Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 2 . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 2 . Flags_1



    Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 2 .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 2 . Empty Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 2 .

    Bài gửi by Admin 7/8/2012, 2:10 pm

    Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 2 .

    Đáng xem xét ở đây là từ nguyên của Thục Phán.

    Trần Quốc Vượng có lẽ dựa vào Cầm Trọng coi Thục Phán có gốc Tuc/To (đánh giặc, mở đất?) + Phắn /Phanh (mở đất mở mường)=thủ lĩnh đánh giặc, mở đất, mở mường trong từ vựng Tày-Thái cổ(?) trong khi Cầm Trọng lại dịch to túc phăn=người thống soái các đoàn quân chinh chiến thời cổ. [34]

    Nhưng theo tôi, có nhiều khả năng hơn là Thục Phán=Shu pan (Hán) có gốc Chu Phen trong Chẩu/Chu phen đin/Chẩu phen căm=Chúa Đất/Chúa Người=lãnh chúa lớn cao nhất của người Lự (Chẩu=Chủ/Chúa, phen=1000=tượng trưng số nhiều, đin= đất, căm =người).

    Ta biết chẩu/châu=chu, tương ứng với zhu (BK)=chủ (H-V) và có thể đã biến âm thành shu=Thục. Theo Lý Lạc Nghị - Jim Waters [35] chữ Thục (shu) trong Ba Thục có nghĩa gốc-tượng hình chỉ ấu trùng một loài bướm(?!) nhưng lại đồng âm với nhục=ai/người nào. Điều này cho thấy, tên gọi Thục tương ứng với chu/chau =người [36] .

    Zhu Chang Li [37] cho biết chau phen din (Lự, Thái Đen)=zhao pian ling (Bái - một nhóm Thái) và trong tiếng Bái zhao=vua/tộc người /khu vực /đất/ruộng.

    Mặt khác, phen có thể gốc phan/pan/ban=1000 (Sipsong phan/pan na=12000 ruộng), từ đó phanđin=phanna chỉ lãnh thổ.

    Như vậy, Thục Phán là vua của một nhóm hỗn chủng Thái-Lava từ phía tây bắc. Không ngẫu nhiên, trong ngọc phả đền Hùng viết Thục Phán là “bộ chúa Ai Lao” là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Mặt khác, tên gọi An Dương (Ngan Yang) chắc hẳn cũng có quan hệ với các tên gọi nước Nha lang>Văn lang (có gốc Ya Yang); với nước Yelang=Dạ Lang ở tây Quí Châu cũng như đến tên Yuan >Yonok>Âu Lạc...

    Có lẽ, điều này cho phép giải thích một loạt các hiện tượng: mối quan hệ thống nhất giữa văn hóa Dạ Lang, Điền (Thục Điền/Điền Việt) hay văn hóa Tấn Ninh ở Vân Nam với văn hóa Đông Sơn; sự tương đồng về cấu trúc giữa thành Cổ Loa và Xam Mứn của người Lự; các yếu tố Thái trong tiếng Việt... Điều này cũng phù hợp với thông tin của Jumsai về mối quan hệ Yonok (Âu Lạc)- Sip Song Chau Tay (12 châu Thái tức vùng Thái ở Tây Bắc Việt Nam); với quan điểm của Kachorn (1964) đoán nhận cư dân Dvaravati là một dạng Proto Thái; với sự trùng hợp tên gọi Yuan của người Việt, Thái Lanna, Lự và một bộ phận người Lào; với việc phần sông Hồng - con sông nối Vân Nam-Tây Bắc-Bắc Bộ Việt Nam ở bên Trung Quốc theo Kempers [38] được gọi là Yuan Jiang=sông Yuan... (ta biết hiện tượng tên sông gắn với tên tộc người rất phổ biến ở vùng Đông Nam Á cổ).


    [1]Xem Tạ Đức: “Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc -biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn”. Hội Dân tộc học và Trung tâm Tiền Sử Đông Nam Á xuất bản. Hà Nội 1999. Bài viết này, do đề tài đặc biệt của nó chỉ là một phần nhỏ rút ra trong cuốn sách, có rút gọn, sửa sang và cũng được bổ sung một số tư liệu mới. Bị tách khỏi tổng thể, bài viết có lẽ sẽ không tránh khỏi gây cảm giác bỡ ngỡ cho ai đó khi lần đầu tiếp xúc. Do đó, để hiểu rõ hơn một số điểm trong bài này (nhất là về mặt ngôn ngữ) mong bạn đọc có dịp đọc cuốn sách trên. Dù sao, mục đích của tác giả chủ yếu là xới lại “một vấn đề rất hay nhưng cũng rất khó” trong lịch sử dân tộc này để cùng tìm hiểu, trao đổi.
    [2]Trong tên Lawa, âm w có thể là v/u/o, do đó Lawa >Lava//Lua/Lào. Tôi chọn cách ghi Lava. Tên gọi Lava /Lua/Lao...cùng với tên gọi Việt (Yue) suy cho cùng có gốc Ya cùng với Pu vốn là hai từ chỉ người cổ trong ngôn ngữ Tiền Đông Á có quê hương từ núi Himalaya, từ đó phát triển thành các hệ Hán-Tạng, Thái-Kađai, Nam Á, Nam Đảo. Chính hai từ đó là gốc của Bai Yue =Bách Việt, Bai Pu=Bách Bộc là tên người Hoa dùng chỉ các tộc khác ở Nam sông Dương Tử. Các biến âm của Ya là La/Nha/Ja/Cha/Xa/ Ka/Kha/Ta/Yang/Lang/Rang/ Nhang/ Chang/Yay/ Lay/Tay/Jay... còn lưu lại trong tên tự gọi của nhiều tộc người ở Đông Nam Á.
    [3]Điều lí thú là trong tiếng Việt ở Hà Nội của những năm 60-70 có một cặp từ thường chỉ dùng trong giới trẻ để chỉ bố -mẹ là “ông bô-bà via” tương ứng với cặp ông bộc-bà việt (gốc Pu Ya) nếu bỏ thanh nặng và âm cuối c-t. Với từ Lạc Việt nếu bỏ âm cuối c, t sẽ cho La Vie gần đúng với tên tự gọi của người Lava. Tương tự, từ Liệt Ninh (H-V) bỏ hai âm cuối t, h sẽ cho âm Lie Nin gần đúng âm gốc Lenin. Một sự ngẫu nhiên?
    [4]Cholthira Satyawadhna, Ethnic inter-trlationships in the history of Lanna: Reconsidering the Lwa role in the Lanna scenario. Tai culture. Vol II, No 2. SEACOM. 1997, tr 15.
    [5]Cầm Cường. Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam . KHXH. 1993, tr 23.
    [6]Condominas, Georges. Không gian xã hội vùng Đông Nam Á (dịch từ tiếng Pháp). VH. 1997, tr 248.
    [7]sub-states
    [8]Nay gọi là Myamar - BT
    [9]Ratanakul Suriya. The phonology of Lawa in SEA Linguistic Studies presented to A. G. Haudricourt. Bangkok . 1985, tr. (264-309)
    [10]Hill Ronald. C. Where and what was Yonok ? in Proceedings of the 4th International Conference on Thai studies. Kunming . 1990, tr 286.
    [11]Nguyễn Văn Tố. Đại Nam Dật Sử. Hội Khoa học Lịch Sử VN. 1997, tr 443.
    [12]Về tên Yonaka xem Maspero. Eveline. Porée:, Etude sur les rites agraires des cambodgiens. Paris Mouton & Co La Haye.Tome 3 1969, tr 981.Về cách ghi Ngan yang=An Dương xem Aurousseau (1923:212), Chamberlain (1998:14). N.G.Phu (1992) cũng chứng minh Ngai Lao=Ai Lao do ai (Hán phương Bắc)=ngai (Hán phương Nam ). Ta biết, ngay trong tiếng Việt Bắc và Nam bộ cũng có sự tương ứng ngoan-oan, nguyễn-uyễn. Trong trường ca Chương Han cũng có tên Mường Ngân Dang=Ngan Yang trùng với tên thủ đô Yonok...
    [13]Jumsai Sumet. Naga-Cultural Origin in Siam and the West Pacific Singapore . 1989, tr 24.
    [14]sđd:15
    [15]sđd: 265
    [16]sđd, tr 283
    [17]Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái. KHXH 1977, tr 464.
    [18]Parkin sđd, tr 61
    [19]Kunstadter Peter: The Lua (Lawa)...of Maehongson Province , in Southeast Asian Tribes...Princeton University Press.1967, tr 656.
    [20]sđd, tr 252
    [21]sđd, tr18
    [22]sđd, tr 265
    [23]Trần Từ. Người Mường ở Hoà Bình. Hội KHLS VN. 1996, tr 10, 205.
    [24]sđd, tr 14
    [25]Tạ Chí Đại Trường. Thần, Người và Đất Việt. Văn nghệ - Caliorlia- USA . 1989, tr 57. Lịch sử không chỉ biết đến Hai Bà Chương Trắc Chương Nhị mà còn tới Chương Han, một anh hùng huyền thoại Khmu, Lào, Thái Đen; tới Mơ Trang Lơn (=Po Chương Lơn), một anh hùng Mnông thời chống Pháp. Danh hiệu Chương có quan hệ từ nguyên và ngữ nghĩa với Yang, từ chỉ thần linh trong ngôn ngữ của nhiều tộc người Đông Nam Á. Trong cuốn sách, tôi cũng đã chứng minh trong ngôn ngữ Việt, Chăm, Thái, nhiều từ chỉ dòng họ và họ, đặc biệt là các họ quí tộc có gốc là từ chỉ Người/tên tự gọi tộc người. Họ Trương là một cách chữ nghĩa hoá, từ đó Hán hoá danh hiệu Chương...
    [26]matri-centred system
    [27]sđd, tr 280
    [28]có lẽ là đảo Java ở Indonesia . Không loại trừ người Java là con cháu của một nhóm Lava di cư. Java là đảo ở Indonesia tìm thấy nhiều trống đồng Đông Sơn nhất.
    [29]Parkin Robert. 1991. A guide to austroasiatic speakers and their languages. University of Hawaii Press.
    [30]Nguyễn Gia) Phu. Tìm hiểu các từ Ai Lao, Lão Qua, Nam Chưởng. NC Đông Nam Á. No 4. .1992, tr 68.
    [31]Đào Duy Anh. Đất nước Việt Nam qua các đời... Thuận Hoá-Huế. 1994, tr 24.
    [32]Parkin, sđd, tr 100
    [33]Tanabe Shigeharu. Spirits and Ideological Discourse: The Tai Lu Guardian Cults in Yun Nan. Sojourn.Vol 3 No 1. 1988, tr 21.
    [34]Cầm Trọng -Phan Hữu Duật. Văn hoá Thái Việt nam. VHDT. HN. 1995, tr 321.
    [35]Lý Lạc Nghị & Jim Waters. Tìm về cội nguồn chữ Hán.Thế Giới. HN. 1997, tr 716.
    [36]Về mối quan hệ từ nguyên giữa các từ chỉ Người-không gian tộc người (sông, núi, đất, nhà, làng, nước)-đại từ chỉ người-từ chỉ thân tộc-từ chỉ hồn ma-thần linh, tên tộc người-thủ lĩnh -vua chúa... xem Tạ Đức (sđd, phần III).
    [37]Zhu Chang Li.. A research on Pong-an ancient Shan state in Proceedings of the 4th international Conference on Thai studies. Vol I-Kunming. 1990, tr 55.
    [38]Kempers. A.J.B.. The Kettledrums of Southeast Asia . A. A .Balkema/ Rotterdam.1988, tr 263.

    11. Thành Ốc: Cổ Loa -Lamphun...

    Theo Condominas [1] công trình quân sự được gọi là “lăng mộ Lua” (kơvah Loh trong tiếng Karen) ở vùng bắc Thái Lan mà ông khảo sát có dáng gần gũi với các công trình hình tròn - một dạng thành bằng đất đắp của cư dân Môn-Khmer - cư dân nguyên thủy Đông Dương còn vết tích trên một vùng rất rộng ở Thái Lan, Cămpuchia, cao nguyên Thượng Lào, Nam Việt Nam.

    Có thể thấy, thành Cổ Loa, kinh thành của nước Âu Lạc, còn được gọi là Kiển thành (thành hình kén) chính là một dạng thành hình tròn nói trên.

    Theo Higham, thành Cổ Loa được dựng cùng thời với các thành đất đắp ở thung lũng sông Mun (Thái Lan) tức vào khoảng 400 năm tr CN đến 200 năm sau CN và giữa hai vùng có sự tiếp xúc trao đổi qua dãy Trường Sơn. Thành có nhiều vòng thành nhất hiện còn là thành Noen U Loke với 5 vòng. Đặc biệt, kết cấu thành Ban Chiang Hian rất gần gũi với thành Cổ Loa [2] . Tên sông Mun cho thấy chủ nhân vùng này là người Mun/Môn tức người Mường cổ.

    Về mặt kiến trúc, thành Cổ Loa có lẽ là thành lớn nhất trong số các thành đất đắp hình tròn của cư dân Môn-Khmer cổ còn dấu tích dày dặc ở Đông Nam Á lục địa và Madagasca có niên đại cách đây 1500-2500 năm trong đó nhiều thành có đặc điểm tương tự thành Cổ Loa với sự kết hợp chức năng phòng thủ với chức năng chứa nước, dẫn nước, giao thông...

    Vấn đề là, trong các sách tiếng Hán xưa của cả Trung Quốc và Việt Nam như Nam Việt chí (Cựu Đường thư), An Nam chí lược, An Nam chí nguyên, Việt Kiệu thư, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí, Hoàng Việt dư địa chí, Đại Việt sử kí toàn thư thì thành được ghi bằng nhiều tên Hán Việt khác nhau là: Khả Lũ, Khả Lưu, Loa Thành, Côn Lôn, Tư Long, Quỉ Long...

    Về tên gọi thành này có nhiều quan điểm.

    Stein, khi xem xét mối quan hệ về mặt từ nguyên giữa các biểu tượng mang tính vũ trụ như quả bầu, hang, núi Côn Lôn trong văn hóa Trung Hoa và Việt đã cho rằng từ Côn Lôn có gốc klong (Tây Tạng)=rộng lớn, một thể hỗn mang, một làn sóng, mọi vật lượn sóng (ví dụ những nếp uốn của vỏ sò), sự rộng mênh mông về không gian và chiều sâu tinh thần, điểm trung tâm... Từ đó, thành Cổ Loa đã được dựng theo mô hình huyền thoại Côn Lôn với hình xoắn của vỏ sò...

    Trong một cuốn sách năm 1990, ông cũng đưa ra các bằng chứng về việc Phạm Lãi khi dựng thành cho vua nước Việt Câu Tiễn cũng đã mô phỏng mô hình vũ trụ khởi nguyên - núi Côn Lôn tương ứng với với thiên văn (tượng của trời). Đặc biệt, ở phía mặt lớn của thành, Phạm Lãi còn cho dựng Qui Sơn=Núi Rùa có vai trò là “quái du đài” - tức nơi để xem bói mu rùa và quan sát thiên khí. ...

    Cũng theo Steine, trong tâm thức Trung Hoa, núi Côn Lôn, nơi khởi nguồn của sông Hoàng Hà, cũng được coi là ngọn núi khởi nguyên và trong nhiều trường hợp được đồng nhất và chia sẻ nhiều đặc tính với núi Meru của Ấn Độ, núi Sumeru Tây Tạng.

    Đặc biệt núi Côn Lôn cũng được quan niệm có 9 tầng (theo chiều dọc) hay 9 vòng quanh co hình xoáy ốc thể hiện 9 khúc quanh co của sông Hoàng Hà (theo chiều ngang). Đó là nơi trú ngụ của các con rồng bay lên trời cũng theo hình xoáy ốc. Tương tự núi Meru, Côn Lôn là cột trụ nối trời với đất, là trục của vũ trụ và của 9 tầng trời được dựng trên lưng rùa, nơi chứa đựng linh khí, nơi thành hôn của Phục Hi và Nữ Oa - cặp vợ chồng khởi nguyên vốn là hai anh em ruột và là ông bà tổ của người Trung Hoa.

    Mặt khác, ông cũng vạch ra mối liên hệ giữa truyền thuyết Rùa Vàng giúp việc dựng thành Cổ Loa với quan niệm về vai trò trấn thủy, bảo hộ đê điều của các biểu tượng rùa-trâu-ốc thể hiện qua tục yểm hay ném xuống sông hồ tượng các con vật trên đúc bằng kim loại, tục thờ thần Trấn Vũ (Rùa=Huyền Vũ) ở Trung Quốc và Việt Nam; mối quan hệ biểu tượng và từ nguyên giữa rùa-trâu-ốc sên (rùa có hai cái bướu ở đầu như sừng của trâu và ốc sên, trong tiếng Hán ốc sên được gọi là ốc ngưu (H-V)... [3]

    Trong mối liên hệ đó, theo Taylor , việc dựng thành Cổ Loa và truyền thuyết rùa vàng cũng gợi nhớ đến việc nhà Tần xây dựng Thành Đô ở Tứ Xuyên sau khi chiếm nước Thục một thế kỉ trước đó. [4]

    Cần nói thêm, hình xoáy ốc tương ứng với hình cuộn tròn của mình rắn cũng chính là hình thế của núi khởi nguyên Meru/Sumeru/Himalaya cũng được coi là mô hình của các đền tháp Ấn Độ và Đông Nam Á cũng như của kim tự tháp của người Indien Aztec ở Mexico . [5]

    Rõ ràng, việc dựng thành Cổ Loa theo sử sách có hình xoáy ốc với 9 vòng thành đã nằm trong một truyền thống chung của kiến trúc tiền sử nhân loại. Đó là tạo ra các công trình gắn với các huyền thoại khởi nguyên và mô phỏng một mô hình, một biểu tượng vũ trụ khởi nguyên....

    Trong khi đó, Đào Duy Anh [6] , một mặt, coi tên gọi Loa Thành là “do người Trung Quốc đặt ra để gọi thành xưa của An Dương Vương mà tập truyền cho là hình xoáy ốc (loa=ốc), vì thấy nó có vòng trong vòng ngoài, được miêu tả là “có 9 lớp, chu vi 9 dặm”. Từ tên Loa thành đó mới có tên làng Kẻ Loa=người làng có thành Loa, có tên thành là Kẻ Loa rồi sau phiên âm thành chữ Hán là Cổ Loa/Khả Lũ”, mặt khác cũng ngờ rằng Loa thành với Kiển Thành (thành hình kén) do Mã Viện cải tạo là một.

    Trần Quốc Vượng, tuy cũng mô tả “thành Cổ Loa gồm nhiều lũy đất quanh co xoáy ốc có kè đá” nhưng lại coi tên gốc của thành là Klủ>Chủ, liên quan tới các từ dân gian gọi Cổ Loa là Kẻ Chủ, thành Chủ; tên An Dương Vương là vua Chủ, trong đó Chủ=Chẩu=thủ lĩnh và tương ứng với vai trò kinh đô, nơi vua ở của thành, còn tên Cổ Loa thì chỉ là”một lời lí giải kiểu ông đồ” [7] ...

    Bùi Văn Nguyên [8] khi coi Thành Đông/Loa Thành/Việt Vương Thành có thể ở xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi cũng có đền An Dương Vương lại cho rằng tên Loa Thành =Thành ốc có thể là thành xây bằng gạch vỏ ốc chứ không chắc là thành có hình xoáy ốc vì ở chính vùng này ở dưới đất có nhiều vỏ sò, ốc kết thành tảng có thể dùng để xây tường thành chắc như gạch (!).

    Mặt khác, Hà Văn Tấn cho hay: học giả Anh Davidson từ hiện tượng Rùa Vàng là thần bảo hộ cho thành Cổ Loa trong truyền thuyết Mị Châu -Trọng Thủy, cho rằng tên Cổ Loa rất có thể tương ứng với kara (Chăm)=kroa (Giarai)=kula (Proto IN)=rùa=kula/karac (Proto Nam Đảo) = con trai... [9]

    Tuy nhiên, được biết: ốc=klo (Khmu)=lo ( Proto Va , Lava)=lo (BK)=loa (H-V)... Điều này cho thấy tên thành Cổ Loa cũng như các tên gọi khác như Khả Lũ, Côn Lôn, Tư Long...có nhiều khả năng đều là sự chuyển âm Hán Việt của từ cổ klo với hai âm đầu k-l và nhiều nghĩa trong đó một nghĩa=ốc hiện còn được bảo lưu trong tiếng Khmu. Điều lí thú là nhiều địa danh quanh Cổ Loa như sông Cà Lồ, bến đò Lo, làng Lủ (Việt)= Kim Lũ (H-V)= tên làng Cổ Loa; vùng/huyện Phù Lỗ...và cả tên người làm nỏ thần trong truyền thuyết Loa Thành là Cao Lỗ ... đều có thể có quan hệ từ nguyên với klo.

    Có thể thấy, từ klo/lo=ốc có họ hàng với một loạt từ chỉ sông nước, tiếp đó chỉ các con vật gắn với sông nước và trở thành các biểu tượng cho sông nước khác như klung (Tây Tạng cổ điển, Môn)=krong (Bahnar, klo (Karen, Toraja)=klu (Arem)= kung/kang/giang (H-V)=gang (Skr)= sông/kênh; >klu (Tây Tạng)=klu/khú (Mường)=rồng (Việt, Khmer cổ)=long (H-V)=vua rắn nước /cá sấu; klu (Mường)= tru (Việt Trung bộ)=trâu (Việt Bắc Bộ); ro (Mường)=rùa (Việt)=kroa (Giarai); khu (Mường)=cá sấu/rồng...

    Tương tự, ya (Lê)=ia/ea (Êđê, Jarai)=ayar (Malay)=aek (Tạng -Miến)=he (BK)=hà (H-V)...=sông/nước >ya (Lê)=tha/xà (H-V)=naga (Skr)= rắn/rồng....

    Cần nhấn mạnh rằng, trong ngôn ngữ Đông Nam Á cổ, các từ klu/klo... hay ya/đa/đak/nak... vốn là các từ có gốc từ chỉ Người (Pu-Ya), sau chuyển thành các từ chỉ sông/nước như một dạng không gian cư trú gắn với người, tiếp đó là từ chỉ các con vật biểu tượng cho sông nước rồi dần mới phân hóa thành các từ chỉ rắn, trâu, rùa, cá sấu, ốc, trai, rồng... [10]

    Vấn đề là, theo Jumsai [11] , bình đồ của thành phố Hariphunchay (Lamphun) vào thế kỉ 7 và 8 sau CN có hình con ốc. Một biên niên sử Thái có tên gọi là Jamthewiwong cho biết, hai đạo sĩ là Vasuthep (hay Sutheva) và Sukkathanta chính là hai người đã thiết kế và xây dựng thành phố đó. Cả hai đã cùng quyết định coi hình ốc là hình dạng thích hợp nhất cho thành phố và nhờ một đạo sĩ thứ ba có tên là Phra Satchnalai tìm cho con ốc ở tận đáy biển làm mô hình mẫu. Khi thành phố Hoàn thành, hai nhà đạo sĩ mời Jamthevi, một hoàng hậu từ phía nam về cai quản. Sau đó, Jamthevi lại cùng với hai đạo sĩ dựng lên một thành phố khác có tên là Khelangnakhon hay Lampang ngày nay cũng có hình thù giống với vỏ ốc.

    Ngoài ra, các thành phố khác trong vùng như Chiang Mai, Phrae cũng có hình vỏ ốc... Khi chuẩn bị xây dựng thủ đô Ayudhya (của người Xiêm), người ta cũng phát hiện được vỏ ốc ở lòng đất chính ở nơi dự định xây, và điều này được coi là một điềm lành. Người Xiêm coi vỏ ốc chính là biểu tượng chiến thắng của Narai, được coi là hiện thân của thần Visnu, vị thần chủ của naga. Cũng ở thời Dvaravati, vỏ ốc được coi là một biểu tượng của nước, sự phồn thực và được dùng trong các nghi lễ lớn của triều đình.

    Chính ở đây, chúng ta cũng có thể kết nối từ Klo/Cổ Loa với từ Krung, từ đứng trước từ Ayudhya, tên thủ đô của nước Xiêm từ 1531 đến 1767. Jumsai [12] nhận xét: từ krung có gốc kreung (Môn)= sông/ kênh. Ai thống trị được sông nước cũng sẽ là người thống trị được đất nước và từ krung trở thành đồng nghĩa với nơi trị vì của vua chúa hay thủ đô.

    Cũng cần nói thêm, trong khi tên các nhánh sông Hồng như Cà Lồ/Lô tương ứng với Klo thì một tên cổ của sông Hồng là Phú Lương, cũng như tên sông Đuống có thể tương ứng với krung /klung.

    Vấn đề là, theo Condominas [13] : Lamphun chính là tên thành và tên một vương quốc của người Lava; Jamthevi, một biến thể của Camadevi/Chamtevi/Camdevi chính là một hoàng hậu gốc Lava (trong khi Coedes coi là người Môn) và đạo sĩ Vasudesa, cũng là người Lava, chính là cha nuôi của nàng; nàng là mẹ của hai vua Môn sau này là Haripunjaya (Lamphun) và Khelanga (Lampang)...

    Như vậy, ta lại thấy có sự tương đồng về tính biểu tượng ốc giữa thành Cổ Loa của người Lạc Việt và tiếp đó của người Âu Lạc với những thành trì của người Lava-Môn-Xiêm (Thái lai Môn).

    Điều lí thú là theo Parkin [14] Khalo/Kalo một thời cũng là từ người Việt gọi chung các tộc miền núi Quảng Bình thuộc nhóm Vietic và hiện vẫn là tên của một số nhóm Palaungic và Katuic. Như vậy không loại trừ đã có mối quan hệ “đồng thanh tương ứng” giữa tên gọi gốc của thành Cổ Loa là Klo với tên gọi tộc người Klo/Kalo cũng như với tên sông Cà Lồ/Lô của sông Hồng, con sông bồi đắp nền văn minh Việt cổ. Điều này lại cho phép kết nối quan điểm coi tên gọi Lạc=Lo/Lua=Người với các quan điểm: a- của Nguyễn Kim Thản -Vương Lộc (1974) coi Lạc=nác/rác/nước; b- của học giả Nhật Goto Kimpei (1975) coi Lạc=lạch, rạch; c- của học giả Lào Kham Banh (1994) coi Ai Lao có gốc Cẩu Lổng=Cửu Long=Chín Rồng... Cần nói thêm là người Toraja (Indonesia) có dạng nhà gần gũi nhất với dạng nhà sống võng trên trống Ngọc Lũ lại có từ klo=kênh /rạch...

    Về Cao Lỗ, Tạ Chí Đại Trường [15] nhận xét: ”Truyện của Việt Điện U Linh... coi Cao Lỗ là bầy tôi của An Dương Vương nhưng (ông) lại là một vị thần được thờ cúng, trong khi An Dương Vương vắng mặt trên đền đài của các triều vua buổi đầu độc lập; ít ra thì tính cách thiêng liêng của Cao Lỗ đã nổi bật hơn, nếu không nói là khuynh loát An Dương Vương, nghĩa là sự thờ cúng Cao Lỗ đã là của truyền thống ăn sâu vào trong thời gian khiến con người quan tâm đến thần linh địa phương như Cao Biền... đã phải lưu ý mà lập đền thờ”...

    Mặc dù trong văn cảnh của truyền thuyết, tên Cao Lỗ từng được gắn với Nỗ=nỏ song có nhiều khả năng hơn Cao Lỗ/Cao Thông chính là biến âm của Klo/Klong=tổ tiên-thần bảo hộ thành Cổ Loa có gốc Klo/Klong=sông/nước/ốc/rùa/trâu/rắn/rồng và đồng thanh tương ứng với tên tộc người Lava/Kala/Kalo=Lạc Việt. Không ngẫu nhiên, Cao Lỗ còn được coi là thần rồng đá (Giáp Mão Thạch Long). Sau này, vị thần-tổ tiên đó đã mang tên Hán hóa là Lạc Long Quân...

    Ngoài ra, cũng có thể kết nối Cao Lỗ/Cao Thông với các từ Cổ Long, Côn Lôn là các từ trong sử sách Trung Hoa dùng để chỉ vua, quan đại thần, cư dân Phù Nam, Chăm, Khmer, Mã Lai... tóm lại các cư dân khác Hán [16] . Đáng chú ý ở đây là tên gọi này cũng lại trùng khớp với tên núi Côn Lôn...

    Mặt khác, suy cho cùng rắn/rùa/ốc/cá sấu..., các hiện thân cụ thể của rồng cũng là các biểu tượng của vua chúa - chủ thành - chủ đất nước và ở trung tâm đất nước. Chính quan điểm này kết nối và thống nhất các quan điểm của Stein - Trần Từ - Trần Quốc Vượng - Davidson về từ nguyên Cổ Loa. Ngoài ra, việc truyền thuyết kể Rùa Vàng giúp Thục Phán xây thành, cho móng làm lẫy nỏ giữ thành cũng là một sự phát triển của mô típ rùa dạy người làm nhà trong huyền thoại khởi nguyên Mường.

    Trong mối quan hệ đó, như một truyền thống, nhiều tên gọi thủ đô của nước Việt sau Cổ Loa không chỉ kế thừa truyền thống kĩ thuật mà còn cả biểu tượng rồng thể hiện qua tên gọi như Long Biên, Long Đỗ (Bụng/Rốn Rồng) và nhất là Thăng Long...


    12. Trống đồng

    Trong một chuyên khảo về trống đồng ở Đông Nam Á, Kempers [17] dẫn tư liệu từ nhiều học giả cho biết:
    a. Trống đồng (yàan) là nhạc cụ quí nhất của người Yuan Kammu (có lẽ một nhóm Yuan Khmu hóa) ở Lào. Từ yàan (Kammu) rất gần với từ yang (Karen) và yang deang (dùng ở Thái Lan). Quan niệm phổ biến của người Kammu là trống đồng được mua ở Miến Điện, trống do người Lwa/Lva (Lava) đúc. Tại vùng Yuan ở Lào cũng có một làng Lva ...
    b. Trong đời sống xã hội và tín ngưỡng của người Lamet, trống đồng có vai trò rất quan trọng. Người Lamet tiếp thu từ chỉ trống đồng=klo từ người Karen và mua trống từ vùng bắc Thái Lan. Chắc chắn, người Lamet không tự đúc được trống mà mua nó từ người Niang - có thể là một nhóm Karen - ở Muong Kiem, gần Chiêng Mai Thái Lan...
    c. Người Karen thường nói họ mua những trống đồng cổ nhất từ người Yu ở Vân nam hoặc người Wakawtha (Vakaotha) hay Swa...
    d. Trống Ongbah (loại I Hegerl) được phát hiện ở hang Ongbah - tỉnh Kanchanaburi, vùng giữa hai con sông Me Khwae Noi và Khwae Yai, theo Parkin [18] vùng này là đất của người La

      Hôm nay: 28/4/2024, 10:04 pm