Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương . Flags_1



    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương . Empty Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương .

    Bài gửi by Admin 1/2/2012, 9:51 am

    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương .

    Bách Việt trùng cửu .

    Tục truyền rằng: “Họ Hồng Bàng làm vua nước ta đầu tiên. Tương truyền Đế Minh là con vua Thần Nông, gọi vua Phục Hy là bác, cháu nội Toại Nhân, chắt bốn đời ông Bàn Cổ. Đế Minh đã có vợ và sinh ra Đế Nghi, song khi đi tuần thú miền Ngũ Lĩnh lại lấy công chúa Vụ Tiên mà sinh ra Lộc Rục. Lớn lên Đế Nghi làm vua phương Bắc, Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục thành lập bộ tộc Dâu, đóng lỵ sở ở Liên Lâu (Luy Lâu), đặt quốc hiệu là Việt Thường, xưng là Kinh Dương Vương, lấy con gái Động Đình Quân mà sinh ra Sùng Lãm…”

    “Đó là nội dung học vẹt thầy giáo hương sư lúc còn bé của người làm sách…”
    (Theo sách Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương, Trần Quốc Thịnh).

    Những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác, từ thầy giáo làng cho đám trẻ học chữ Nho xưa đều nói tới Thần Nông, Phục Hy, Toại Nhân, Bàn Cổ là những vị tổ tiên của người Việt. Những vị thần thời thái cổ của Trung Hoa có thể là tiền nhân người Việt được không?

    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương . Image103
    Đền Á Lữ

    Tại làng Á Lữ, huyện Thuận Thành – Bắc Ninh nay vẫn còn lăng mộ và đền thờ vị thủy tổ Kinh Dương Vương. Tương truyền lăng và đền này đã có từ rất lâu, tới thời vua Minh Mạng được sắc phong thêm và phục dựng lại với nhiều hoành phi câu đối cổ. Minh Mạng quả là một vị vua có tâm chí lớn, có ý khẳng định lại nguồn gốc "Hồng Lạc đế quốc" của người Việt.

    Câu đối ở chính điện thờ Kinh Dương Vương:

    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương . Aoi1_b10
    Thái cực nhất nguyên thiên địa thủy
    Viêm Giao Bàn Cổ đế vương tiên.

    Liên hệ với câu mở đầu trong Thiên Nam ngữ lục:

    Nhớ từ Thái cực sinh ra
    Trên trời dưới đất giữa hòa nhân gian.

    Câu đối này nói lên quan niệm của người Việt, trời đất sinh ra từ thái cực cùng một lúc với con người (Bàn Cổ). Lịch sử người Việt bắt đầu cùng thiên địa.
    Dịch nghĩa:
    Bàn Cổ Viêm Giao vị tiên vương đế
    Một khối Thái Cực khởi mở đất trời.


    Tên gọi “Viêm Giao Bàn Cổ” thật lạ. Thì ra ông Bàn Cổ, thủy tổ Trung Hoa, là người Việt, sinh ra cùng trời đất tại vùng Viêm Giao hay Viêm Bang Giao Chỉ. Vùng đất khai thiên lập địa của Trung Hoa chính là ở Giao Chỉ.

    Một câu đối ở bàn thờ Âu Cơ trong đền Á Lữ:
    Lưỡng nghi khai sơn hậu quân Viêm Giao Bàn Cổ
    Bách đại lai tư cung đồng bản ấp phúc thần.

    Cụm tên gọi “Viêm Giao Bàn Cổ” như vậy là một cụm từ ổn định, chỉ rõ ông Bàn Cổ là người đất Viêm Giao. Cụm từ “Lưỡng nghi khai sơn” muốn nói tới việc Đế Nghi làm vua phương Bắc, Lộc Tục làm vua phương Nam. Từ một “Thái Cực” của Viêm Giao Bàn Cổ người Việt chia làm 2 ngả Bắc và Nam, từ đó mở ra trăm mối Bách Việt, lập ấp, lập thần.

    Dịch nghĩa câu trên:
    Hai ngôi mở nước, bậc quân vương con cháu Bàn Cổ Viêm Giao
    Trăm trai phân tách, những phúc thần tôn kính chung của bản làng.

    Hoành phi "Thần truyền thánh kế" được thấy ở cả nơi thờ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân trong đền Á Lữ. Để hiểu hoàng phi này cần liên hệ với
    câu đối sau ở đền Hùng – Phú Thọ:
    Lịch Tam Hoàng chí Tam Vương thần truyền thánh kế
    Đĩnh Bách Nam khai Bách Việt tổ thiện tôn bồi.

    Phải chăng “Tam Vương” ở đây là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương? Thần Kinh Dương đã truyền ngôi cho thánh Lạc Long. Thánh Lạc Long lại truyền tiếp cho Hùng Vương.

    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương . Image104
    Lăng Kinh Dương Vương

    Câu đối ở Lăng Kinh Dương Vương bên bờ sông Đuống:
    Lập thạch kỷ công Nam thánh tổ
    Phong phần tố phẫn Bắc thần tôn.

    Câu này tương tự như câu đối ở đền Hùng – Phú Thọ:
    Thử địa thử sơn Nam quốc kỷ
    Ngô vương ngô tổ Bắc thần tôn.

    Bắc thần tôn” với nghĩa theo mặt chữ là "con cháu thần phương Bắc". "Thần phương Bắc” ở đây phải chăng là Viêm Đế Thần Nông?

    Dịch nghĩa:
    Lập bia ghi công thánh tổ phương Nam
    Phong đất cho con cháu thần phương Bắc.

    (còn tiếp)



      Hôm nay: 8/5/2024, 7:33 am