Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Biển Đông thà chết chẳng theo Tần  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Biển Đông thà chết chẳng theo Tần  Flags_1



    Biển Đông thà chết chẳng theo Tần

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Biển Đông thà chết chẳng theo Tần  Empty Biển Đông thà chết chẳng theo Tần

    Bài gửi by Admin 7/4/2012, 11:15 am

    Biển Đông thà chết chẳng theo Tần

    Bách Việt trùng cửu - nguồn : http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/159732

    Tại đình Thượng Cát – Từ Liêm – Hà Nội, nơi thờ Quách Lãng, Đinh Tĩnh Nương và Đinh Bạch Nương là các bộ tướng thủy quân của Hai Bà Trưng, có đôi câu đối cổ chép theo kiểu chữ lệ:

    Biển Đông thà chết chẳng theo Tần  T10

    天方授楚北勍敵難與爭鋒轟烈一場浪泊湖雲猶想像
    義不帝秦南女王可堪共事興亡陳跡君臣界碣合鐫碑
    Phiên âm (Khúc Thần):
    Thiên phương thụ Sở - Bắc kình địch nan dữ tranh phong/ oanh liệt nhất trường/ Lãng Bạc hồ vân do tưởng tượng
    Nghĩa bất đế Tần - Nam nữ vương khả kham cộng sự /hưng vong trần tích/ quân thần giới kệ hợp tuyên bi.

    Tạm dịch:
    Mệnh trời cho Sở - giặc mạnh phương Bắc cũng khó tranh hơn, một vùng liệt oanh, mây hồ Lãng Bạc hình dung còn nhớ
    Nghĩa chẳng tôn Tần - vua nữ phương Nam khá cùng hợp sức, dấu tích suy thịnh, sự tích vua tôi bia đá khắc chung.


    Trong câu đối có sử dụng 2 điển tích thời Đông Chu (theo minh2mum):
    Tả truyện - Tuyên Công thập ngũ niên: Sở Trang Vương đánh Tống, Nhạc Anh Tề vội gấp sang thưa với Tấn Hầu. Tấn Hầu muốn cứu. Bá Tông rằng : Không thể! Người xưa có lời rằng : "Mặc dù roi dài , không bằng bụng ngựa." Thiên phương thụ Sở, không thể cùng tranh, tuy dù Tấn mạnh, có thể chống lại được chăng?".

    Thiên phương thụ Sở
    ý nói nước Sở đúng là đắc mệnh trời mà ngày càng lớn mạnh theo thời gian. Sở thường được coi là nước ở phương Nam, đối lại với Tấn ở phương Bắc. Điển tích dùng trong câu đối so sánh mệnh nước của Trưng Vương cũng đang thịnh như nước Sở thời Xuân Thu ngũ bá trước sự tấn công của giặc phương Bắc.

    Điển tích thứ hai “nghĩa bất đế Tần” lấy từ thời Chiến Quốc. Tóm tắt như sau:
    Lỗ Trọng Liên là một danh sĩ người nước Tề. Khi Lỗ Trọng Liên sang nước Triệu, gặp lúc nước Tần vây Triệu rất gấp. Bấy giờ có sứ nước Nguỵ sang Triệu bàn nên tôn Tần làm hoàng đế thì sẽ khỏi bị vây, Trọng Liên nghe nói, không bằng lòng, gặp sứ Nguỵ bàn lẽ phải trái và nói:
    - Tần kia là nước bỏ lễ nghĩa, trọng cái công chặt đầu người, dùng thủ đoạn mà sai khiến tướng sĩ, dùng chính sách nô lệ mà sai khiến dân chúng. Nếu nó càn rỡ xưng đế, thậm chí thống trị thiên hạ, thì Liên tôi gieo mình xuống biển Đông mà chết thôi, chứ không cam tâm làm dân của nó... (Chiến quốc sách)
    Lời nói khảng khái ấy của Trọng Liên, quả nhiên đã làm cho quân Tần phải rút lui, không vây Triệu nữa. Sau này Lỗ Trọng Liên thoái ẩn giang hồ, ra tận biển Đông sống mai danh ẩn tích.

    Biển Đông thà chết chẳng theo Tần” đã trở thành điển tích nói sự bất khuất trước giặc ngoại xâm dù giặc có mạnh đến đâu…
    Tuy nhiên, có một sự lạ đời là cả Tần, Triệu, Ngụy thời Chiến Quốc theo như định vị ngày nay thì chẳng có chỗ nào giáp với biển cả:


    Biển Đông thà chết chẳng theo Tần  522px-10

    Bản đồ Chiến Quốc thất hùng năm 260 TCN từ wikipedia

    Làm thế nào Lỗ Trọng Liên thể hiện sự khảng khái chống Tần của mình khi mà từ nước Triệu còn phải đi qua một loạt các nước lớn như Ngụy, Hàn, Sở, tới tận … Việt Nam thì mới có biển Đông để ông ta liều chết? Chẳng nhẽ trước khi “thà chết” Lỗ Trọng Liên còn muốn đi “du lịch xuyên Việt”?

    Lỗ Trọng Liên thà chết không chịu làm dân Tần... Tần đánh Triệu, Lỗ Trọng Liên là người Tề. Nếu Triệu tôn Tần làm vua thì Lỗ Trọng Liên cũng không trở thành dân Tần được. Làm sao phải "thà chết" như vậy? Chỉ có thể hiểu được nếu việc "tôn Tần làm đế" ở đây nghĩa là tôn Tần làm "thiên tử", thay cho thiên tử Chu, “thống trị thiên hạ”… Vấn đề là nước duy nhất có khả năng tôn Tần làm đế thì không phải Triệu mà là nước Chu. Chỉ có nước Chu nhường địa vị thiên tử của mình thì Tần mới thành hoàng đế được.

    Sự thật lộ ra rằng Lỗ Trọng Liên đang ở Chu và Tần đang vây đánh Chu thiên tử chứ không phải đánh Triệu. Triệu ở đây chỉ là biến âm của từ Chúa, hay “Triệu tổ”, chỉ nước có thiên tử của Trung Hoa. Đây không phải nước Triệu trong Tam Tấn của Bình Nguyên Quân.

    Lỗ Trọng Liên không chịu tôn Tần, dọa sẽ nhảy xuống biển Đông. Điều này cho thấy nhà Đông Chu nằm ngay cạnh biển Đông, tức là chẳng đâu khác chính là vùng đất Bắc Việt ngày nay. Biển Đông là vùng biển khai sinh lập địa của Trung Hoa từ thời Đại Vũ. Chỉ như vậy thì Lỗ Trọng Liên mới có thể nhảy xuống biển Đông và hành động này mới tượng trưng cho nghĩa khí theo Chu, bất theo Tần của Lỗ Trọng Liên.

    Câu chuyện Lỗ Trọng Liên đã cho thấy Đông Chu còn có tên khác là Triệu. Tần đánh Chu định tranh ngôi thiên tử. Chư hầu, kẻ sĩ (như Lỗ Trọng Liên) không phục, doạ nhảy hết xuống biển Đông (ở Việt Nam). Tần biết thời cơ diệt Chu chưa chín nên mới rút quân.

    Thật bất ngờ khi điển tích “nghĩa bất đế Tần” không chỉ là điển tích văn học “nước ngoài” mà chính là lịch sử người Lạc Việt đã bất khuất trước cuộc tấn công của một nước tàn bạo phương Bắc (Tần).


    Văn Nhân góp ý :

    Nhà Châu Trung hoa đã văn minh lắm rồi , trừ đất của vua bao nhiêu và vua có bao nhiêu chiến xa , các chư hầu tùy theo ở tước nào trong hàng qúy tộc ...công hầu bá tử nam mà được nhận bao nhiêu đất , có bao nhiêu chiến xa ...tất cả có quy chế rõ ràng , cho dù sau chư hầu không còn coi thiên tử ra gì ai nấy mặc sức tung hoành nhưng cũng không thể đến nỗi ...

    Nhìn bản đồ ...thấy tội nghiệp cho vua nhà Châu , đất của thiên tử không bằng cái ngón tay ...còn chư hầu thì như cả bàn tay ...

    Độ chính xác của bản đồ ....khỏi phải bàn ...




      Hôm nay: 27/4/2024, 1:10 pm