Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Họ Hồ trong thiên hạ Họ Hùng. Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Họ Hồ trong thiên hạ Họ Hùng. Flags_1



    Họ Hồ trong thiên hạ Họ Hùng.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Họ Hồ trong thiên hạ Họ Hùng. Empty Họ Hồ trong thiên hạ Họ Hùng.

    Bài gửi by Admin 26/7/2011, 10:32 am



    Lãn Miên , nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn


    Thủy tổ họ Hồ được cho là Hồ Công Mãn
    , sống cách nay hơn ba ngàn năm. Hậu duệ về sau lấy thụy hiệu của ông tổ là chữ Hồ Công làm họ, gọi tắt là họ Hồ. Chữ Hồ Công Mãn nghĩa là ông tên Mãn có thụy hiệu ( tức danh hiệu của vua hay quan sau khi chết) là Hồ Công. Chữ Công nghĩa là Ông thì mọi người đều đã rõ. Còn chữ Hồ nghĩa là gì thì thụy pháp (tức phép đặt tên hiệu cho vua hay quan sau khi chết) thời nhà Chu giải thích trong cuốn “Dật Chu thư. Thụy pháp giải 書。謚 ” có về sau, viết rằng: “Di niên khảo lão viết Hồ ” cho thấy ý nghĩa chữ Hồ là “niên cao lão thọ”. Bản thân chữ Hồ gồm chữ Cổ tức là cũ, già và chữ Nguyệt tức là thời gian năm tháng nghĩa là lâu, lão. Người Hán phát âm chữ Hồ Công là “hú cung”, so sánh với giải thích của “Dật Chu thư. Thụy pháp giải 書。謚 ” ta cũng thấy được cái phát âm “hú cung” ấy là do âm “cụ ông” của tiếng Việt mà ra. Vậy Hồ Công Mãn chính là “Cụ Ông tên là Mãn” của tiếng Việt, đọc đúng theo cấu trúc câu của Việt ngữ. Còn chữ Hồ ấy trong Hán ngữ hiện đại giải thích là thời thượng cổ người Trung Hoa gọi các dân tộc Mông Cổ, Hung Nô, Khiết Đan ( thực ra Khiết Đan là phiên thiết của từ “Khan”).v.v. là người Hồ, là các tộc người sống ở vùng Tây và Bắc Trung Quốc ngày nay; một nghĩa nữa của chữ Hồ trong Hán ngữ hiện đại là “cái bìu da dưới cổ con bò” mà tiếng Việt gọi là cái yếm bò. Và còn dùng chữ Hồ để chỉ các sản vật ngoại lai như “hồ cầm”, “hồ tiêu” , “hồ lô bô” là củ cà rốt v.v. Ông Mãn có làm quan và sống rất thọ nên khi chết Ông được đặt thụy hiệu là Hồ Công ( Cụ Ông). Đến thời Xuân Thu mà những văn bản chữ nho như bài “ Việt nhân ca” của dân gian hay bài “Quân huấn lệnh” của Câu Tiễn còn được các học giả ngày nay dẫn giải được ra nó nguyên văn là lời Việt, đọc đúng chỉ bằng âm Việt, thì trước đó như trong “Dật Chu thư ” (tức sách thời nhà Chu đã bị thất truyền) cũng có thể dẫn giải được ra đúng nếu bằng âm Việt vậy. Bản thân ông Mãn có họ là Vị, vì ông sinh ra ở vùng Vị Thủy 渭水 tỉnh Hà Nam TQ ( Hán thư nói, người Việt cổ sống theo các con nước, lấy tên con nước làm họ và gọi xứ sở mình là nước). Truyền thuyết nói Vị Mãn là cháu đời thứ 34 của đế Ngu Thuấn . Vậy Ông không thể là người Hồ tức tộc người vùng Tây và Bắc TQ. Mặc dù vào cái thời mà trong lịch sử gọi là thời “Ngũ Hồ loạn Hoa” tức năm tộc người Hồ vào xâm chiếm Trung Nguyên , xong họ đua nhau đổi họ của mình sang gọi là họ Hồ. (Ngày nay người có họ Hồ đông thứ 13, chiếm 1,31% dân số TQ). Ngu Thuấn theo truyền thuyết là người có tài có đức nên được Đường Nghiêu để ý, thử thách cử đến khai phá vùng Vị Thủy về sau hậu duệ của Thuấn lấy tên sông làm họ gọi là họ Vị, trong đó có Vị Mãn. Truyền thuyết nói thời hồng hoang cư dân vùng Đông TQ thờ chim, giống chim thân xanh đầu trắng tựa như con chim trĩ, cư dân ấy về sau sử gọi là người Đông Di . Mạnh Tử viết : Thuấn người Đông Di, hai mắt có ba con ngươi vì vậy còn có tên là Trọng Hoa , Trọng Minh . Mẹ Thuấn là Ác Đăng nhìn thấy cầu vồng to mà sinh ra Thuấn ở đất Diêu ( chứng tỏ chẳng biết bố Thuấn là ai, vì thời đó còn là thời mẫu hệ). Thuấn được Đường Nghiêu thiền nhượng (thay hiền bằng cách nhường ngôi cho người tài đức chứ không phải cha truyền con nối) ngôi cho, trở thành đế Thuấn. Bộ hạ của Thuấn như Cao Đào , Khiết ( cũng đọc là Khế), Ích v.v. là người Đông Di. Thuấn là chuyên gia làm gốm từ nhỏ, đế Thuấn được coi là ông tổ nghề gốm. Ông Khiết được coi là ông tổ của khế thư tức chữ khắc trên gốm. ( Chữ khắc trên mu rùa hay trên xương thú thì gọi là Giáp cốt văn, được coi là di chỉ đời Ân Thương tức sau khi nhà Thương đã dời đô đến đất Ân, phát hiện khai quật đầu tiên là thời Quang Tự nhà Thanh cuối thế kỷ 19 tại tỉnh Hà Nam TQ. Trau chuốt đồ gốm mộc khi làm gần xong thì Việt ngữ có các từ kỹ thuật là “khắc”, “khoét” và “khót” là nạo trong lòng. Cái “chum”, “chĩnh”, “vại”, “thóng” bằng gốm để lại hình dáng cho cái “ chuông”, “chiêng”, “vạc”, “đỉnh” tương ứng bằng đồng, cũng như cái “cối” đá để lại hình dáng cho cái “cổ” bằng đồng, chữ “đồng cổ ” là chữ nho Hán hóa nghĩa là “trống đồng” mà ở Hà Nội có đền Đồng Cổ là đền thờ trống đồng ở đường Thụy Khê ven hồ Tây). Con trai của Thuấn được phong đất Ngu Thành tỉnh Hà Nam, về sau được chuyển đổi phong ở đất Thương , trở thành tổ tiên của người Thương. Thời Chu Vũ Vương diệt xong vua Trụ nhà Thương bèn phong tước cho hậu duệ của Nghiêu và hậu duệ của Thuấn trong đó có Vị Mãn. Ngoài ra thời nhà Chu có hai nước Hồ đều gọi là Hồ tử quốc ( nước Hồ được phong tước “ tử ” là hàng thứ tư, cũng còn lớn hơn tước “nam ” là hạng năm cuối cùng, viết phiên âm bằng chữ Tử là “con” và chữ Nam là “trai” chẳng có nghĩa gì với tư và năm cả, chắc thời Chu vẫn còn đậm dấu ấn đếm theo hệ ngũ phân như tiếng Khơ Me?), một nước Hồ là của họ Cơ người Đông Di và một nước Hồ là của họ Qui cũng người Đông Di, đều là tộc người Đông Di thờ chim, mà Hán ngữ phiên âm là con chim Đột Hồ , có khi viết tắt là chim Đột , có khi viết tắt là chim Hồ ( phát âm chữ Đột Hồ là “thu hú” theo chữ , chứ cũng chẳng biết nó là con chim gì, có phải nó là con chim “tu hú” của tiếng Việt ? ). Về sau hai nước Hồ này đều bị nước Sở diệt, con cháu hai nước đó về sau lấy tên nước làm họ, gọi là họ Hồ.
    (Đại chủng Việt thời cổ đại vì cứ “uýnh” nhau loạn xà ngầu nên cứ bị ngoại tộc xâm lấn dần và thống trị, sau thời “Ngũ Hồ loạn Hoa” thì bị thống trị và phải cống nạp nên mới xuất hiện từ “cống Hồ” nghĩa là phải cúng sản vật cho người Hồ. Nhà văn Nhật Siba Hirôtarô viết dí dỏm rằng: “ Thời các nước Ngô, Sở, Việt ở Trường Giang họ là những nước giàu mạnh hơn Trung Nguyên nhiều vì đông dân và lắm gạo, họ nói tiếng ngữ tộc Đông Nam Á khác xa với tiếng Trung Nguyên…Do họ ăn gạo rau là chủ yếu , ít ăn thịt, nên họ phải ăn thêm muối mắm nhiều, bởi vậy họ rất “xung”, hay cãi nhau và đánh nhau…”. Tuy vậy dù đánh nhau như Ngô và Thục đánh nhau để rồi bị Ngụy của Tàu Tháo thôn tính, người dân vẫn nhận thức được rằng ác nhất vẫn là bị ngoại tộc xâm lăng thống trị, nên mới có câu “Giặc bên Ngô chưa ( ác độc và thâm hiểm) bằng bà cô bên Tàu”. Quả bí đỏ ta còn gọi là bí Ngô, mà Hán ngữ gọi là “nán qua” nghĩa là dưa của người Nam, từ Việt cổ gọi là “bù rợ” mà có học giả cho rằng nó là khởi nguyên của từ “Phục Hy” , thời con người đã biết trồng bầu bí và khoai sọ như ở di chỉ văn hóa Hòa Bình cách nay một vạn năm có dấu tích, và mới có câu ca dao Việt “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” . Chuyện cổ tích của người Khơ Mú ở Tây Bắc, chủng Môn Khơ Me, kể rằng thuở xưa loài người sinh ra từ trong một quả bầu, lấy dùi nung đỏ để khoan lỗ chui ra, người Khơ Mú ra đầu tiên nên da bị muội đen, cứ thế người ra sau ít bị đen hơn, người Thái, người Kinh ra sau cùng nên da trắng hơn . Nói chuyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, người Hoa từ xưa chỉ thấy thờ ba vị “ Đào viên tam kiệt” là ba anh hùng kết nghĩa vườn đào, nhất là thờ Quan Vân Trường nghĩa khí nên dù ở chỗ nào trên thế giới họ cũng có chùa Ông. Một thời có trào lưu các học giả TQ đòi xét lại Tào Tháo phải được coi là một nhân vật chính nghĩa và “phê” Khổng Tử là tư tưởng lạc hậu. Đến bây giờ lại hội thảo về Khổng Tử khá nhiều, kể cả hội thảo quốc tế ở bên Nga, in lại sách, lại tôn vinh “vạn thế sư biểu”. Ở Việt Nam từ xưa vẫn thờ Chu Công và Khổng Tử. Từ thời trung đại người Việt ở trong nước và nước ngoài đều thờ Đức Thánh Trần. Tôi có đọc bài của một tác giả Trung Quốc trên một tạp chí TQ vài năm trước, quên ở tạp chí nào chưa tìm lại được, viết về Trần Hưng Đạo, nói rằng, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông vẫn còn chưa phỉ sức tài của Trần Hưng Đạo, tài thao lược ấy mà được làm vua một nước lớn như nước TQ thì mới phỉ sức Ông. (Nếu có vậy sớm hơn chắc đã không thể có nhà Nguyên trong lịch sử Trung Hoa).

    Họ Hồ ở Việt Nam trong gia phả mới chỉ nghiên cứu ngược đến trạng nguyên Hồ Hưng Dật cách nay 10 thế kỷ. (Do ảnh hưởng Nho giáo, các họ khi lập gia phả thường chỉ tìm về đến ông nào làm quan to nhất thì coi là thủy tổ họ mình, rồi thôi không tìm ngược trước nữa). Theo gia phả họ Hồ biên ghi từ năm 1660, do tiến sĩ Hồ Sĩ Dương chép thì ông Hồ Hưng Dật người Bách Việt nước Ngô, quê huyện Vũ Lâm tỉnh Triết Giang, đậu trạng nguyên năm thứ hai đời vua Hán Ẩn Đế thời Hậu Hán ( 947- 951). Thời đó trong lịch sử Trung Hoa là thời Ngũ Qúi còn gọi là Ngũ Đại gồm có: Hậu Lương ( 907- 923), Hậu Đường (925 - 935), Hậu Tấn ( 935 - 947), Hậu Hán ( 947- 951), Hậu Chu ( 951- 960). Việt Nam lúc đó là nước độc lập dưới cờ Ngô Quyền ( 939 – 965) tương ứng đời Hậu Tấn, Hậu Hán. Bởi vậy không thể có chuyện ông Hồ Hưng Dật được vua Hậu Hán cử sang Giao Châu làm Thái thú ở đất Diễn Châu như cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết. Còn đúng thì như Quốc sử triều Nguyễn viết rằng, ông Hồ Hưng Dật trôi dạt sang Việt Nam (vì lúc đó đất Ngô Việt đã bị Hán hóa), ông được vua Việt Nam cử làm quan ở châu Diễn ( là vùng mấy huyện bắc Nghệ An ngày nay). Làm quan vài năm, ông xin lui về ở hương Bào Đột (vùng đồi huyện Quỳnh Lưu giáp Nghĩa Đàn của Nghệ An ngày nay) sống nghề canh tác nông nghiệp. Theo ông Hồ Sĩ Hinh thì đó là khoảng năm 960. Vì họ Hồ là hậu duệ Ngu Thuấn nên nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi Quỳnh Lưu Nghệ An có câu đối : “ CỔ NGUYỆT MÔN CAO HỆ XUẤT THẦN MINH NGU ĐẾ TRỤ”. Thời làm quan châu Diễn ông Hồ Hưng Dật là bạn đồng liêu với Đinh Công Trứ là thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh. Khoảng năm 965, Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp các sứ quân, khi tuyển quân ở châu Diễn có đến gặp Ông hỏi xem Ông có ý dấy binh hay không, Ông nói rằng chỉ mong làm tròn phận sự người dân và giơ gươm thề rằng “vạn đại vi dân”, ông lo làm trang trại, không chỉ ở Bào Đột mà còn kéo dài lên tận Đường Khê Thượng thuộc tả ngạn và hữu ngạn con sông Hiếu huyện Nghĩa Đàn ngày nay. Năm 1844 tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần làm đôi câu đối ở nhà thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc tại xã Thọ Thành huyện Yên Thành Nghệ An viết là : TRIẾT GIANG THỬ ĐỊA NGÔ TIÊN THẾ, HOAN DIỄN DO TỒN ỨC VẠN NIÊN nghĩa là “ Triết Giang đất ấy cụ tổ ta, Hoan Diễn đang còn mười vạn năm”. Câu sau là mượn ý câu thơ của vua Trần Nhân Tông “ Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” ( Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ, Hoan Diễn đang còn mười vạn quân; ý nói Cối Kê đất Việt xưa đã bị mất rồi, nay muốn giữ được đất gốc của Lạc Việt thì phải dựa vào dân) . Họ Hồ hương Bào Đột đã thành hai tông phái, như bức hoành phi ở nhà thờ họ Hồ xã Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu Nghệ An do tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần đề : NHẤT BẢN NĂNG SONG CÁN nghĩa là một gốc hai cành.

    Tông phải trưởng ở châu Diễn,có Hồ Hồng ở Quỳnh Đôi là võ quan cao cấp chỉ huy 2000 quân đời Trần, con là Hồ Hân liên kết anh hùng hào kiệt trong vùng theo Lê Lợi chống quân xâm lược nhà Minh, Hồ Hân tiến cử Nguyến Bá Lai, Nguyễn Xí, Nguyễn Biện ( tổ thứ 10 của Nguyễn Phước tộc) ra giúp Lê Lợi. Hồ Hồng khi công cán trong Nam lấy vợ người An Cựu sinh ra dòng Hồ Đắc ở Thuận Hóa. Cháu đời thứ 13 của Hồ Hồng là nữ sĩ “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, nét thơ ấy nhiều đời sau lại có ở họ Hồ hậu duệ của Tuấn sĩ Hồ Trọng Kỳ lập nghiệp ở Hà Nội, là nhà báo Hồ Trọng Hiếu tức nhà thơ trào phúng Tú Mỡ. Cũng cháu đời thứ 13 của Hồ Hồng là Hồ Thơm ở Tây Sơn Bình Định lấy họ mẹ (họ Nguyễn) là anh hùng Nguyễn Huệ tức vua Quang Trung đã thống nhất đất nước và đập tan quân xâm lược Mãn Thanh. Hồ Tá Bang trong phong trào duy tân là người sáng lập công ty nước mắm Liên Thành và trường Dục Thanh ở Phan thiết , nơi Nguyễn Tất Thành từng đến dạy học. Hồ Học Lãm (1883 – 1943) tham gia phong trào Đông du của Phan Bội Châu, tốt nghiệp trường võ bị của Nhật và Trung Quốc, làm giảng viên trường quân chính Hoàng Phố ở Quảng Châu, là biên sự sứ Việt Nam cách mạng đồng minh hải ngoại. Hồ Sĩ Hạnh tức Hồ Vĩnh Long từng qua Nhật, Trung Quốc, được Phan Bội Châu cử lãnh đạo Bản Thẩm ở Thái Lan. Hồ Sĩ Thiên dạy học ở Bắc Giang có ba người con, trai đầu là An, hai gái sau là Bắc và Giang. Cả nhà tham gia phong trào yêu nước của Nguyễn Thái Học , Bắc và Giang đều bị xử tử hình cùng Nguyễn Thái Học tại Yên Bái. Sau này ta gọi là Cô Bắc, Cô Giang vì đều chết trẻ chưa từng lấy chồng, được đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn tại quận Nhất và quận Phú Nhuận.

    Tông phái thứ của họ Hồ là ở châu Hoan tức đất Thanh Hóa. Vào khoảng thế kỷ 13 , cháu 12 đời của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến hương Đại Lại nay là xã Hà Đông huyện Hà Trung tỉnhThanh Hóa, làm con nuôi cho Tuyên phủ sứ Lê Huấn, đổi thành họ Lê là Lê Liêm. Cháu 4 đời của Lê Liêm là Lê Qúi Ly, sau trở lại họ Hồ là Hồ Qúi Ly (1334 – 1407). Hồ Qúi Ly có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông tuyển vào cung, bà thứ nhất là bà hoàng phi Minh Từ sinh ra vua Trần Nghệ Tông, bà thứ hai là bà hoàng phi Đôn Từ sinh ra vua Trần Duệ Tông. Hồ Qúi Ly được vua Trần Nghệ Tông gả cho em gái là công chúa Ninh Huy, được cử giữ chức Đồng binh chương sự (Tể tướng). Con gái trưởng của Hồ Qúi Ly là vợ của vua Trần Thuận Tông. Năm Ất Hợi, Quang Thái thứ 8, vua Trần Thuận Tông giao cho Hồ Quí Ly chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình Chương quân quốc trọng sự Tuyên trung vệ Đại Vương.
    Năm Canh Thìn (1400) Hồ Qúi Ly ép vua Thiếu Đế nhường ngôi cho mình lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu (khẳng định Việt tộc là hậu duệ của đế Ngu Thuấn).

    ( Đế Thuấn, vua Thuấn, còn viết là Ngu Thuấn, cũng còn viết là Hữu Ngu Thuấn , thực ra chữ Hữu ở đây là phiên âm của chữ “họ”, mà trong Việt ngữ thì “họ” hay “chúng” nghĩa là rất đông người hay gọi là “cộng đồng dân cư”, bởi vậy Hữu Ngu Thuấn hiểu là “cộng đồng dân cư thời Ngu Thuấn”, cũng như Họ Hùng hiểu là cộng đồng dân cư thời Hùng Vương. Chữ Hán viết là “Hữu” Hùng Quốc hiểu là “họ” Hùng Quốc tức là “cộng đồng dân cư” của nước của vua Hùng. Mà chữ Hùng
    ấy nguyên thủy trong từ Hùng Vương của sử Việt viết chữ Hùng là chữ biểu ý và biểu âm gồm bộ “ hồng ” nghĩa là đất rộng lớn và bộ “chuy ” nghĩa là chim, vì cư dân đó có vật tổ - totem là con chim. Chim chiếm đất rộng lớn chỉ có thể là con chim đầu đàn, chim đầu đàn chỉ có thể là con chim Trống. Mà chữ nho dùng chữ Hùng ấy viết Hùng điểu nghĩa là Con chim Trống, Hùng kê nghĩa là Con gà Trống. Con chim Trống, đồng nghĩa với con chim đầu đàn thì chỉ có thể nó là con chim Lạc trên Trống đồng của người Lạc Việt ấy mà thôi. “Trống” nghĩa là “đầu đàn” ấy mới sinh ra từ “Gióng”, mà trong Việt ngữ từ “gióng trống” là chỉ động tác của người chỉ huy đánh trống dồn dập để kêu gọi thần linh trong cuộc tế lễ hay thúc giục quân lính trong cuộc chiến đấu. Vốn là cái “ Cối” đồng lấy hình dáng cái cối đá úp ngược, nhưng khi dùng cái “ Cối” ấy để “Gọi” thần linh hay “Gọi” quân sĩ thì phải “Gõ” hay “Vỗ” mà cái âm tiết “ Cối Vỗ” ấy đã sinh ra từ “Cổ Vũ ” của chữ nho, và chữ Cổ ấy được lấy để phiên âm cái Cối đồng, và chữ nho viết nó là cái Cổ Đồng hay Đồng Cổ theo cấu trúc câu Hán. Còn tại sao người Lạc Việt làm hình cái trống đồng lấy dáng hình lộn ngược của cái cối đá ? Thì cũng như cái Chuông đồng là dáng hình lộn ngược của cái Chum gốm đấy thôi ! Bởi vì chính người Lạc Việt sáng tạo ra thuyết Âm Dương nên họ thừa hiểu thế giới Âm là lộn ngược của thế giới Dương. Mà Cối đồng và Chuông đồng là những khí cụ linh thiêng chỉ dùng để gõ gọi thần linh thế giới Âm về phù hộ nên hình dáng chúng là hình dáng “âm” là đúng lý. Dùng họa tiết trống đồng Lạc Việt để trang trí thì quả là tao nhã nhắc nhớ cội nguồn, còn không ít kẻ trọc phú bỏ cả triệu đô thuê đúc nguyên bản trống đồng để chưng trong nhà cho thế giới Dương thì quả là xúc phạm đồ thờ mà không biết sợ các cụ về “vật” cho. Vì người Lạc Việt là người tạo ra cái hình tròn biểu tượng Âm Dương nên họ thừa hiểu rằng con Âm hết thời đại của nó thì nó đã lộn ngược lại thành Con Dương, mặt của Cối đá tức thời đại đồ đá là đáy của cái Trống đồng tức thời đại đồ đồng là sự tiếp nối đương nhiên của lịch sử. Rồi sẽ đến lúc cái cuối cùng của cái mới nhất sẽ là cái đầu tiên của cái cũ nhất đã từng có trong lịch sử loài người, cứ nhìn chỉ riêng trong lĩnh vực môi trường sinh thái thì sẽ thấy quá rõ điều này, loài người sẽ đổi mới lại như cũ. Cái Cối đồng đang trong trạng thái hoạt động tức đang gõ ấy thì cái Cối đồng được gọi là Trống đồng vì nó đang làm vai trò đầu đàn chỉ huy , tức đang Gióng lên thật Hùng để thúc quân xông trận. Trống đồng mà đã gióng lên vang dội thì quân xâm lược bạt vía kinh hồn , như đôi câu đối trong đền thờ Vua Bà ở tỉnh Hồ Nam TQ mà bác sĩ Trần Đại Sĩ đã đến tận nơi sưu tầm được : Tích trù Động Đình uy trấn Hán. Phương lưu danh sử lực phù Trưng ( Quân đông bạt Hán Động Đình. Lưu thơm danh sử dốc lòng phù Trưng). Bởi vậy Mã Viện quyết triệt phá cho bằng hết trống đồng của người Lạc Việt. Cối đồng mà đã Gióng lên thì nó là cái Trống , tiếng Trống ấy là trống không, không nhìn thấy nhưng nó là Có đấy vì nó tương tác vào vong linh của thế giới Âm và Cổ Vũ người của thế giới Dương. Giáo sư Linh mục Lương Kim Định nói, người Lạc Việt gọi cái trống đồng là cái “Trống”, tiếng Việt có từ “trống không”, chính là cái triết lý Không Sắc của Phật giáo có sau, vì trống đồng Lạc Việt có trước Phật giáo 600 năm. Về từ “trống” hay “hổng” thì giáo sư Cao Xuân Hạo có kể một chuyện vui : Ở Pari sau thế chiến 2 các em nhi đồng đi nhặt sắt vụn nộp cho người lớn thu gom, đây là hoạt động yêu nước tình nguyện của mọi người nên không có tính công xá, không phải cân. Các em học sinh nộp chỉ đếm số tấm phế liệu của cá nhân để ghi thành tích cho trường. Hai đứa bé trạc 6 tuổi đem đến nộp mỗi em ba tấm, đương nhiên thành tích như nhau. Một em cãi với cô thu gom : như vậy không được, cô còn phải đếm cả các lố hổng trên tấm nữa chứ, của cháu cũng ba tấm nhưng thêm với nhiều lỗ hơn , vậy thành tích của cháu phải hơn chứ. Cô thu gom bảo lỗ hổng là trống không, có gì đâu. Em bé cãi:Trống không sao còn gọi là “cái” lỗ hổng, lại còn đếm được? Nó cũng là “Có” đấy chứ!”.

    Thánh Gióng hay Thánh Trống hay Thánh Hùng cũng chỉ là một nghĩa là người cầm đầu. Chỉ cần nhìn một chữ Hùng
    như sử Việt viết trong từ Hùng Vương cũng đủ thấy rõ , bằng biểu ý của nó, là con chim Lạc trên Trống đồng. Ấy vậy mà chữ Hùng ấy về sau lại bị đổi bằng một chữ “ hùng ” khác đồng âm, chắc là có từ khi có “Tứ khố toàn thư” của nhà Mãn Thanh cách nay hơn ba trăm năm, chữ “hùng ” ấy nghĩa là con gấu, viết Hữu Hùng Quốc đã được đổi bằng chữ “hùng ” ấy thì theo nghĩa chữ là “nước có con gấu” , thật không thể hiểu nổi, chắc nước ấy ở Bắc Cực hay Xi Bê Ri ?
    Cũng như chữ Quốc
    vốn nguyên thủy của nó thì thấy được là Vuông (Vùng đất hay Mảnh đất) trong nó có qua đồng và mặt trời (thì nó chính là những hình trên Trống đồng Lạc Việt chứ còn gì nữa) , ấy vậy mà về sau bị đổi thành Vuông có Vương ở trong, lý giải là có vua thì mới có nhà nước, về sau thấy vô lý vì thời hiện đại làm gì còn vua, thế là thêm một chấm vào thành chữ Ngọc ở bên trong, lý giải chữ Quốc là “phạm vi có của báu bên trong gọi là Quốc”.

    Qua năm sau, Tân Tỵ (1401) bắt chước nhà Trần, Hồ Qúi Ly nhường ngôi cho con để lên làm Thái thượng hoàng. Trong 30 năm làm quan triều Trần và 7 năm xưng Hoàng đế và làm Thái thượng hoàng, Hồ Qúi Ly cải cách rất nhiều về quân sự, học hành thi cử, làm sách, tài chính và thuế, khuyến khích mở rộng chữ Nôm, đặc biệt phát hành tiền giấy thay tiền đồng. Đặc biệt nữa là xây thành Tây Đô ở Thanh Hóa sau gọi là thành nhà Hồ là một công trình bằng đá hoành tráng, những tảng đá vuông vắn nặng mười tấn được xếp cao đến mười mét không biết bằng phương tiện gì, mà công trình ấy hoàn thành chỉ trong vòng ba tháng. Di tích này đang được trình UNESCO xét duyệt công nhận di sản văn hóa thế giới. Triều nhà Hồ ngắn ngủi chỉ có 7 năm. Nhà Minh tấn công xâm lược, kháng chiến chỉ được 6 tháng thì cha con Hồ Qúi Ly bị bắt ở núi Cao Vọng huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh.Tông phái ở Thanh Hóa về sau biến mất không biết họ đi về đâu. Theo Minh sử ký sự, con cháu Hồ Qúi Ly bị đày sang Trung Quốc. Hồ Qúi Ly và Hồ Hán Thương phải đi thú ở Quảng Tây. Hồ Nguyên Trừng và cháu là Hồ Nhuế (con Hồ Hán Thương) được tha, nhờ Hồ Nguyên Trừng giỏi nghề chế tạo binh khí và có bí quyết riêng chế súng nên được vua nhà Minh trọng dụng. Từ trước Hồ Nguyên Trừng đã nghiên cứu chế tạo được nhiều loại súng có sức công phá mạnh gọi là súng thần cơ. Súng này có đầy đủ các bộ phận cơ bản của các loại súng thần công của thế giới có ở những thế kỷ về sau. Súng thần cơ có nhiều loại. Loại dùng cho bộ binh cỡ nhỏ bắn xa được 700 mét. Loại cỡ lớn gọi là thần cơ pháo, đặt trên xe kéo hoặc trên thành. Hồ Nhuế sau được bổ làm trưởng ty thuế tỉnh Quảng Tây. Hồ Nguyên trừng được vua Minh cho làm quan bộ Công sau cất nhắc lên chức tả thị lang bộ Binh. Từ đường họ Hồ ở Liêu Châu Quảng Tây, có Hồ Minh Đạo là cháu 11 đời của Hồ Qúi Ly, đậu tiến sĩ , làm bố chánh tỉnh Triết Giang. Cháu 7 đời của Hồ Minh Đạo là Hồ Hán Dân đậu cử nhân niên hiệu Quang Tự (1875 – 1908) đời Thanh Đức Tông, vào năm Tân Hợi (1911) làm phủ đạo nguyên soái, năm 1928 làm Lập pháp viên trưởng, là ủy viên trong chính phủ Trung Hoa dân quốc.

    Ngoài Hồ Nguyên Trừng, thời Minh còn một danh nhân người Việt Nam nữa đã đóng góp trí tuệ cho văn hóa Trung Hoa , đó là Nguyễn An, người thiết kế và chỉ huy thi công Tử Cấm thành của nhà Minh ở Bắc Kinh. Tôi đã đọc bài của một tác giả Trung Quốc đăng trên một tạp chí TQ cách nay vài năm mà tôi cũng quên rồi vì không lưu lại. Bài đó viết, thời quân Minh sang xâm lược Việt Nam, thấy một đứa bé trai khoảng 12 tuổi ở thành Thăng Long, tên là Nguyễn An, con nhà thường dân mà tướng mạo thông minh dĩnh ngộ, nên đã xin gia đình đó cho đem về bên Trung Quốc, nuôi cho ăn học trong cung vua. Nguyễn An học rất sáng dạ, vẽ và thiết kế rất sáng tạo. Nhưng vì ở trong cung lại không phải hoàng tộc nên đến tuổi thành niên vẫn phải bị biến thành hoạn quan theo tục lệ phong kiến thời đó. Nguyễn An trở thành một kiến trúc sư tài năng, tính dự toán rất nhanh và chuẩn xác. Ông được vua nhà Minh giao trọng trách thiết kế và chỉ đạo thi công công trình xây dựng Tử Cấm thành, cấu trúc hoành tráng còn đến bây giờ như ta thấy ngày nay ở Bắc Kinh. Bài viết đó kết luận, đáng lý ra người có công lao như kiến trúc sư Nguyễn An phải được đúc tượng thờ ở Trung Quốc. (Như binh sĩ nhà Minh về sau mỗi lần trước khi bắn thần công đều có tế Hồ Nguyên Trừng – theo Lê Qúi Đôn) .



      Hôm nay: 19/5/2024, 10:38 pm