” , Thù trong chỉ ra liên quan giữa Đông Ngô và Tây Thục , còn giặc ngoài là với nước Tào , Ngụy chỉ là biến âm của ‘ngoại’ mà thôi , Sử gia không rành chữ nghĩa ...bị sỏ mũi dẫn đi , Ngoài – Ngoại chép thành Ngụy , vì Ngụy cũng là Giả nên Việt ngữ có từ ‘Giặc dã’ viết sai thành ‘giặc giả’ tức giặc Ngụy vậy , rõ ràng thù trong ý nói đến 2 nước đồng tông –đồng tộc còn giặc ngoài ... đích thị chỉ nước của người khác tộc , nói trắng ra là chỉ Hán tộc ...

    Địa bàn gọi là Kinh châu của Lưu Biểu thời Khăn vàng nay là đất Hồ Nam – Hồ Bắc và cả Qúy châu ..., Việt Nam sử lược viết :

    .... “LýThiên Bảo cùng với người họ là Lý Phật Tử đem quân chạy vào quận Cửu Chân, rồi bị quân nhà Lương đuổi đánh chạy sang Lào, đến đóng ở động DãNăng, xưng là Đào Lang Vương, quốc hiệu là Dã Năng.

    Năm Ất Hợi (555) là năm thứ 7 đời Triệu Việt Vương, Lý Thiên Bảo mất, không có con, binh quyền về cả Lý Phật Tử ” ....

    Đối chiếu 2 dòng sử , dựa trên âm ngữ thì nhận ra ...Lý thiên Bảo chính là Lưu Biểu và Lý Phật tử là Lưu Bị , so sánh về thanh âm thì ‘Lưu Bị’ lại rất gần với ‘Lý Bí’ ; có thể Sử Việt đã lẫn lộn viết Lý Bôn cũng là Lý Bí thực ra họ là 2 nhân vật lịch sử cách nhau đến mấy trăm năm , Lý Bôn – Lưu Bang thời kháng Tần còn lý bí – Lưu Bị là nhân vật thời kháng Hán – Ngụy , Lưu Bị - Lý Bí và Lý phật Tử là 1 nhân vật lịch sử .

    Dã năng thực ra là Dạ Lang còn danh xưng Đào lang có lẽ là Đoài lang viết nhầm , Đoài trong văn minh Việt là Phương tây (thôn đông thôn Đoài) cùng nghĩa với Thục , Đoài lang đồng nghĩa với Thục vương , ở đây chỉ Lưu Biểu ‘tiên chúa’ nước Tây Thục .

    Lưu Biểu – Lý thiên Bảo chúa Kinh châu chết binh quyền giao lại cho Lý Phật Tử cũng gọi là Lý Bí _ Lưu Bị , Lý Bí _ Lưu Bị xưng là Lý Nam đế tức vua nước Nam họ Lý.

    Sử chép năm 190-192 ở huyện Tượng lâm cực nam quận Nhật Nam .

    Dân chúng nổi lên giết quan lại nhà Hán tôn Khu Liên làm vua lập nên nước Lâm ấp , thực ra không hề có nước Lâm ấp chỉ có nước Nam thủ đô là Nam ấp viết sai thành Lâm ấp . Khu Liên không phải là nhân danh mà có lẽ là Tộc danh , kiến gỉai này xem ra có phần xác đáng khi sách Thiên Nam ngữ lục viết ....Khu Linh người nước Nam ta ..., Khu Linh thiết Kinh ..., nói Khu Liên lập nước Nam thực ra là nói Tộc người Kinh lập ra nước Nam ?. Người Kinh không phải mang nghĩa như ngày nay mà người Kinh tức người dân ‘Kinh châu’ của Lưu Biểu , người châu Kinh lập nước Nam vua là Lý Nam đế ...hoàn toàn hợp lẽ và kín kẽ (Trong Dịch học thì Kinh và Nam là một).

    Câu Đinh là nước ở Tây – Nam Trung quốc khoảng các tỉnh Vân nam Quảng Tây và Quý châu ngày nay .

    Câu đinh thiết Kinh - nước Kinh .

    Khu Linh thiết kinh – người Kinh .

    Khu Linh lập ra nước Nam .

    Lý Phật tử – Lý Bí xưng là Lý Nam đế tức vua nước Nam họ Lý .

    Thì ra Kinh và Nam là 2 tên gọi của chỉ 1 nước , đây cũng chính là nước mà sử Tàu gọi là Tây Thục ...

    Liệu người Kinh nước Kinh ở vùng Tây nam Di này có liên hệ gì với đất Kinh châu của Lưu Biểu ?.

    Năm Kiến An thứ 6 (201), vua Hán sai Trương Tân làm Thứ sử Giao Châu. Tân bị tướng là Khu Cảnh giết, châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu sai Huyện lệnh Linh Lăng là Lại Cung thay Tân.

    Lại Cung tuy nhận lệnh của Lưu Biểu nhưng chưa sang được Giao Châu mà ở lại quận Thương Ngô (Quảng tây ), sau Thái thú Thương Ngô là Ngô Cự bất hòa với Cung, đem binh đánh đuổi, Cung lại chạy về Linh Lăng Kinh châu .

    Như thế năm 201 Quảng tây đã thuộc về Lưu Biểu , chắc là từ Kinh châu tới Giao châu đã thông đường nên Lưu Biểu mới dòm ngó đất Giao châu ; xét như thế thì Kinh châu đã nối liền với đất Câu Đinh của Tây Nam Di thành 1 giải thống nhất và trở thành miền đất Nam để Lý Bí – Lưu Bị xưng danh Lý Nam đế ; vậy là nước Nam của Nam đế đã bao gồm cả đất Câu đinh và Kinh châu , từ bàn đạp phía Nam này năm 214 Lý Bí – Lưu Bị tiến chiếm Tứ xuyên và định đô ở đấy để chuẩn bị cho việc đánh Tào Ngụy thu hồi Nam Thiểm Tây – Tây Hà Nam đất gốc của ông tổ họ Lý là Lý Bôn – Lưu Bang .

    Sau năm 214 trên Giao chỉ :

    Phía Đông thì Sĩ nhiếp – Ngạn Uy đã đem nhập vào với lãnh thổ Đông Ngô , phía Tây là nước Mãnh Mẽo của Nam man vương Mãnh Hoạch , ‘Mãnh Mẽo’ có thể là do từ ‘Mường – mèo’ mà ra , theo sử ...Khổng Minh 7 lần bắt Mạnh Hoạch rồi thả cả 7 lần khiến Mạnh Hoạch cảm động mà đem nước Mãnh Mẽo nhập vào làm xứ tự trị của Tây Thục .

    Thực ra đây chỉ là tiểu thuyết hóa sự việc ...đụng chạm và thương lượng bàn bạc sau cùng ‘hoà hợp hoà giải’ dân tộc của 2 cộng đồng cùng là con cháu Lý Bôn ( Lý Bôn người đất Phong ) mà thôi .

    Theo Tam quốc diễn nghĩa Gia Cát Lượng sau thu phục Mạnh Hoạch, lúc rút quân có dừng lại sông Lư Thủy, làm lễ tế cho các tử sĩ trong cuộc Nam chinh. Trong bài văn tế có câu:

    "Từ khi giặc xâm lăng cõi Thục
    Binh khởi đất Mường"...

    Lư thủy Lư giang cũng là Lô giang xác định nước Mường mèo nằm ở lưu vực sông Lô tức tây bắc Việt nam , câu thơ trên chỉ ra cõi Thục của Lưu Bị phía Nam đã giáp tới Giao chỉ ...

    Nước Kinh - Nam hay Tây Thục tan rã như thế nào ? .

    Năm 219, Lã Mông, một tướng kiệt xuất của Đông Ngô, đã tấn công và chiếm được Kinh Châu .Quan vũ bị bắt và xử chém .

    Năm 222, Lưu Bị soái lĩnh hơn 10 vạn quân Thục tấn công Đông Ngô để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho Quan Vũ nhưng bị tướng Đông Ngô là Lục tốn đánh bại trong trận Di lăng phải chạy về thành Bạch Đế và một năm sau ông mất ở đó .

    Lý Bí – Lưu Bị mất , thừa tướng Gia cát Lượng người nắm thực quyền ở Tây Thục vô cùng sáng suốt giảng hoà với Đông Ngô vì dưới nhãn quan của ông Ngụy mới là kẻ thù xâm chiếm Trung Hoa , tính ra ông và Khương Duy kế nhiệm đã tổng cộng 15 lần tiến lên phía bắc đánh Tào Ngụy ...nhưng cơ trời vận nước tất cả đều thất bại , quốc lực Tây thục vì thế hầu như suy kiệt .

    Vào năm 263, Tư Mã Chiêu đem 3 đạo quân tấn công nước Thục ,quân Nguỵ nhanh chóng chiếm được Hán Trung và thẳng tiến đến Thành Đô. Hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng bị giải về Lạc dương . Nước Thục mất từ đó.

    Sử Tàu huênh hoang như thế ....thực ra sự việc phức tạp hơn nhiều ...Ngụy chỉ chiếm được miền bắc là Tứ xuyên , nước Kinh – Nam vẫn giữ được miền Trung sau này gọi là miền Tây nam Di hay Ai Lao di .

    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần II Tuong_10

    Sử Việt nam viết ...vua Đông Ngô sai Lục Dận là cháu Lục Tốn đem quân chiếm Cửu Chân và Nhật Nam hiểu là vùng Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên ...nhưng xét ra vô lý vì Sĩ Nhiếp Ngạn Uy đã đem Giao chỉ nhập vào Đông Ngô từ năm 210 vậy sao lại phải đánh chiếm ?.

    Sử thuyết Hùng Việt cho rằng chính Lục Tốn chứ chẳng phải cháu chắt gì đã điều quân Đông Ngô tiếp thu Cửu chân nay là Qúy châu và Nhất Nam nay là Qủang tây khi kinh đô Tây Thục ở Tứ Xuyên mất vào tay Tào Ngụy ,chỉ có như thế thì sự việc ghi chép trong sử...: “ Sĩ Nhiếp lại chiêu dụ thổ hào ở Ích Châu (Vân nam) là bọn Ung Khải đem dân chúng trong quận phụ thuộc vào nước Ngô”.... mới trở nên có thể và hợp lý ; Tôn Quyền hết sức khen ngợi thăng Sĩ Nhiếp - Ngạn Uy làm Vệ tướng quân tước Long Biên hầu , nếu xét theo sử cũ thì 2 sự việc ....chiếm Cửu chân – Nhật nam và chiêu dụ Vân nam về với Ngô xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau .

    Phần số nước Tây Thục đã hết chưa ?

    Chưa đâu , Miền Bắc rơi vào tay giặc , miền Trung nhập vào với Đông Ngô nhưng dân nước Thục của Lưu Bị – Lưu huyền Đức hay Kinh của Lý thiên Bảo – Lý Phật tử cũng là nước Nam - Lâm ấp của Khu Linh – Lý Nam đế vẫn còn đất miền Nam tức nước Mãnh Mẽo của Nam Man vương Mạnh Hoạch thuở trước và chính miền đất này sau thành ra đất Nam trong xứ Nam – Hà của người Việt chép trong tộc phả họ Phạm .

    Từ phần đất Nam xứ Nam - Hà bị sử sách bỏ sót này Vào thời nhà Đường là đất tự trị của các châu KIMI hay CƠ MI thống thuộc An Nam đô hộ phủ và Phong châu đô hộ phủ ; nước Kinh - Nam đã sống lại 1 cách trọn vẹn về lãnh thổ và oanh liệt trong sự nghiệp với quốc danh Nam Chiếu nghĩa là đất nước của chúa phương Nam đất đai mênh mông từ Tứ xuyên xuống tới biển phía Nam , tây giáp Ấn đô và đông có lúc gồm cả Giao chỉ thuộc Đường , vua phục sinh nước Kinh Nam là Bì la Cáp theo sử Trung quốc , là Bố cái - Phùng Hưng theo sử Việt .

    Nước của chúa phương nam chỉ là cách gọi của người chép sử thực ra tên là nước Mông sau đổi là Lễ , Mông là ký âm Hán văn từ Mường tiếng Việt , Lễ là biến âm của Lỗ tên nước chư hầu có từ thời Tây Châu .

    Quốc danh Kinh Nam từ thời khởi nghĩa khăn vàng là có thực nên người Hồ bắc thời Hoa Nam thập quốc xưng là nước Kinh Nam , điều này chắc chắn xuất phát từ nguồn cơn lịch sử Kinh nam = Câu Đinh + Kinh châu thời lưỡng quốc kháng Ngụy .

    Mãnh Mẽo sau chính là phần Nam trong xứ Nam – Hà của người họ Lý (Lý Thành con Lý Thân) ; nơi khởi dựng nước Nam Chiếu tức nước của Nam đế (chiếu↔chúa = đế) là 1 mảng lớn của lịch sử Việt Nam đã bị bỏ sót trong quên lãng ; thực đáng tiếc vô cùng vì chính sai sót này đã phần nào dẫn lái làm méo mó sử Việt nam hiện nay .

    *Nước Đông Ngô trong cái nhìn của Sử thuyết Hùng Việt ?.

    Sử Việt nam chép :

    Dương Diên Nghệ cũng là Dương đình Nghệ là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

    Năm 931 Dương diên Nghệ khởi binh ,... đánh đuổi quân Nam Hán tự xưng Tĩnh hải quân tiết đô xứ . Năm 937 ông bị bộ tướng là Kiều công Tiễn hào trưởng đất Phong châu phản bội giết chết tiếm quyền , con rể là Ngô Quyền từ đất Ái châu tiến binh giết Kiều công Tiễn . Quân Nam Hán lại kéo sang bị đánh cho tan tác trên sông bạch đằng năm 938 (thực ra đây là trận Xích bích thời sử Tàu gọi là Tam quốc) , sau đại thắng quân Nam Hán Ngô Quyền lên Ngôi ( gì ?) sử gọi là Ngô vương hay Ngô vương Quyền trị vì nước việt từ năm 939 đến năm 944.

    Ngô vương Quyền chính là Tôn quyền trong sử Trung hoa , sách sử nước Nam đã bị kẻ thù nhiều lần xóa sạch , người Việt khôi phục lịch sử từ ký ức nên không thể tránh được lầm lẫn , có sự kiện sai lệch cả ngàn năm , điển hình là nhà Ngô đang xem xét.

    Danh xưng Dương diên Nghệ không phải họ và Tên mà là chức hiệu .

    Dương biến âm của dưng – dâng (lên) chỉ phương đông mặt trời mọc .

    Diên ký âm chữ Nho sai của giêng là đầu tiên (tháng giêng tháng hai).

    Nghệ không phải tên riêng mà là tước vị , Tiếng Việt 2 từ Cao – cả được dùng chỉ thủ lãnh , chúa hay người đứng đầu , Nghệ chỉ là từ dịch sang Hán văn của ‘cao – cả’ mà thôi .

    Dương diên Nghệ là chức hiệu mang ý nghĩa : ‘Chúa đầu của cộng đồng phía đông’.

    Tương tự : Dương đình Nghệ là chức hiệu ‘chúa lớn của cộng đồng phía đông’ , đình chẳng qua là biến âm của từ đùng , to đùng ..., đùng ↔đình ; to như cái đình.

    Ngô vương Quyền theo sử cũ được hiểu là : vương họ Ngô tên Quyền , chính xác Ngô không phải họ mà là nước Ngô , Ngô vương là chúa nước Ngô , Quyền là tên .

    Đối chiếu 2 dòng sử .. xét 3 vị chúa có công lập nên nước Đông Ngô .

    Tôn Kiên , Tôn Sách và Tôn Quyền .

    Nguyên thủy Tôn chỉ là từ dịch từ ‘ cao’ Việt ngữ (tối cao = chí tôn) dùng chỉ bậc bề trên - thủ lãnh - người cầm đầu , về chức năng trong cụm ‘chức hiệu’ thì ‘Tôn’ và ‘Nghệ’ là đồng nghĩa , về sau người ta coi Tôn như tên họ và đã tạo chữ khác viết thay thế để phân biệt .

    Tôn Kiên là chúa công tên Kiên , đặc biệt chữ Kiên cũng đọc là Diên , điều này cho thấy sự đồng nhất giữa 2 chức danh chép trong 2 dòng sử của cùng 1 nhân vật lịch sử Tôn Kiên - Diên Nghệ .

    Dương đình nghệ và Dương diên nghệ xét theo khía cạnh là chức hiệu thì nhận thấy không phải là 2 tên gọi của 1 người , mà là 2 vị chúa có thứ tự trước và sau , Giêng nghệ là chúa đầu , Đình nghệ là chúa sau , một khi đã đồng nhất được Tôn Kiên là Diên nghệ và Tôn Quyền là Ngô Quyền thì đương nhiên Tôn Sách và Đình nghệ là 1 người .

    Đối chiếu với sử Trung hoa có thể điều chỉnh mối quan hệ gia đình 3 vị chúa đầu nước Đông (dương) Ngô trong sử Việt :

    Dương giêng nghệ là cha , 2 con là Dương đình nghệ và Ngô vương Quyền , Đình nghệ là anh , Quyền là em đã xưng đế nước Ngô nên dùng tước hiệu Ngô vương .

    Về 1 điểm rất đáng lưu ý trong quan hệ giữa 2 nước của người Bách Việt ở Hoa nam thời cùng nhau kháng Ngụy – ngoại ; mối thù giết cha giữa Tôn Sách -Tôn Quyền và Lưu Biểu khó có thể là thực khi xét mối quan hệ giữa 2 hoàng tộc Đông Ngô và Tây Thục thời mới phục sinh .

    Chỉ suy nghĩ 1 chút cũng có thể nhận ra điều ngụy tạo có ý đồ chính trị rõ rệt của Tàu sử .

    Lưu Bị là người thừa kế sự nghiệp của Lưu Biểu từ đất Kinh châu ngoài ra còn là anh em họ cùng dòng hoàng tộc nhà Hiếu của Lý Bôn – Lưu bang , thù giết cha là thù không đội trời chung ; liệu Tôn Quyền có thể gả em gái và bản thân Tôn Nhân hay Tôn thượng Hương có chấp nhận lấy truyền nhân của kẻ thù giết cha mình làm chồng ? , mà nào phải chồng hờ kiểu chính trị gì đâu , tình nghĩa vợ chồng nơi họ thâm sâu tới nỗi Tôn ‘phu nhân’ đã lìa bỏ anh trốn theo chồng về đất Thục xa xăm ???.

    Cũng vì lầm lẫn Kiên và Diên , Vũ văn Giác là con rể Dương Kiên , Ngô Quyền là con rể Diên Nghệ mà sử gia Việt đem những thông tin xảy ra thời bắc Chu gán vào thời nhà Ngô Việt nam ; lấy tình tiết Dương Kiên đoạt ngôi của cháu ngoại là Chu tĩnh đế lập nên nhà Tùy gán vào thời nhà Ngô trong sử Việt thành Dương tam kha con Diên Nghệ , em hay anh của thái hậu họ Dương cướp ngôi của cháu Ngô Quyền lên làm vua xưng là Dương bình vương , từ đấy nảy ra triều hậu Ngô vương và loạn ‘Thập nhị xứ quân’ không hề có ....

    Đoạn sử Đinh tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước thực ra là bản sao của sự kiện Tần thủy Hoàng thống nhất thiên hạ chấm dứt thời chiến quốc trong sử Trung Hoa .

    Đanh ↔ đinh ↔ định ↔ tịnh ↔tĩnh ↔tạng ↔ tượng và cang ↔cương ↔ cứng ↔ khăng ↔ Khang ↔Khương ↔ Khung đều có gốc là dịch tượng cứng rắn không đổi của phía tây (ngược với phương Đông là mềm – động) theo quan niệm của dịch học .

    Tần đọc là Chin chẳng qua là ký âm của chín - 9 , số 9 trấn phía tây Hà thư cùng với số 4 , 4 – tư - tứ - tây , Tần – Chin – Chín - 9 ký âm Latinh thành China ..., thì ra tên ‘quốc tế ’ của Trung hoa cũng có gốc từ tiếng Việt ... còn gì để nói nữa ?.

    Thực đau sót cho người họ Hùng , mối quan hệ nặng tình đồng Tộc tốt đẹp giữa Kinh Nam (Tây Thục) và Đông Ngô thuở đầu gian khó chống ngoại xâm đã đổ vỡ chỉ vì tham vọng về đất đai và ân oán cá nhân của mấy ông vua bà chúa , nếu biết đặt quyền lợi dân tộc trên hết thì đôi bên đâu có đánh nhau tới nỗi suy kiệt ngay lúc ‘giặc ngoài’ còn sờ sờ ra đó ..., sai lầm của vua chúa Đông Ngô và Tây Thục ‘đặt nặng thù trong xem nhẹ giặc ngoài’ đã khiến cả dân tộc phải trả gía qúa sức đắt : hơn 300 năm làm thân nô lệ ....lên rừng tìm ngà voi , xuống bể mò ngọc trai... mãi tới thời vua Vũ văn Giác nhà Bắc Châu tức vua Văn thứ nhất năm 557 phục hưng Trung hoa mới thoát kiếp súc vật 2 chân trở lại làm người .

    Tóm lại :

    Lịch sử Trung hoa không có thời Tam quốc chỉ có thời Lưỡng quốc kháng Ngụy .


    Nói ‘Khăn vàng’ là cuộc nổi dậy của tín đồ đạo Giáo là không đúng , thực chất đây là cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước đánh đuổi quân xâm lược Hãn quốc khôi phục chủ quyền quốc gia của người họ Hùng , đạo Giáo chẳng qua chỉ là cái vỏ bọc để bí mật xây dựng lực lượng .

    Thủ lãnh khởi nghĩa khăn vàng ở quy mô toàn Thiên hạ trong Việt sử là chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị , Hoa sử chép thành anh em Trương Giác – Trương Lương – Trương Bảo (Trắc – Nhị là 1 -2 , giác – lương - bảo cũng chỉ là nhất 1– lưỡng 2 – ba 3 …có khác gì nhau ?) .

    Anh em Triệu quốc Đạt – Triệu thị Trinh là người cầm đầu khởi nghĩa Khăn Vàng ở Giao châu . Tuy Triệu quốc Đạt và nữ chúa Triệu thị Trinh đền nợ nước nhưng đổi lại Mã viện đã phải cắm mốc phân ranh 2 nước Hán - Trưng ở động Cổ Sâm – Quảng Tây , nghĩa là ‘tướng mặt ngựa quân đầu trâu’ không hề chiếm được đất Giao chỉ thời khởi nghĩa Khăn vàng oanh liệt .

    Lưu Biểu cũng là Lý Thiên Bảo cùng với Lưu Bị cũng là Lý Bí là 2 lãnh tụ khởi nghĩa Khăn vàng ở Kinh châu . Khởi nghĩa thành công đưa đến việc thành lập nước Kinh – Nam của người Việt , Hán sử gọi là nước Tây Thục .

    Tôn Kiên- Dương diên Nghệ và con là Tôn Sách – Dương đình Nghệ đã lãnh đạo quân Khăn vàng khởi nghĩa thành công ở Dương châu sau truyền lại cơ nghiệp cho Tôn Quyền tức Ngô vương Quyền Lập nên nước Đông Ngô , chiến công hiển hách nhất sáng hơn bất cứ trang sử loà sáng nào trong suốt chiều dài sử Việt là chiến công của Tôn Kiên – Dương diên Nghệ đánh bại rợ Đát – Đổng Trác chiếm kinh đô nước Hán , tịch thu ấn truyền quốc của nòi giống Hán ..., điểm này sử Việt Nam không hề nhắc tới vì ...‘nước ta’ chỉ ở Giao chỉ thôi ...Đông Ngô Tây Thục là đất của Hán tộc ...buồn thay cho cái nhãn quan sử học ...ti hí .


      Hôm nay: 7/5/2024, 6:39 pm