Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận. Flags_1



    Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận. Empty Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận.

    Bài gửi by Admin 20/5/2011, 5:16 pm

    Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận.



    Lãn Miên .
    Nguồn: http://zh.wikipedia.org/wiki/說文解字

    Trong cuốn Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận, ở lời nói đầu ông viết có đoạn như sau. Ta hãy phân tích (phần viết trong ngoặc đơn) để thấy từ vựng Việt nhiều vô cùng, lặn sâu dưới số chữ nho ít hơn, mà về sau chữ nho ấy gọi là Hán tự.
    Hứa Thận viết:
    “Chu Lễ
    《周礼》” qui định trẻ con 8 tuổi vào sơ đẳng học quán để học tập, được thầy dạy môn đầu tiên là “lục thư”. Tên gọi của lục thư gồm:

    1.Thứ nhất gọi là “chỉ sự” tức chữ hình, nhìn kết cấu mà nhận ra nhưng cũng phải qua khảo sát mới biết được nghĩa mà chữ thể hiện, ví dụ chữ Thượng
    chữ Hạ
    là kiểu chỉ sự .

    (Trong Việt ngữ thì Trên=Lên=Lâng-Lâng=Nâng=Tâng =Tầng
    =Thăng =Thượng=Ngưỡng =Ngẩng=Ngược ; Xuống=Xuôi=Duỗi=Dưới=Giáng =Háng=Hạ . Hán ngữ phát âm chữ Thượng là “sang” và chữ Hạ
    là “xia”).

    2.Thứ hai gọi là “tượng hình” tức dùng cách vẽ miêu tả vật thể giống như tư thế của nó trong tự nhiên, ví dụ chữ Nhật
    chữ Nguyệt
    là kiểu tượng hình.

    (Trong Việt ngữ thì Blời=Trời=Giời=Chời=Chói=Rọi=Rực=Nhức=Nhật
    ; Trăng=Thăng=Tháng=Sáng=Soi=Ngoi=Ngời=Nguyệt . Hán ngữ phát âm chữ Nhật là “rư” và chữ Nguyệt
    là “duê”)

    3.Thứ ba gọi là “hình thanh” tức theo cách gọi và tính chất của sự vật mà chọn phù hiệu nghĩa và phù hiệu thanh tương ứng ghép lại thành một chữ, ví dụ chữ Giang
    chữ Hà
    là kiểu hình thanh .

    (Chữ Giang
    thì phần hình là hình nước của chữ Thủy ,phần thanh là mượn âm tương đương của chữ Công . Vậy chữ này phải đọc chính âm nguyên thủy của nó là Sông, vì trong Việt ngữ thì Krông=Sông=Ống=Cống=Dòng=Giang . Vậy mà Hán ngữ lại đọc chữ Giang ấy là “cheng” và chẳng có từ nào gốc ch… hay gốc…eng cùng mang khái niệm dòng nước với “cheng” cả. Chữ Hà thì phần hình là hình nước của chữ Thủy , phần thanh là mượn âm tương đương của chữ Khả . Mà trong Việt ngữ thì Sông=Suối=Khuổi=Khe=Khê =Khả=Hà =Hói=Ngòi=Xói=Moi=Mương=Máng, đều là khái niệm dòng nước. Nhưng chữ Hà
    ấy Hán ngữ đọc là “hứa” và chẳng có từ nào gốc h… hay gốc …ứa chung mang khái niệm dòng nước với “hứa” cả)

    4.Thứ tư gọi là “hội ý” tức chọn hai chữ (đồng âm) có liên quan sự lý cấu thành một chữ phối hợp ý nghĩa để dẫn ra được nghĩa của chữ mới, ví dụ chữ Vũ
    chữ Tín
    là kiểu “hội ý”.

    (Chữ Vũ
    phân tích trong Việt ngữ thì nguyên thủy của nó là chữ Múa, là một thế võ mà người thực hiện phải Dựa vào cái khí cụ là cái Rựa để làm, Dựa=Rựa=Múa. Chữ Rìu=Rựa=Khua=Khoe=Khoa =Qua chính là cái Qua đồng đang được lấy làm khí cụ biểu diễn, Hán ngữ phát âm chữ Qua này là “Cưa”. Chữ Dựa=Dừng, con người ta phải dựa vào cái đang dừng chứ không thể dựa (lưng) vào cái đang chuyển động. Dựa=Dừng=Đừng=Đình =Chĩnh=Tĩnh =Tưng-Hửng=Chựng=Chỉ (Chĩnh Chọe=Tĩnh Tọa), Hán ngữ phát âm chữ Chỉ này là “trử”. Hai chữ Dựa và Rựa “hội ý” thành chữ Múa. Người múa biểu diễn khí cụ Rìu ấy phải là người chủ xới, nên Múa=Khua=Chúa=Chủ =Vũ=Võ , Hán ngữ phát âm chữ Võ này là “Vủ”. ( Nếu theo phát âm của Hán ngữ thì hãy cứ so sánh chữ “cưa ”, chữ “trử ”, chữ “vủ ” xem chúng có dính líu logic gì với nhau không?) Từ Múa có trước, từ Võ có sau, nên người Việt mới nói là Múa Võ chứ không ai nói là võ múa. Chữ nho Võ ấy chính là chữ của người Việt. Nội một chữ Võ được tạo ra bằng kiểu “hội ý” của chữ Dựa và chữ Rựa ấy đã cho thấy rằng thời tiền sử, người Việt đã mang Rìu
    đi mở mang nông nghiệp đến khắp Trường Giang và Hoàng Hà, một vùng rộng liền khoảnh ở 18 tỉnh của TrungQuốc ngày nay, mà điển hình nhất là sự mở mang của nước Sở.

    Chữ Tín phân tích trong Việt ngữ thì nguyên thủy của nó là chữ Tôi, do “hội ý” của hai chữ đồng âm là chữ Người
    , Hán ngữ phát âm là “rấn”, và chữ Lời , Hán ngữ phát âm là “yán”. Người=Lời=Tôi, dẫn ra nghĩa là Tôi=Tin=Tín , Hán ngữ phát âm là “xin”. Đã tin thì chỉ có tin người và tin lời, và tin thì chỉ có tin tôi là nhất chứ chẳng lẽ tôi lại tin người khác hơn là tin tôi. (So sánh ba âm Hán “rấn”, “yán ” và “xin
    ” xem có logic không?).)

    5.Thứ năm gọi là “chuyển chú” tức lập một chữ làm đầu coi như gốc rồi sáng chế chữ loại thuộc có ý nghĩa tương đồng với chữ gốc, ví dụ chữ Khảo
    chữ Lão
    là kiểu “chuyển chú”.

    (Trong Việt ngữ thì động tác xới đất để tìm kiếm là Cuốc=Cào=Khảo
    , nên chữ Khảo có chữ gốc là bộ Thổ . Chữ Lão cũng có chữ gốc là bộ Thổ , Tra=Già=Dão=Lão =Lâu=Luôn=Lưu =Cửu =Cựu =Cũ=Cụ=Kỵ=Kỳ
    ).

    6.Thứ sáu gọi là “giả tá” tức không tạo chữ cho vật hay việc cần diễn đạt mà mượn luôn chữ nào đó có sẵn đồng âm để đại diện cho nó, ví dụ chữ Lệnh
    chữ Trưởng
    là kiểu “giả tá”.

    (Chữ Lệnh
    là mượn âm chữ Làm của Việt ngữ, Làm=Lệnh=Lịnh (Làm ông, làm bà còn gọi là Lệnh Ông, Lệnh Bà, “làm cho nó sướng” tức “lệnh cho nó phải sướng”), Hán ngữ phát âm chữ Lệnh là “ling”. Chữ Trưởng nghĩa là lớn , mượn chữ Trường nghĩa là dài, đồng âm. Trong Việt ngữ thì Nậy=Đẫy=Lẩy=Lớn=Nhớn=Tợn=Tướng =Trưởng ; Dài=Doãng=Loãng=Luồng=Truông=Trường
    ).

    Tóm lại là Hứa Thận soạn sách Thuyết Văn Giải Tự là để giúp cho người Hán đọc đúng âm chữ nho của người Việt như người Việt đọc. Chẳng thế mà trong sách đó có chữ Phiệt
    ( sau dùng trong từ ghép Chinh Phạt ) gồm “hội ý” bằng chữ Nhân và chữ Qua mà lại đọc là Phiệt , vậy chữ “Nhân” thành phần đó phải đọc là “Người Việt” thì chữ ấy mới đọc thành Phiệt được. Cũng trong sách đó Hứa Thận giải thích cách đọc chữ Việt là: Vương Phiệt =(thiết)=Việt, nghĩa là ông Vua là Người cầm Qua đi chinh Phạt , đó chính là tộc Việt thời tiền sử. Hán ngữ phát âm chữ Việt là “duê”, còn nếu theo phát âm của Hán mà đọc chữ Việt theo qui tắc Hứa Thận hướng dẫn thì thành là “váng ” “fá ”=(thiết)= “vá”. Cả hai âm “duê” và “vá” đều trật lấc với chữ Việt
    . Vậy chữ nho chỉ có thể là do người Việt làm ra đầu tiên.

    Vậy mà sách “ Việt Nam minh sử” (NXB Lao Động, xuất bản quí 4 năm 2003) viết: “Cuộc tiếp xúc đầu tiên với nền văn minh miền nam Trung Hoa…đó là làn sóng đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa ào ạt tiến vào nước ta. Trong số dân tị nạn này có những người biết chữ Nho. Họ dạy chữ ấy…sau này gọi là từ Hán Việt”. Sách “Văn minh Việt Nam” (NXB Hội nhà văn và Công ty văn hóa Phương Nam xuất bản quí 2 năm 2005) viết: “…ở nước Việt Nam thời kỳ đá mới cũng kéo dài đến một thời kỳ muộn, và chính ảnh hưởng khai hóa của Ấn Độ và Trung Hoa đã tác động đến các cư dân vừa mới ra khỏi đồ đá và mới bắt đầu sử dụng đồ đồng…Người Việt Nam hiện nay chẳng qua chỉ là người Mường đã Hán hóa và chắc là lai giống nhiều”. Chán wá !



      Hôm nay: 27/4/2024, 11:35 pm