Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Văn hóa ngôn ngữ  - Trích 1 Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Văn hóa ngôn ngữ  - Trích 1 Flags_1



    Văn hóa ngôn ngữ - Trích 1

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Văn hóa ngôn ngữ  - Trích 1 Empty Văn hóa ngôn ngữ - Trích 1

    Bài gửi by Admin 22/6/2012, 11:34 am

    Văn hóa ngôn ngữ - Trích 1

    -. [Nguồn: Mạng Baidu ]


    Đăng lại từ :Lãn Miên - http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn

    Việt ngữ
    còn gọi là tiếng Quảng Đông, tiếng Quảng Phủ, Bạch thoại [ Bạch Thoại, tiếng Quảng Đông phát âm là “Pạc và”, “và” là nói. QT Tơi-Rỡi: NÔI = Nói = Nài = Na = “Và” = Van = Vân = Văng = Năng = Năn = Nỉ = Ví = Von = Ton = Hón = Hót. Các từ về “nói”: Nôm Na, Nói Năng, Van Nài, Vân Vân, Năn Nỉ, Văng Tục, Ví Von, Ton Hót], Anh gọi là Cantonese, Pháp gọi là Cantonaise, sử dụng phổ biến ở Quảng Đông, trung và nam Quảng Tây, Hồng Kông, Ma Cao và ở cộng đồng người Hoa tại Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Anh, Úc. Tên gọi của ngôn ngữ này bắt nguồn từ thời cổ đại do Trung Quốc gọi vùng Lĩnh Nam là Việt 「越 , thường viết là Việt 「粤」. Việt ngữ là một trong bảy phương ngữ lớn ở TQ, đó là Bắc , Ngô (Hồ Bắc), Tương (Hồ Nam), Việt (Quảng Đông), Mân (Phúc Kiến), Khách (Mai Châu) Cán (Giang Tây). Có thuyết cho rằng Việt ngữ là Hán ngữ đã dung hợp với “cổ Việt ngữ ”. Có thuyết khác lại cho rằng “cổ Việt ngữ ” đã dung hợp với thành phần của Hán ngữ mà thành một ngôn ngữ hoàn toàn mới.
    Việt ngữ
    qua lịch sử phát triển từ thời Tần đến nay đã được hơn 2200 năm. Hiện nay số người sử dụng Việt ngữ trên thế giới là từ 86-130 triệu người, trên địa bàn rộng lớn, không chỉ người Hoa hải ngoại sử dụng mà nó còn giữ gìn cho văn hóa Nam Việt, nó tỏ ra có sức ảnh hưởng lớn, được thế giới đánh giá là một trong những ngôn ngữ có sức sống mạnh mẽ. Hiện tại Việt ngữ đã trở thành ngôn ngữ lớn thứ hai ở Úc, ngôn ngữ lớn thứ ba ở Canada, ngôn ngữ lớn thứ ba ở Mỹ, là ngôn ngữ quan phương của Hồng Kông và Ma Cao. Liên hợp quốc chính thức định nghĩa Việt ngữ là ngôn ngữ và nhận định nó cũng là một trong năm loại ngôn ngữ chủ yếu vận dụng trong sinh hoạt hàng ngàyLeading Languages in daily use. Quốc tế thừa nhận Việt ngữ Cantones là tiếng Quảng Phủ, từ điển đều biên soạn theo khẩu âm Quảng Châu. Việt kịch, Việt khúc truyền thống đều được giữ gìn bằng tiếng Quảng Châu. Từ năm 1970 trở đi ca khúc, Ti Vi, phim ảnh Hồng Kông ảnh hưởng rất mạnh khu vực Quảng Đông và lây lan ảnh hưởng sang các tỉnh phi Việt ngữ, nhưng ở chính bản địa Quảng Châu do cuộc vận động hành chính “mở rộng tiếng phổ thông” nên Việt ngữ bị hạn chế, vì thế Quảng Châu vốn có địa vị là trung tâm lưu hành văn hóa Việt ngữ, đã phải nhường địa vị đó cho Hồng Kông, và trong Việt ngữ hiện đại có thêm lượng lớn những từ vựng mới do Hồng Kông mượn từ Anh ngữ.
    Lĩnh Nam là vùng phương ngữ phức tạp nhất, khác lạ nhất của TQ. Ngoài Việt ngữ còn có Mân ngữ và Khách Gia ngữ (tiếng Hẹ) là khá lớn. Sự hình thành Việt ngữ cũng rất phức tạp, hiện rõ màu sắc di dân: Ngoài ngôn ngữ “cổ Việt tộc
    ” còn có ngôn ngữ các tộc thiểu số nam phương, thành phần cơ bản của “cố Hán ngữ”, các tiếng Khách Gia, Mân , Tương , Cán , đồng thời có số lượng từ mới từ Hán ngữ hiện đại, tiếng Anh và các tiếng Đông Nam Á.
    Đặc điểm chủ yếu của Việt ngữ
    :
    Âm vận phong phú, có 9 thanh điệu, để ngâm vịnh cổ thi thì rất có tác dụng. Bảo lưu nhiều cổ từ, cổ nghĩa mà ở Hán ngữ bắc phương đã bị phế bỏ hoặc rất ít dùng. Ngữ pháp bảo lưu nhiều lối ghép từ ngược với Hán ngữ (đảo trí). Bảo lưu nhiều thành phần gốc của “cổ Nam Việt ngữ
    ”. Thời cổ đại người Hán đã nam thiên vô Lĩnh Nam, tạp cư cùng “Nam Việt tộc bản địa” trường kỳ, nên ngôn ngữ, văn hóa, tập tục hai bên đã không tự giác mà thẩm thấu lẫn nhau. Việt ngữ vừa có thành phần của ”cổ Nam Viêt ngữ ”, vừa có thành phần của Hán ngữ , đó là kết quả dung hợp hai dân tộc. Việt ngữ hiện đại vẫn có thành phần của “cổ Nam Việt ngữ ” chủ yếu là ở từ vựng, mà lại là nguồn từ nằm ở tầng trọng yếu của nó, mà nếu rút bỏ tầng từ vựng “cổ Nam Việt ngữ ” này đi thì Việt ngữ sẽ thành tàn phế ngay, mất ngay công năng biểu đạt giao tiếp bình thường của nó. Có lượng rất lớn từ vựng bất đồng với Hán ngữ bắc phương, vẫn dùng cho đến ngày nay, đây là điểm đặc sắc của Việt ngữ . Phát âm của Việt ngữ rất phức tạp, sai biệt cực kỳ lớn với Hán ngữ bắc phương. Tiếng Quảng Châu nghe rất động thính, rất nhuệ nhĩ. Chín thanh điệu của nó làm cho Việt ngữ ca rất có mị lực, nghe lâu không suy. Nhà ngôn ngữ học trứ danh, giáo sư La Khang Ninh cho rằng: “Việt ngữ có nguồn gốc từ “Nhã ngôn ”, là “hoạt hóa thạch” tiếng phổ thông của nước ta thời cổ đại. Việt ngữ là thứ tiếng phổ thông lâu đời nhất ở nước ta. Đối với vấn đề phiên âm cái phát âm của Việt ngữ, hãy xem xét kỹ càng phương án la tin hóa Việt ngữ (dùng chữ La tin ký âm ) “.


      Hôm nay: 7/5/2024, 2:44 pm