Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tiếp Lạc khai Đinh . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Tiếp Lạc khai Đinh . Flags_1



    Tiếp Lạc khai Đinh .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tiếp Lạc khai Đinh . Empty Tiếp Lạc khai Đinh .

    Bài gửi by Admin 8/10/2011, 3:12 pm

    Tiếp Lạc khai Đinh .

    Bách Việt trùng cửu .

    Một câu đối ở đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng cũng đã đánh đố nhiều bậc túc nho:
    Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
    Khu Tô kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương
    .

    Chỗ khó hiểu ở đây là tại sao Hai Bà lại "tiếp Lạc khai Đinh"? Trưng Vương là dòng "Lạc Hùng chính thống", "tiếp Lạc" là dễ hiểu, nhưng sao lại "khai Đinh". Triều Đinh của Đinh Bộ Lĩnh cách thời Trưng Vương tới gần ngàn năm. Trước đó là còn có Ngô Vương Quyền, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Lý Bí. Làm sao Hai Bà Trưng "khai Đinh" được?

    Tôi nghĩ rằng "khai Đinh" đây không phải là mở triều Đinh của Đinh Tiên Hoàng. Đọc kỹ vào câu đối ta thấy:

    - Phần "tiếp Lạc khai Đinh" đối với "khu Tô kháng Mã". Bao vây Tô Định và chống Mã Viện, cả hai chiến công này là nối tiếp nhau, cùng một thời. Như vậy vế đầu đối lại không thể dùng 2 ý "tiếp nối Lạc Hùng" với "khai mở triều Đinh" của Đinh Tiên Hoàng, là 2 sự kiện cách nhau cả ngàn năm được. "Khai Đinh" đây là khai triều đại ngay sau khi đã "tiếp Lạc".

    - Vế đầu của câu đối đã chỉ rõ, sau khi "tiếp Lạc khai Đinh" thì Hai Bà đã xưng vương trong 3 năm. Nói cách khác, Trưng Vương đã mở triều đại có tên là... Đinh trong 3 năm! Đinh là tên triều đại chưa hề được nhắc đến trong sử sách về Trưng Vương.

    Cái tên Đinh của Trưng Vương có nghĩa là gì? Theo tôi từ "Lạc" trong câu trên không chỉ một triều đại cụ thể nào mà là chỉ một thời đại của dân Lạc Việt. Nếu không thì đã phải là tiếp Triệu (Triệu Đà) hay tiếp Thục (An Dương Vương) rồi. Lạc tức Lạc Việt, Lạc Hồng xưa.

    Như vậy chữ Đinh cũng không phải chỉ tên một triều đại, mà là một từ chỉ ... phương hướng. Đinh, hay Tĩnh là tính chất của phương Tây. Vì Hai Bà Trưng khởi nghĩa từ "Châu Phong", là vùng đất Tây Thổ, nên có thể người xưa cho rằng triều đại của Trưng Vương có tên là Đinh (Tây):

    Ngàn tây nổi áng phong trần.
    Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên


    Trong lịch sử đã có vài lần nước ta được gọi là Đinh/Tĩnh. Dưới thời nhà Lương, Khúc Thừa Dụ được làm Tĩnh Hải tiết độ sứ, tức là Tiết độ sứ vùng phía Tây của biển Đông. Phần phía Đông được gọi là Thanh Hải, chính là Quảng Đông - Quảng Tây, đất của Lưu Ẩn, Lưu Cung, người đã đánh Khúc Thừa Mỹ, thống nhất Tĩnh Hải và Thanh Hải lập nên nước ... Đại Việt.

    Tiếp theo là Đinh Tiên Hoàng, hiểu theo từ ngữ tức là vị hoàng đế đầu tiên của phần đất Đinh (Tĩnh Hải - Giao Chỉ), vì khi đó phần Thanh Hải (Lưỡng Quảng) đã bị rơi vào tay nhà Tống. Ngay khi lập quốc Đinh Tiên Hoàng đã sai con đi sứ sang Tống. Nhà Tống phong cho Đinh Liễn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ. Điều này cho thấy Tĩnh Hải hay Đinh vào thời gian này là chỉ phần Giao Chỉ.

    Chữ "Đinh" ở mặt sau của đồng tiền Đại Hưng bình bảo phải chăng cũng là chỉ vùng đất này, với nghĩa tiền được đúc ở phần Tây của nước Đại Hưng?

    Cuối cùng xin dịch lại câu đối:
    Tiếp Lạc, khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
    Khu Tô, kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương

    Dịch là:
    Tiếp Lạc Hồng mở Đinh Tây, áo mũ xưng vua ba mùa lưu sử sách
    Vây Tô Định chống Mã Viện, núi sông thu lại vạn xuân truyền danh thơm
    .



    Ý kiến của Văn Nhân .

    2 Chữ 'Khai Đinh' trong câu đối có ý nói : Chính cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng đã đưa đến việc lập ra nước Tây Thục của Lý Bí - Lưu Bị , triều đại mà sử Việt gọi là hậu Lý Nam đế , rất có thể Lý thiên Bảo (sử Trung quốc gọi là Lưu Biểu) là bộ tướng của 2 bà lãnh đạo nghĩa quân ở vùng Kinh châu sau rút về Qúy châu đứng chân trên địa bàn nước Dạ lang của người Di Lão xưa , sự kiện này cổ sử Việt chép thành : Lý thiên Bảo và người họ hàng là Lý phật Tử chạy về Cửu chân (Qúy châu ?) sau chạy tiếp sang đất Lào ở đấy lập ra nước Dã năng xưng là Đào lang vương , rất có thể chữ Đào ở đây là sai , không phải là Đào lang mà là Đoài lang nghĩa là chúa nước phía tây , đoài phương là phương tây trong nền văn minh Việt như thế phù hợp với quốc hiệu Tây Thục . .

    Từ Đinh cũng nghĩa là phía Tây đồng nghĩa với Thục và Đoài .

    Sử Việt viết : Người họ hàng đi theo và tiếp quản cơ ngơi sau khi Lý thiên Bảo mất là Lý Phật tử , nếu đọc là Phật tử thì không thấy có điều gì khác lạ nhưng khi đọc là Bụt tử thì phép phiên thiết cho thông tin qúy gía :

    Bụt tử thiết bự (lớn) ; Bự ↔Bị↔Bí , Lý Bự (ông lớn họ Lý ?)↔Lưu Bị↔Lý Bí .

    Xét ra vậy cổ sử Việt đã có sự lầm lẫn : Lý Bí không phải là tên gọi khác của Lý Bôn mà Lý Phật tử mới là Lý Bự - Lý Bí – Lưu Bị vua nước Tây Thục thời sử Tàu gọi là Tam quốc ,Sử thuyết Hùng Việt gọi là thời Lưỡng triều kháng Ngụy tức giặc giả (ngụy = giả) thường phát âm sai thành giặc dã .







      Hôm nay: 3/5/2024, 9:59 am