Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đầu năm khai bút viết chữ NÔI. Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Đầu năm khai bút viết chữ NÔI. Flags_1



    Đầu năm khai bút viết chữ NÔI.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Đầu năm khai bút viết chữ NÔI. Empty Đầu năm khai bút viết chữ NÔI.

    Bài gửi by Admin 24/1/2012, 5:05 pm

    Đầu năm khai bút viết chữ NÔI.

    Lãn Miên , nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn

    Tưởng rẻ, hóa ra chữ tuyệt vời
    Ngôn từ Tiếng Việt rất chính xác. Mỗi Tiếng phát từ Miệng ra là một Từ, là một cái Tên để chỉ chính xác một Tình là cái Tinh của khái niệm, vì nó vốn là một Tế của cái Tư (là tư duy của một con người). Tất cả các từ có tơi “T” vừa nêu đều là cùng tơi của một cái Ta (cá nhân). Cái NÔI là kẻ làm ra Lời Nói (ngôn ngữ). Bởi vậy tôi gọi NÔI là “cái nôi khái niệm”. Nó là cái Ổ sinh ra mọi khái niệm (xem chữ Ô nằm giữa NÔI), gồm những khái niệm Âm (tức Negative, xem chữ N nằm bên trái NÔI) và những khái niệm Dương ( tức Irnegative- phủ định Âm, xem chữ I nằm bên phải NÔI). NÔI (nhờ lưỡi đưa ra) LỜI=NÔI LỜI=NÓI. Giải thích theo qui tắc lướt: N của “NÓI” là cái gen N của “NÔI”; ÓI là gen ÔI của “NÔI” cộng gen ỜI của “LỜI”, ÓI có gen OI chung của “ÔI” và “ỜI”; còn âm vận thì: [dấu mũ của chữ Ô trong “ÔI”] + [dấu râu của chữ Ơ trong “ỜI”]=1+1=0, cho nên ra OI không có dấu gì (có dấu tức là 1, không dấu tức là 0); còn thanh điệu thì: [dấu không của “ÔI”]+ [dấu huyền của “ỜI”]=0+1=1=dấu sắc của “NÓI”. Qui tắc lướt giải thích như vừa nêu là hoàn toàn đúng qui luật nhị phân của toán kỹ thuật số, bởi vậy mà NÔI LỜI=NÓI. Qui tắc lướt đã từng được Hứa Thận vận dụng và gọi là cách Thiết để hướng dẫn cách đọc chữ nho đúng âm Việt, trong cuốn “Thuyết văn giải tự” viết hồi đầu công nguyên và được coi là cuốn từ điển đầu tiên ở Trung Hoa. Lát=Liếc=Lướt=Lướt-Thướt=Thiết=Chiết=Chặt=Cắt, đều là một lát cắt. Qui tắc lướt là cắt bỏ cái phần giữa của hai từ đang ghép với nhau hay của cả một câu dài, chỉ giữ lại cái tơi (“phụ âm đầu” hoặc “vắng phụ âm đầu”) của từ đầu, rồi ghép với cái rỡi ( âm vận) của từ cuối để thành một Tiếng=Từ mới.[Năm 2003 tôi ngẫu hứng mà viết cuốn “Qui luật nhị phân trong bọc Trứng của Tiếng Việt”(số đăng ký 424 ngày 28/05/2003) gởi NXB Giáo Dục mục đích để tầm sư học đạo vì tôi chưa học gì về ngôn ngữ cả, tiến sĩ ngôn ngữ học là GĐ NXB đọc rồ,i hai tuần sau trả lại tôi, không cho một lời khuyên hay phản biện gì, hì hì ]. Theo qui tắc lướt thì chữ NÔI là kết quả của lướt câu “Nước Tổ Của Tôi”=NÔI (N của “NÔI” là gen N của “Nước”, Ô của “NÔI” là gen Ô của “Tổ”, ÔI của “NÔI” là gen ÔI của “Tôi”). Nhưng Tôi có nghĩa là Con, là Người, vì: Kẻ=Con=Cao (tiếng Vân Kiều)=Cau ( tiếng Philippin)=Tau=Tao=Tui=Tôi=Ta=oa-Ta-xi (tiếng Nhật Bản)=Ta=Ngã=Ngô=Ngộ (tiếng Quảng Đông)=Người. Tôi nghĩa là Con Người. Vậy NÔI=Nước Tổ Của Tôi=Nước Tổ Của Con Người. Cái dụng cụ đơn sơ Đan bằng Nan tre để người mẹ Việt Nam ru con, gọi là cái Nôi, vì nó đúng là, như đứa trẻ sơ sinh “nói”, nó là “Nan đan cho Tôi”=Nôi. Cái Nôi ấy là để đứa trẻ sơ sinh nằm và ước mơ sau sẽ làm vua. “Nằm Ước”=Nước. Cái Nôi ấy là cái Nước cỏn con của đứa trẻ sơ sinh. Nó được mẹ ru quanh vành Nôi là phải làm chủ, phải có cõi bờ riêng. Cái Tư ấy là Tư duy, là Tự do, là Tự chủ , là cái Vốn=Bổn (nên về sau mới có từ Tư Bổn) đã có từ trong máu của người Việt và được mẹ dạy cho từng khái niệm qua lời ru, là lời ruột của U (chứ không phải cầm giấy đọc hay tầm chương trích cú của chủ nghĩa nào cả). “Ruột U”=Ru. Tư duy tự chủ như vậy nên trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ chia đi các vùng Biển và Lục Địa thì đã thành ra trăm nước Bách Việt, rồi con cháu của họ cứ theo lời ru của chủ nghĩa NÔI thì sẽ thành ra Vạn nước Việt. Tức là cái văn hóa của thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Văn Lang Lạc Việt sẽ thành phổ biến toàn cầu. Tại sao người Việt lại chọn từ Nôi đem đặt tên cho cái để ru con ? Trong khi ngôn ngữ láng giềng là Hán ngữ thì lại gọi cái để ru con là cái “yáo lán” tức Dao Lan là cái Làn Lắc. Mà “làn lắc” thì chỉ là một nghĩa cơ học tầm thường, cái làn, để cầm mà lắc. Nhưng: Nan (tre)=Đan=Làn=Lan= “lán”; Lắc=Dắc=Dích-Dắc=Dao=”yáo” (Tây nó mượn trước cái từ Dích-Dắc của Ta, rồi Hán mượn sau cái từ Dao của Ta. Cũng như Tây mượn trước cái tơi “D” trong từ Dính của Ta để gọi là Gen, Hán mượn sau cái rỡi “inh” trong từ Dính=Tinh của Ta để gọi là Jing. Hãy nghe lời ru của mẹ Việt Nam: “Bập bềnh cầu ván đóng đinh.Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.Khó đi , mẹ dắc con đi. Con thi trường học, mẹ thi trường đời”. Dắt là Dẫn đi thẳng, Dắc là Dẫn di mà phải nghiêng bên nọ nghiêng bên kia. Phải giữ thăng bằng để đi đến đích. Lời ru của mẹ Việt Nam từ xa xưa chính là kim chỉ nom cho “tổ chức lại giáo dục” ngày nay. Dạy cho người ta biết ứng xử với cái trước mắt và cái sẽ xảy ra trong tương lai thì không dạy, thích dạy lý thuyết kinh điển vì thầy khỏi phải nghiên cứu thực tế nên khỏe re vì đã có sách cũ, học thuộc lòng, trả bài , điểm cao, bằng cấp là “vinh” để có thể vênh vênh. (Ngạn ngữ Nga có câu: “Nhà cộng sản là người đọc thuộc lòng cuốn “Tư Bổn” của Mác, nhà tư bản là người đọc hiểu cuốn đó”). Một Tiếng=Từ là Nôi, tưởng vzậy mà không phải vzậy , tiếng Việt thật dễ thương mà chẳng đơn giản tí nào. Chẳng vậy mà từ cổ đại đến giờ người Việt Nam vẫn thế: Hay hát, hay múa, hay cười. Hay nói lấp lửng là người Việt Nam. Lấp lửng còn hơn lập lờ ! Đục trong phải rõ như tờ giấy ngay !



      Hôm nay: 8/5/2024, 10:05 am